Phƣơng tiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các mức bổ sung lá dâm bụt (hibiscus rosa sinensis) lên quá trình sinh khí mêtan (ch4) bằng phương pháp in vitro (Trang 38)

3.2.1 Dụng cụ dùng để lấy dịch dạ cỏ

- Bình giữ nhiệt:dùng để giữ ấm, khi lấy dịch dạ cỏ của bò xong sẽ đƣợc trữ trong bình giữ nhiệtđể giữ cho nhiệt độ của dịch dạ cỏ không bị thay đổi nhiều khi chuyển về phòng thí nghiệm.

- Bơm tiêm 50 ml/cc dùng để hút dịch ra khỏi dạ cỏ thông qua ống nhựa dẻo đƣợc đặt trong ống uPVC.

- Ống uPVC:đƣờng kính 18 mm. - Ống nhựa dẻo: đƣờng kính 6 mm.

3.2.2 Thiết bị dùng để thí nghiệm

- Keo ủ tối màu: dùng để ủ thực liệu trong 24 giờ.

-Bình đo thể tích khí: dùng để đo thể tích khí sinh ra khi ủ thực liệu. - Bồn ủ: đƣợc điều chỉnh nhiệt độ ổn định 38oC.

- Khung inox: dùng để cố định keo ủ. - Máy Mettler toledo để đo pH

- Máy đo nồng độ CH4 Triple Plus + IR.

- Một số dụng cụ khác trong phòng thí nghiệm: ống đong, bình tia, quặng thủy tinh,…

3.3 Phƣơng pháp tiến hành thí nghiệm

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hƣởng của các mức bổ sung lá dâm bụt với khẩu phần cơ bản cỏ voi lên khả năng sinh khí và các tỷ lệ tiêu hóa bằng phƣơng pháp in vitro với dịch dạ cỏ bò.

Trang 28

3.3.1 Mục tiêu thí nghiệm

Bằng phƣơng pháp in vitro đánh giá tỷ lệ tiêu hóa và lƣợng khí sinh ra của các khẩu phần thí nghiệm.

3.3.2 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm đƣợc bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 5 lần lặp lại tổng đơn vị thí nghiệm là 5×5 =25.

Bảng 3.1: Thành phần phần trăm thực liệu thí nghiệm

Thực liệu Nghiệm thức (%)

Đối chứng Dâm bụt 5% Dâm bụt 10% Dâm bụt 15% Dâm bụt 20%

Dâm bụt 0,0 5,0 10,0 15,0 20,0

TĂHH 20,0 15,0 10,0 5,0 0,0

Cỏ voi 80,0 80,0 80,0 80,0 80,0

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Ghi chú: TĂHH là thức ăn hỗn hợp bổ sung trong khẩu phần.

+ Nghiệm thức 1 (NT1): 0% Dâm bụt + 20% TĂHH + 80% cỏ Voi.

+ Nghiệm thức 2 (NT2): 5% Dâm bụt + 15% TĂHH + 80% cỏ Voi.

+ Nghiệm thức 3 (NT3): 10% Dâm bụt + 10% TĂHH + 80% cỏ Voi.

+ Nghiệm thức 4 (NT4): 15% Dâm bụt + 5% TĂHH + 80% cỏ Voi.

+ Nghiệm thức 4 (NT4): 20% Dâm bụt + 0% TĂHH + 80% cỏ Voi.

Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí nghiệm NT Lặp lại ĐC 5% DB 10% DB 15% DB 20% DB 1 - - - - - 2 - - - - - 3 - - - - - 4 - - - - - 5 - - - - - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú: NT: nghiệm thức, ĐC: đối chứng, DB: dâm bụt.

3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi

- Thành phần dƣỡng chất thức ăn trong các thí nghiệm đƣợc phân tích theo tiêu chuẩn AOAC (1990).

Trang 29

- pH dung dịch trƣớc và sau khi ủ thực liệu.

- Tổng lƣợng khí sinh ra (ml) ở các mốc thời gian: 0 giờ, 3 giờ, 6 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 24 giờ.

- Nồng độ % CH4 thời điểm 24 giờ và tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô DMD.

3.3.4 Tiến hành thí nghiệm

3.3.4.1 Định lượng tanin trong lá dâm bụt

Nguyên lý: Tanin là hợp chất khử khi bị oxi hóa bởi Kalipermanganat trong môi trƣờng axit với chất chỉ thị Indigocarminsex tạo thành khí cacbonic và nƣớc đồng thời làm mất màu xanh của Indigocarmin theo phản ứng sau:

(CHO)n + KMnO4 → CO2 + H2O

3.3.4.2 Thí nghiệm in vitro

Bước 1: Cân mẫu thức ăn cho vào keo ủ tối màu, cẩn thận tránh làm vƣơng vảy mẫu.

Bước 2: Pha dung dịch đệm. Dung dịch đệm đƣợc sử dụng trong thí nghiệm theo mô tả của Tilley and Terry (1963).

Dung dịch đệm sau khi pha xong đƣợc sục khí CO2 cho đến khi chuyển sang trong suốt. Sau khi sục khí xong, để thùng chứa dung dịch vào bồn ủ khoảng 15 phút, nhiệt độ trong bồn đƣợc giữ ổn định ở 38oC trƣớc khi sử dụng để tạo nhiệt độ thích hợp cho VSV trong dạ cỏ.

Bảng 3.3: Lƣợng cân các hóa chất trong 1 lít dung dịch đệm

Bước 3: Lấy dịch dạ cỏ. Dịch dạ cỏ đƣợc lấy thông qua lỗ dò của bò, dịch dạ cỏ đã lấy đƣợc đựng trong bình giữ nhiệt để giữ ấm và chuyển ngay về phòng thí nghiệm. Tại đây dịch dạ cỏ đƣợc lọc qua 4 lớp vải muslin vào bình thủy tinh tối màu, sau đó đem đi sục khí CO2 rồi đậy kín tạo môi trƣờng yếm

STT Hóa chất Lƣợng cân (g/lít) 1 NaHCO3 9.80 2 KCl 0.57 3 CaCl2 0.04 4 Na2HPO4.12H2O 9.30 5 NaCl 0.47 6 MgSO4.7H2O 0.12 7 Cystein 0.25

Trang 30

khí và ủ ấm ở nhiệt độ 38oC trƣớc khi dùng để thực hiện thí nghiệm. Dựa vào số lƣợng đơn vị thí nghiệm và lƣợng thực liệu khi đem ủ là bao nhiêu từ đó ta tính đƣợc lƣợng dạ cỏ cần dùng trong thí nghiệm. Đối với 1gDM thì cần 20 ml dịch dạ cỏ.

Bước 4: Trộn dịch dạ cỏ đã lấy vào dung dịch đệm, trƣớc khi cho hỗn hợp dịch dạ cỏ và dung dịch đệm vào keo ủ chúng ta cần khuấy đều để cho lƣợng VSV phân bố đều. Dùng ống đong, đong 400 ml hỗn hợp dịch dạ cỏ và dung dịch đệm cho vào keo ủ đã có sẵn 4gDM mẫu đã cân, tránh để mẫu dính trên thành keo ủ, đậy kín nắp keo ủ, dùng đất sét làm kín xung quanh kẽ hở giữa nắp keo và miệng keo ngăn không cho không khí đi vào cũng nhƣ khí thoát ra ngoài ảnh hƣởng đến kết quả thí nghiệm.

Dùng ống nhựa loại 2.5 x 4 mm, chiều dài 1m nối keo ủ mẫu với bình đo thể tích khí sinh ra thông qua 2 ru ngoài của ống đƣợc vặn kính hoàn toàn vào 2 nắp của keo ủ và keo đo khí.

Dùng bơm tiêm 50 ml/cc lấy không khí ra khỏi hệ thống thông qua van 3 ngã đƣợc nối vào ống nhựa sao cho mực nƣớc trong bình tia khi đó dâng lên ở mức 100 ml, ngƣng lấy không khí, khóa van ngăn không cho không khí đi vào và đảm bảo khí lƣu thông đƣợc giữa keo ủ và bình đo thể tích khí. Sắp xếp tất cả các keo ủ mẫu vào khung inox cho vào bồn ủ, nhiệt độ ủ đƣợc điều chỉnh ở 38ºC, tiến hành ủ và theo dõi lƣợng khí sinh ra tƣơng ứng với mực nƣớc hạ xuống trong bình đo thể tích khí sau mỗi 3 giờ trong 24 giờ.

pH đƣợc đo bằng pH điện tử: dịch dạ cỏ sau khi lấy cho vào bình giữ nhiệt, sau đó mang về phòng thí nghiệm lọc qua giấy lọc muslin 4 lớp và đo pH ngay.

Bước 5: Tính tỷ lệ tiêu hóa. Mẫu sau khi ủ 24 giờ đem đi lọc bằng túi vải đã đƣợc sấy ở 650C và xác định trọng lƣợng. Mẫu sau khi lọc mang đi sấy ở 1050C cho đến trọng lƣợng không đổi.

Dƣỡng chất trƣớc khi ủ - Dƣỡng chất sau khi ủ Dƣỡng chất trƣớc khi ủ

× 100% TLTH (%) =

Trang 31

Hình 3.1 Keo ủ và bình đo thể tích Hình 3.2 Lọc dịch dạ cỏ

Hình 3.3 Đo pH Hình3.4 Ủ thực liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang 32

3.4 Phƣơng pháp xử lý thống kê

Số liệu thô đƣợc nhập vào bảng tính Microsoft Excel 2010. Sau đó đƣợc xử lý thống kê bằng phƣơng pháp phân tích phƣơng sai (ANOVA) theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) trên phần mềm Minitab 16. Khi có sự khác biệt giữa các nghiệm thức sẽ dùng phép thử Tukey để tìm sự khác biệt từng cặp nghiệm thức.

Trang 33

Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thành phần hóa học của thức ăn trong thí nghiệm

Bảng 4.1: Thành phần hóa học thức ăn trong thí nghiệm (%DM)

STT Thực liệu DM OM NDF Ash CP Tanin 1 Cỏ voi 18,1 90,3 54 9,70 9,75 -

2 TĂHH 78,1 - - - 15 -

3 Dâm bụt 18,8 87,7 27,8 12,3 16,4 9,02

Ghi chú: TĂHH là thức ăn hỗn hợp bổ sung trong khẩu phần.

Qua bảng 4.1 cho thấy, cỏ voi có phần trăm DM và phần trăm CP là 18,1% và 9,75% thấp hơn so với kết quả của Trƣơng Văn Hiểu (2014) có DM và CP là 18,4% và 10,2% và cũng thấp hơn kết quả của Gohl (1998) có DM và CP là 19,5% và 9,7%. Phần trăm OM của cỏ voi là 90,3% thấp hơn kết quả của Trƣơng Văn Hiểu (2014) có OM là 90,4%. Phần trăm NDF và Ash của thí nghiệm là 54% và 9,75% cao hơn kết quả của Trƣơng Văn Hiểu (2014) có phần trăm NDF và Ash là 53,3% và 9,63%.

Thức ăn hỗn hợp dùng trong thí nghiệm là thức ăn Hi-pro dạng viên dùng cho bò thịt của công ty Tidaphaco, thành phần hóa học nhƣ nguồn của nhà sản xuất.

Lá dâm bụt phân tích đƣợc có phần trăm tanin là 9,02% cao hơn so với kết quả của Ayeni và Yahaya (2010) có phần trăm tanin là 8,40%.

Phần trăm DM của lá dâm bụt là 18,8% cao hơn kết quả của Viện nghiên cứu quốc gia (1995) có DM là 18,5%. Phần trăm CP lá dâm bụt là 16,4% thấp hơn so với kết quả Viện Chăn nuôi quốc gia có phần trăn CP là 18,37% và cũng thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Xuân Bả (2006) có phần trăm DM và CP là 20,9% và 18,7%. Phần trăm NDF và Ash của lá dâm bụt là 27,8% và 12,3% cao hơn so với kết quả của Nguyễn Xuân Bả (2006) có phần trăm NDF và Ash là 22,5% và 12,0%.

Qua bảng thành phần hóa học thức ăn trong thí nghiệm cho thấy, kết quả có sự chênh lệch so với các kết quả nghiên cứu trƣớc đó, nhƣng sự chênh lệch này là không quá lớn đó có thể là do tuổi, giống cây trồng, mùa vụ và đặc điểm đất trồng của thức ăn làm thí nghiệm khác nhau.

Trang 34

4.2 Thí nghiệm in vitro

Bảng 4.2:Ảnh hƣởng của lá dâm bụt lên sự sinh khí (ml/gDM)

NT ĐC BD 5% DB 10% DB 15% DB 20% P SEM 24 giờ 107,00a 106,60a 106,80a 83,00b 79,00b 0,01 1,256

Các chữ cái a, b, c khác nhau trên cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). NT: Nghiệm thức, ĐC: đối chứng, DB: dâm bụt

Hình 4.1 Biểu đồ biểu thị lƣợng khí sinh ra thời điểm 24 giờ

Qua bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy, khi bổ sung các mức độ lá dâm bụt khác nhau vào khẩu phần thì tổng lƣợng khí sinh ra chỉ khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nghiệm thức dâm bụt 15% và 20%. Kết quả này phù hợp với kết quả của Trần Thị Thúy (2012) khi bổ sung bánh dầu bông vải chứa tanin vào khẩu phần làm giảm lƣợng khí mêtan sinh ra và cũng phù hợp với kết quả của Getachew (2008) và Carulla (2005) khi bổ sung tanin vào khẩu phần làm giảm khí mêtan sinh ra. Kết quả thí nghiệm cũng phù hợp với nhận định của Hồ Quảng Đồ (2014) khi bổ sung các mức tanin từ 4–8% thì làm giảm lƣợng khí mêtan sinh ra.

Trang 35

Ở mức độ bổ sung lá dâm bụt 5–10% vào khẩu phần thì thể tích khí đo đƣợc ở thời điểm 24 giờ không khác biệt. Do tƣơng tác giữa tỉ lệ đạm và mức độ tanin từ 0-2% thì tổng lƣợng khí sinh ra không khác biệt nhiều, bắt đầu từ mức tanin từ 4-8% thì sự khác biệt bắt đầu có ý nghĩa (Peter J. Van Soest, 1983 và Carulla, 2005). Nhƣng khi tăng mức độ lá dâm bụt lên 15- 20% thì lƣợng khí bắt đầu giảm rõ rệt sau 24 giờ ủ so với các nghiệm thức trong thí nghiệm.

Bổ sung 15-20% lá dâm bụt vào khẩu phần cho kết quả sinh khí thấp nhất có thể ứng dụng vào thực tiễn chăn nuôi gia súc nhai lại đặc biệt là dê và cừu, góp phần làm giảm lƣợng khí sinh ra từ sự lên men dạ cỏ gia súc nhai lại.

Bảng 4.3: Ảnh hƣởng của lá dâm bụt lên pH và tỷ lệ tiêu hóa (%)

Nghiệm thức pH trƣớc khi ủ pH sau khi ủ DMD 24h

ĐC 7,76 7,67 67,84a DB 5% 7,50 7,63 66,85a DB 10% 7,67 7,76 67,22a DB 15% 7,74 7,64 59,40b DB 20% 7,61 7,68 57,49c P 0,859 0,986 0,000 SEM 0,182 0,142 0,338

Các chữ cái a, b, c khác nhau trên cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) ĐC: đối chứng, DB: dâm bụt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang 36

Hình 4,2 Biểu đồ biểu thị ảnh hƣởng của lá dâm bụt lên pH và tỷ lệ tiêu hóa Qua bảng 4.3 và hình 4.2 cho thấy, khi bổ sung các mức độ lá dâm bụt khác nhau 0%, 5%, 10%, 15% và 20% vào khẩu phần thì pH khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), dao động từ 7,6–7,7. Với giá trị pH này nhận thấy phù hợp đảm bảo điều kiện cho vi sinh vật trong dạ cỏ phát triển và hoạt động bình thƣờng. Kết quả này phù hợp với nhận định của Trần Thị Thúy (2012), Peter J. Van Soest (1983) và Carulla (2005) khi bổ sung tanin vào khẩu phần thì pH không khác biệt giữa các nghiệm thức.

Qua bảng 4.3 và hình 4.2 cho thấy, khi tăng mức độ bổ sung lá dâm bụt thì tiêu hóa DM có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05), ở mức độ dâm bụt từ 0-10% thì sự thay đổi không ý nghĩa, nhƣng khi tăng mức độ bổ sung lá dâm bụt lên 15-20% thì sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Khi bổ sung lá dâm bụt từ 15-20% làm giảm tỷ lệ tiêu hóa là do tăng mức độ tanin làm giảm lƣợng protein hòa tan ở dạ cỏ, giảm hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ nên làm giảm khả năng sinh khí mêtan (Võ Phƣơng Ghil, 2011; Trần Thị Thúy, 2012), đồng thời thức ăn trong dạ cỏ thoát khỏi sự tiêu hóa vi sinh vật trong dạ cỏ sẽ đi đến tiêu hóa ở ruột non. Khi thức ăn đến ruột non xảy ra quá trình tiêu hóa hóa học thì khi đó CH4 sinh ra thấp hơn ở dạ cỏ.

Trang 37

Chính vì tiêu hóa ở ruột non nên làm giảm khả năng sinh khí mêtan (Trần Thị Thúy, 2012).

Tỷ lệ tiêu hóa in vitro có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá khả năng tiêu hóa của con vật bằng phƣơng pháp in vivo, do kỹ thuật in vitro có khả năng dự đoán tỷ lệ tiêu hóa in vivo (Tilley and Terry). Kết quả thí nghiệm là tiền đề vững chắc để tiến hành thí nghiệm nuôi dƣỡng trên gia súc nhai lại.

Bảng 4.4: Ảnh hƣởng của các mức bổ sung lá dâm bụt đến hàm lƣợng khí mêtan thời điểm 24 giờ. Nghiệm thức %CH4 ml CH4/gDM ml CH4/gDMD ĐC 18,18a 4,86a 3,30a DB 5% 18,18a 4,84a 3,23a DB 10% 18,13a 4,84a 3,25a DB 15% 16,86b 3,50b 2,08b DB 20% 15,99c 3,16c 1,81c P 0,001 0,001 0,001 SEM 0,082 0,059 0,035

Các chữ cái a, b, c khác nhau trên cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

ĐC: đối chứng, DB: dâm bụt

Trang 38

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện ảnh hƣởng của lá dâm bụt lên sự sinh khí CH4 Qua bảng 4.4 và hình 4.5 cho thấy, khi bổ sung lá dâm bụt ở các mức độ 0%, 5%, 10%, 15% và 20% vào khẩu phần thì nồng độ phần trăm CH4 giảm khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05), ml CH4/gDM giảm khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05) và ml CH4/gDMD cũng giảm khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05). Khi tăng dần mức độ bổ sung lá dâm bụt thì lƣợng khí CH4 có xu hƣớng giảm dần sau 24 giờ ủ. Ở các mức độ lá dâm bụt từ 0-10% cho thấy nồng độ %CH4, ml CH4/gDM và ml CH4/gDMD không có sự khác biệt nhiều, nhƣng khi tăng mức độ lá dâm bụt lên 15-20% thì sự khác biệt bắt đầu có ý nghĩa, nhân tố đạm bắt đầu bị ảnh hƣởng và điều này ảnh hƣởng đến nồng độ CH4.

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trƣơng Văn Hiểu (2014) khi bổ sung 20% ngọn lá khoai mì trong khẩu phần cơ bản cỏ voi nuôi bò đã làm giảm phát thải khí mêtan trên bò. Kết quả này phù hợp với kết quả của Getachew et al., (2008) và cũng phù hợp với nghiên cứu của Carulla (2005) khi bổ sung tanin vào khẩu phần sẽ làm giảm khí mêtan sinh ra. Kết quả thí nghiệm cũng phù hợp với nhận định của Hồ Quảng Đồ (2014) khi nghiên cứu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các mức bổ sung lá dâm bụt (hibiscus rosa sinensis) lên quá trình sinh khí mêtan (ch4) bằng phương pháp in vitro (Trang 38)