Phân tích tình hình dư nợ cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương Khánh Hòa (Trang 63 - 67)

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung dài hạn đều phụ thuộc vào mức cho vay của ngân hàng. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, dư nợ cho vay là khoản buộc ngân hàng cần phải thu về.

Bảng 2.6: Dư nợ theo các thành phần kinh tế, ngành kinh tế và theo thể loại cho vay qua 3 năm 2006, 2007 và năm 2008.

ĐVT: Triệu đồng

Cuối năm 2005 Cuối năm 2006 Cuối năm 2007 Cuối năm 2008 CÁC CHỈ TIÊU Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Phân theo thành phần kinh tế

- NN 128.479 12,78% 82.844 7,18% 91.340 5,65% 70.726 3,97% - DNTN 180.528 17,95% 138.691 12,01% 239.932 14,85% 402.632 22,60% - Tư nhân, cá thể 120.544 11,99% 651.039 56,40% 836.438 51,78% 466.033 26,16% - Hỗn hợp 575.930 57,28% 281.838 24,41% 447.712 27,71% 841.780 47,26% Tổng 1.005.481 100% 1.154.412 100% 1.615.422 100% 1.781.170 100% Phân theo ngành kinh tế

-Nông, lâm, ngư nghiệp 36.297 3,61% 37.944 3,29% 44.560 2,76% 58.161 3,27% - CN 91.917 9,14% 259.828 22,51% 441.074 27,30% 498.584 27,99% - XD 11.427 1,14% 33.923 2,94% 19.725 1,22% 59.133 3,32% - Giáo dục, Y tế 10.580 1,05% 13.632 1,18% 9.981 0,62% 13.234 0,74% - Thương nghiệp, kd, dv. 803.526 79,91% 756.976 65,57% 952.174 58,94% 1.006.887 56,53% - Ngành khác 51.734 5,15% 52.109 4,51% 147.907 9,16% 145.171 8,15% Tổng 1.005.481 100% 1.154.412 100% 1.615.422 100% 1.781.170 100% Phân theo thể loại cho vay

NH 827.620 82,31% 996.851 86,35% 1.239.670 76,74% 1.334.338 74,91% TH 41.852 4,16% 36.446 3,16% 57.601 3,57% 51.784 2,91% DH 136.009 13,53% 121.115 10,49% 318.151 19,69% 395.048 22,18%

Tổng 1.005.481 100% 1.154.412 100% 1.615.422 100% 1.781.170 100% Phân theo loại tiền cho vay

VNĐ 829.120 82,46% 990.804 85,83% 1.424.139 88,16% 1.672.083 93,88%

(quy đổi VNĐ)

Tổng 1.005.481 100% 1.154.412 100% 1.615.422 100% 1.781.170 100% a). Dư nợ theo thành phần kinh tế

Ngân hàng mở rộng tín dụng đến với mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn lấy an toàn, hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng làm mục tiêu hoạt động. Nên ngân hàng cũng đã tập trung nguồn lực của mình để đầu tư vào công tác tín dụng. Một khi ngân hàng thắt chặt tín dụng ở thành phần kinh tế nào thì dư nợ cho vay thành phần kinh tế đó sẽ giảm xuống. Ngược lại nếu nới lỏng tín dụng ở thành phần kinh tế nào thì dư nợ của thành phần kinh tế đó sẽ tăng.

- Thành phần kinh tế tư nhân, cá thể trong 2 năm 2006 và 2007 dư nợ cho vay cuối năm luôn tăng cao hơn đầu năm. Cụ thể: năm 2005 là 120.544 triệu đồng; năm 2006 là 651.039 triệu đồng và năm 2007 là 836.438; thể hiện một chính sách tín dụng nới lỏng ở tại thành phần nay. Ngân hàng tạo điều kiện cho vay đối với các cá thể, hộ gia đình để tiêu dùng, sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, tăng doanh số cho vay của ngành lên đồng nghĩa là cũng làm tăng dư nợ cuối năm lên. Đến năm 2008, hoạt động tín dụng được quản lý chặc chẽ, bên cạnh xúc tiến cho vay ngân hàng cũng bám sát các khoản thu nợ gốc và lãi, nên dư nợ cuối năm 2008 giảm mạnh xuống còn 466.033 triệu đồng.

- Tín dụng được thắt chặt hơn trong thành phần kinh tế nhà nước và nới lỏng hơn trong thành phần kinh tế daonh nghiêp tư nhân. Một phần vì mục đích vay của từng thành phần kinh tế mà ngân hàng sét duyệt cho vay và một phần là khoảng thu nợ mà ngân hàng thu được. Dư nợ của thành phần kinh tế nhà nước giảm nhẹ qua các năm cũng có thể giải thích là do thành phần kinh tế này kinh doanh đạt kết quả tốt, trả nợ cao, nhu cầu vốn thấp. Ngược lại doanh nghiệp tư nhân lại có nhu cầu vốn vay cao để mở rộng sản xuất kinh doanh trong thời hạn trung và dài hạn nên làm số dư nợ tăng lên khá cao ở thành phần này.

Chiếm tỷ trọng cao còn lại trong dư nợ cho vay là thành phần kinh tế gồm các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Với mức dư nợ lớn tuyệt đối, thành phần kinh tế này luôn được ngân hàng chú trọng quan tâm, thắt chặt thu nợ

vào năm 2006 làm cho dư nợ cuối năm 2006 chỉ còn một nửa năm 2005. Đến năm 2007 và năm 2008 thành phần này lại có khoảng vay cực lớn nên dẫn đến dư nợ tăng khá cao chiếm đến 27,71% vào năm 2007 và 47,26% trong năm 2008 trên tổng dư nợ cho vay. Thể hiện thành phần kinh tế này đang được ngân hàng kỳ vọng lớn, cho vay nhiều và thu nợ cũng tương đương nên thành phần kinh tế này đã đem lại khoản thu nhập không nhỏ cho ngân hàng.

b). Dư nợ theo ngành kinh tế

- Ngành thương nghiệp, kinh doanh và dịch vụ luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ cho vay. Cụ thể năm 2005 đến 79,91%; ngân hàng đã thắt chặt tín dụng nên đến 2 năm tiếp theo 2006 và 2007 dư nợ cho vay giảm còn 65,57% và 58,94%; cuối năm 2008 tỷ lệ này là 56,53% tổng dư nợ cho vay. Thể hiện là ngành đi đầu trong hoạt động tín dụng, ngân hàng rất chú trọng khi cho vay ngành này.

- Ngành công nghiệp cũng chiếm tỷ lệ khá cao và tiếp theo đó là các ngành nông lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng, giáo dục và y tế. Tất đều có dư nợ cho vay cuối năm này cao hơn cuối năm trước với tỷ lệ trong tổng dư nợ cho vay cuối năm dường như chỉ là thay đổi nhẹ. Ngân hàng luôn có kế hoạch kinh doanh trong các năm tiếp theo, vì vậy mà các tỷ lệ này không thoát khỏi một tỷ lệ nhất định cho phép của nó.

- Bên cạnh đó ta thấy ở tất cả các ngành kinh tế dư nợ qua các năm đều tăng cho thấy nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất và thay đổi trang thiết bị của các doanh nghiệp này ngày càng tăng, việc sử dụng vốn vay có hiệu quả đảm bảo được khả năng trả nợ và lãi cho ngân hàng nên ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay và duy trì mức dư nợ tương đối ở tất cả các ngành.

c). Dư nợ theo thể loại cho vay và theo loại tiền cho vay

Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ hằng năm, hơn 75% tổng dư nợ, điều này cũng là tất yếu bởi doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm cũng chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh số cho vay. Dư nợ ngắn hạn tăng đều qua các năm, nhất là trong năm 2007 đến 1.239.670 triệu đồng và đến năm 2008 là

1.334.338 triệu đồng. Trong đó thì dư nợ theo loại tiền VNĐ vẫn là chủ yếu so với ngoại tệ.

Dư nợ dài hạn là khoảng tín dụng cần được chú ý nhất, vì mang tính chất dài hạn trải dài qua nhiều năm nên đi kèm là rủi ro cao trong việc trả nợ. Nhưng khoản cho vay này lại mang đến cho ngân hàng khoản thu nhập đáng kể vì có lãi suất cao nhất trong các thời hạn cho vay. Việc tỷ trọng khoản dư nợ này tăng dần qua các năm đã thể hiện ngân hàng chú trọng đến khoản vay này như thế nào. Nếu năm 2006, dư nợ dài hạn chỉ có loại tiền VNĐ thì 2 năm tiếp theo có cả VNĐ lẫn USD, lượng ngoại tệ này chiếm tỷ trọng 16,50% ở năm 2007 và 22,35% trong năm 2008 tổng dư nợ dài hạn. Một bước ngoặc khi ngân hàng bắt đầu chú ý và cho vay ngoại tệ dài hạn, đáp ứng nhu cầu khách hàng sản xuất kinh doanh tại thị trường Nha Trang – Khánh hòa.

Dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng rất ít, dưới 4% mỗi năm trên tổng dư nợ, điều này cũng tương ứng với doanh số cho vay và thu nợ. Đây là mảng mà ngân hàng cần chú ý hơn nữa, vì trung hạn là thời hạn nằm giữa ngắn hạn và dài hạn, nó mang đầy đủ tín ưu việc của cả ngắn hạn và dài hạn nhưng chưa được ngân hàng mở rộng khai thác, hướng dẫn cho khách hàng. Ngược lại 2 khoản tín dụng trên, dư nợ trung hạn chỉ có VNĐ mà thôi, nghĩa là ngân hàng đã bỏ qua hẳn sản phẩm cho vay ngoại tệ trung hạn. Đây là điều mà ngân hàng cần xem xét.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương Khánh Hòa (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)