Ngân hàng nhà nước cần thực hiện tốt hơn công tác thanh tra ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương Khánh Hòa (Trang 96)

- Kiểm soát nghiêm ngặt các luồng hàng từ bên ngoài đưa vào để ngăn chặn hàng nhập lậu. Đây là một trong những vấn đề nhức nhối nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt.

- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp có phương án đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu, thông qua nguồn cho vay ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục xuất nhập khẩu.

3.2.1.3 Thành lập cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm

Cơ quan này sẽ có trách nhiệm thu thập, xử lý, phân tích thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có đăng ký để tiến hành đánh giá, xếp hạng tín nhiệm đối với những doanh nghiệp đó. Trên cơ sở bảng xếp hạng của tổ chức này, các NHTM sẽ tham khảo để có được những đánh giá chính xác về doanh nghiệp vay vốn. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức này, Chính phủ có thể quy định bắt buộc chỉ những doanh nghiệp nào có đăng ký tại cơ quan xếp hạng tín nhiệm mới được ngân hàng xem xét cho vay vốn. Bằng cách làm này, các doanh nghiệp sẽ phải tự giác tham gia đăng ký xếp hạng để có được giấy chứng nhận nếu muốn vay vốn ngân hàng. Ngoài tác dụng giúp đỡ ngân hàng trong việc thẩm định khách hàng, hoạt động của tổ chức này còn tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tự hoàn thiện, nâng cao năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, uy tín của mình để có được vị trí xếp hạng cao. Đó cũng là cách để tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.

3.2.2 Kiến nghị với NHNN

3.2.2.1 Ngân hàng nhà nước cần thực hiện tốt hơn công tác thanh tra ngân hàng ngân hàng

Công tác thanh tra của NHNN rất có hiệu quả đến hoạt động của hệ thống ngân hàng. Vừa phát hiện kịp thời, xử lý những sai sót đồng thời thấy được những

điểm chưa hợp lý trong hệ thống văn bản pháp quy của NHNN.Từ đó có sự thay đổi kịp thời và hợp lý.

3.2.2.2 Bảo đảm thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời cho hệ thống ngân hàng hoạt động

Thông tin ở đây bao gồm hai loại đó là thông tin về doanh nghiệp và thông tin có tính chất định hướng cho hoạt động của NHTM.

Những thông tin về doanh nghiệp sẽ được thu thập và cung cấp qua trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm thông tin về khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh, hệ số an toàn vốn, quan hệ tín dụng của khách hàng với các NHTM, với các doanh nghiệp khác. Đây sẽ là những căn cứ đáng tin cậy để các NHTM sử dụng trong quá trình thẩm định khách hàng.

Cùng với thông tin về doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước còn phải nắm vững để cung cấp cho các NHTM những thông tin về phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của đất nước, của từng vùng, từng khu vực trong từng thời kỳ, tư vấn cho các NHTM về những lĩnh vực, những ngành mũi nhọn cần tập trung đầu tư vốn tín dụng nhằm góp phần thực hiện những chủ trương đường lối phát triển chung, đồng thời phát huy hiệu quả đồng vốn, bảo đảm an toàn tín dụng cho các NHTM.

3.2.2.3 NHNN cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật

Hệ thống văn bản pháp luật NHNN ta ban hành không phải là ít song co rất nhiều bất cập. Đó là sự không đồng bộ, đôi khi chồng chéo nhau gây cản trở đến hoạt động kinh doanh của các ngân hang của chúng ta. Để hệ thống ngân hàng của chúng ta phát triển, tạo điều kiện cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. NHNN cần co những văn bản pháp quy mới trên cơ sở tổng hợp các văn bản pháp luật hiện hành, nhằm nới lỏng sự hoạt động của hệ thống ngân hàng phù hợp với sự thay đổi trong cơ chế.

3.2.2.4 NHNN cần tăng quyền tự chủ cho các NHTM

Sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước chỉ nên dừng lại ở những vấn đề vĩ mô, những vấn đề chung nhất mang tính định hướng chứ không nên đưa ra những quy

định quá cụ thể, chi tiết liên quan đến những vấn đề mang tính đặc thù riêng của mỗi ngân hàng, bởi lẽ điều kiện hoạt động của các NHTM không giống nhau, nếu đưa ra những quy định cụ thể áp dụng chung cho mọi ngân hàng thì sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc thích ứng với môi trường kinh doanh cụ thể của mình. Vai trò quản lý vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết song ở một mức độ nhất định cần bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh cho các NHTM để họ phát huy hết sự sáng tạo, linh hoạt nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh.

3.2.3. Kiến nghị với NHCT Việt Nam

3.2.3.1 NHCT Việt Nam cần tăng quyền tự chủ cho chi nhánh

Để nhằm mở rộng hoạt động của chi nhánh trong những năm sắp tới, nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh so với các ngân hàng khác trên địa bàn. NHCT Việt Nam cần tăng quyên tự chủ cho chi nhánh trong hoạt động noi chung và hoạt động tín dụng trung dài hạn nói riêng. Như việc tăng hạn mức cho vay và dư nợ cho vay đối với một khách hàng. Đối với các dự án lớn, đề nghị NHCT Việt Nam hỗ trợ nguồn vốn với lãi suất hợp lý. Việc Ban hành chế độ nghiệp vụ tín dụng nên cân nhắc thận trọng, tránh mâu thuẫn chồng chéo với các quy địnhcủa Nhà Nước.

3.2.3.2 Cần hoàn thiện và bổ sung cơ chế, chính sách.

Do tính chất phức tạp của hoạt động ngân hàng nên NHCT Việt Nam cầm bổ sung cơ chế chính sách, chế độ, thể lệ làm việc, nghĩa vụ và quyền lợ của đội ngũ cán bộ tín dụng, có chính sách ưu đãi các cán bộ tín dụng về thu nhập, phương tiện đi lại, đảm bảo an toàn. Thường xuyên quan tâm, động viên, khen thưởng với những cán bộ tín dụng giỏi. Có chính sách như vậy mới đảm bảo được chất lượng hoạt động tín dụng.

3.2.3.3 Tăng cường công tác thông tin cho các chi nhánh trong toàn hệ thống.

Trong thời gian tới một mặt phát huy những mặt tích cực đã đạt được, mặt khác Trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro của NHCT Việt Nam nên phát triển nghiệp vụ lên một bước cao hơn nữa, không chỉ thu thập, phân tích, lưu trữ thông tin mà thực hiện luôn việc xếp hạng tín nhiệm đối với các khách hàng là khách hàng

của NHCT. Trong khi chờ đợi tổ chức xếp hạng tín nhiệm của Nhà nước được thành lập, bảng xếp hạng này sẽ là căn cứ để các chi nhánh NHCT có được đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn. Bên cạnh những thông tin về doanh nghiệp, NHCT Việt Nam cần cung cấp thêm cho các chi nhánh những thông tin về hoạt động của ngành như lợi nhuận bình quân, những tiến bộ về công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng; chủ trương, chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước; các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, tình hình hoạt động của các ngân hàng khác trong và ngoài hệ thống. Xây dựng mối quan hệ mua bán thông tin giữa NHCT và các ngân hàng khác, với các cơ quan thông tin và tư vấn nhằm tăng thêm những thông tin cần thiết cho quá trình xét duyệt và giám sát cho vay của các Chi nhánh NHCT Việt Nam.

3.2.3.4 Thực hiện hỗ trợ cho các chi nhánh trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Hình thức hỗ trợ có thể là mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại chỗ; mời các chuyên gia, những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng để tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi học tập nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm cho các cán bộ tín dụng. Ngân hàng Công Thương Việt Nam cũng có thể hỗ trợ kinh phí, cử cán bộ đi học ở các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu kinh tế, khoa học trong và ngoài nước. Cung cấp đầy đủ các tư liệu, văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn và các quy định khác có liên quan của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công Thương Việt Nam để cán bộ tín dụng tự tham khảo và nghiên cứu.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang nổ lực hết mình trong việc da nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Để đáp ứng cho tiến trình hội nhập nay, tất cả các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế đã và đang nổ lực hết mình để có thể đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, trong đó cho vay của ngân hàng thương mại đóng vai trò không nhỏ. Khi đó, môi trường cạnh tranh của các ngân hàng thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia. Vấn đề hội nhập vừa tạo ra những cơ hội mà còn mang lại những thách thức cho các ngân hàng thương mại.

Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay là một nhiệm vụ quan trọng trong quản trị, điều hành của các ngân hàng thương mại đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế việt nam trong giai đoạn hội nhập. Các giải pháp được đề ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng là hết sức cần thiết. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, em đã hoàn tất đề tài của mình. Trong đề tài, em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh. Em mong rằng những giải pháp đề xuất đó sẽ phần nào được thực hiện trên thực tiễn và đóng góp thêm phần hoàn thiện về hoạt động tín dụng của NHCT Khánh hòa nói chung và hệ thống ngân hàng Thương Mại nói chung.

Do hạn chế về không gian và thời gian; việc phân tích, xử lý số liệu thực tế đưa vào đề tài còn gặp nhiều khó khăn và khiếm khuyết nhất định. Rất mong được sự đóng góp của cô giáo hướng dẫn, các thầy cô bộ môn, các cán bộ tín dụng tại NHCT Khánh Hòa và bạn bè để đề tài được hoàn chỉnh hơn nữa đối với công tác nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Lời cuối em xin chân thành

cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Nguyễn Thị Hiển là giáo viên trực tiếp hướng dẫn em, cùng các cô chú, anh chị phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp tại chi nhánh NHCT Khánh Hòa đã hết sức nhiệt tình, giúp đỡ để em hoàn thành đề tài nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 GS.TS Lê Văn Tư, năm 2005, Tiền tệ - tín dụng và ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê

2 GS.TS Lê Văn Tư, năm 2005, Nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại, Nhà xuất bản Tài chính

3 TS. Nguyễn Minh Kiều, năm 2007, Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê. 4 TS. Nguyễn Minh Kiều, năm 2007, Tín dụng và thậm định tín dụng ngân

hàng, Nhà xuất bản Tài chính.

5 PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, năm 2003, Tín dụng - Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

6 Báo cáo tổng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007 và 2008 của NHCT Khánh Hòa.

7 Phương hướng nhiệm vụ các năm 2006, 2007 và 2008 của NHCT Khánh Hòa

8 Tạp chí Ngân hàng năm 2006, 2007 và 2008 9 Tạp chí tin học Ngân hàng.

10 Và một số tài liệu khác có liên quan (Website, Báo cáo tốt nghiệp các anh chị khóa trước v.v ....).

MỤC LỤC

MỤC LỤC ...1

DANH MỤC CÁC BẢNG...5

DANG MỤC CÁC HÌNH ...5

LỜI MỞ ĐẦU...6

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN...8

1.1 Khái niệm về tín dụng...8

1.1.1 Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng công thương...8

1.1.2. Các loại tín dụng ngân hàng ...9

1.2 Bản chất và chức năng của tín dụng...10

1.2.1 Bản chất của tín dụng...10

1.2.2 Chức năng của tín dụng...10

1.2.2.1 Chức năng phân phối lại vốn...10

1.2.2.2 Chức năng thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển...10

1.3 Vai trò của tín dụng...10

1.3.1 Đối với các doanh nghiệp...11

1.3.2 Đối với hoạt động của ngân hàng ...12

1.3.3 Đối với nền kinh tế...14

1.4 Hiệu quả của tín dụng...15

1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng...15

1.5.1 Doanh số cho vay...16

1.5.2 Dư nợ cho vay...16

1.5.2.1 Kết cấu dư nợ cho vay:...16

1.5.2.2 Dư nợ / Tổng nguồn vốn...16

1.5.2.3 Dư nợ / Tổng vốn huy động...16

1.6 Rủi ro tín dụng...19

1.6.1 Quan niệm rủi ro trong hoạt động tín dụng...19

1.6.2 Các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động tín dụng...21

1.6.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng...23

1.6.3.1 Nguyên nhân bất khả kháng...23

1.6.3.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng. ...25

1.6.3.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng. ...25

1.6.4 Tác động của rủi ro trong hoạt động tín dụng...26

1.6.4.1 Rủi ro làm phát sinh tăng chi phí giảm lợi nhuận...26

1.6.4.2 Rủi ro làm giảm uy tín của các ngân hàng. ...27

1.6.4.3 Rủi ro trong hoạt động cho vay còn gây ra tổn thất gián tiếp cho các ngân hàng khác. ...27

1.7 Những bài học kinh nghiệm về quản lý tín dụng tại các NH trong và ngoài nước..27

1.7.1 Bài học từ ngân hàng ngoài nước:...27

1.7.2 Bài học từ ngân hàng trong nước:...29

Chương II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHCT KHÁNH HÒA. ...34

2.1 Khái quát chung về NHCT Khánh Hòa ...34

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển NHCT Việt Nam...34

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển NHCT Khánh Hòa ...35

2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động kinh doanh của NHCT Khánh Hòa...35

2.1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển NHCT Khánh Hòa ...36

2.1.3 Cơ cấu bộ máy...37

2.1.3.1 Phòng Tổ chức hành chính:...38

2.1.3.2 Phòng khách hàng cá nhân: ...38

2.1.3.3 Phòng khách hàng doanh nghiệp :...38

2.1.3.5 Phòng Kế toán:...39

2.1.3.6 Phòng giao dịch:...39

2.1.3.7 Phòng Tổng hợp: ...40

2.1.3.8 Phòng Thông tin điện toán:...40

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Khánh Hòa ...40

2.1.5 Mục tiêu kinh doanh trong tương lai...46

2.1.5.1 Phương hướng, nhiệm vụ kinh doanh năm 2009:...46

2.1.5.2 Phương hướng hoạt động lâu dài : ...47

2.2 Phân tích thực trạng tín dụng tại ngân hàng Công Thương Khánh Hòa...49

2.2.1 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng...49

2.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng ...54

2.2.2.1 Phân tích doanh số cho vay...56

2.2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ...61

2.2.2.3 Phân tích tình hình dư nợ cho vay...65

2.3. Đánh giá hoạt động tín dụng...69

2.3.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng...69

2.3.1.1 Dư nợ / vốn huy động...70

2.3.1.2 Dư nợ / tổng nguồn vốn...70

2.3.1.3 Tình hình nợ quá hạn...70

2.3.2 Những thành tựu đạt được...71

2.3.3 Hạn chế và nguyên nhân ...73

2.4 Nhận dạng nhu cầu tín dụng của khách hàng ...74

2.4.1 Những khách hàng có quan hệ với ngân hàng ...74

2.4.2 Những khách hàng chưa có quan hệ với ngân hàng...75

Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHÁNH HÒA ...77

3.1 Đề xuất các giải pháp...77

3.1.1 Giải pháp về nguồn vốn...77

3.1.3 Đa dạng hóa khách hàng, thực hiện chiến lược khách hàng hợp lý...81

3.1.4 Các biện pháp về công tác thẩm định dự án và quyết định cho vay. ...82

3.1.4.1 Đổi mới dần cách thức thẩm định dự án...83

3.1.4.2 Cần xem xét lại cách xác định 2 chỉ tiêu thời gian cho vay (Tcv) và số tiền trả nợ hàng năm (N) khi cho vay trung và dài hạn...83

3.1.4.3 Kéo dài thời gian cho vay đối với các dự án đầu tư chiều sâu theo dây chuyền công nghệ lớn...84

3.1.4.4 Giảm bớt thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn...85

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương Khánh Hòa (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)