Quá trình đổi mới và phát triển đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam Á năm 1997 nền kinh tế nước ta và đặc biệt là khu vực Ngân hàng - Tài chính chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này. Chính vì thế việc đổi mới là hết sức cần thiết đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam sự đổi mới và phát triển của NHCT Khánh Hòa gắn liền với sự đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam, nằm trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng và chỉ đạo thực hiện.
Hoà nhập với sự phát triển của nền kinh tế thị trường chuyển đổi cơ cấu công- nông- lâm ngư nghiệp và dịch vụ, cùng với xu hướng toàn cầu hoá và tạo tiền đề cho Việt Nam gia nhập cho các tổ chức kinh tế lớn như WTO... tập thể cán bộ và nhân viên NHCT Khánh Hòa đã phấn đấu thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, quy mô và kết quả kinh doanh ngày càng được nâng cao.
NHCT Khánh Hòa đã chú trọng đổi mới trong mọi lĩnh vực hoạt động, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, vừa phát huy các nghiệp vụ truyền thống của Ngân hàng, đồng thời mở rộng các nghiệp vụ và dịch vụ mới như: Kinh doanh ngoại tệ, chiết khấu chứng từ, bảo lãnh mua hàng, cho thuê tài chính,...
hệ thống thẻ như Visa card, Master card, G-card, S-card, C-card...đã chiếm được thị phần nhất định trong giao dịch của người tiêu dùng sản phẩm.
Các hoạt động của NHCT Khánh Hòa bao gồm:
* Tầm nhìn:
Xây dựng NHCT Khánh Hòa trở thành một chi nhánh ngân hàng hiện đại, đáp ứng toàn diện về các nhu cầu sản phẩm dịch vụ mang tính hội nhập và cạnh tranh hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế, quản lý có hiệu quả và phát triển bền vững.
* Phương châm hoạt động:
Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp.
* Sản phẩm dịch vụ:
1/ Huy động vốn:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm tích luỹ...
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu... 2/ Cho vay, đầu tư:
- Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ - Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài.
- Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung.
- Thấu chi, cho vay tiêu dùng.
- Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế.
- Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. 3/ Bảo lãnh:
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
4/ Thanh toán và Tài trợ thương mại:
- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.
- Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).
- Chuyển tiền trong nước và quốc tế - Chuyển tiền nhanh Western Union
- Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.
- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM - Chi trả Kiều hối…
5/ Ngân quỹ:
- Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)
- Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…)
- Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...
- Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.
6/ Thẻ và ngân hàng điện tử:
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…)
- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). - Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking 7/ Hoạt động khác:
- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ - Tư vấn đầu tư và tài chính
- Cho thuê tài chính
- Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán
- Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.
Ngoài huy động vốn và cho vay, kinh doanh dịch vụ tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Khánh Hoà cũng không ngừng phát triển. Tổng thu dịch vụ năm 2007 đạt trên 4 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2006 và chiếm 2,41% trong tổng thu nhập. Hoạt động tài trợ thương mại, đại lý chứng khoán cũng đã mang về nguồn thu đáng kể cho Chi nhánh. Hay như dịch vụ thẻ, với 36.876 chủ thẻ và 15 máy ATM đặt tại 13 địa điểm tập trung dân cư trên địa bàn Thành phố Nha Trang và Thị xã Cam Ranh, các loại thẻ của Ngân hàng Công thương Việt Nam đã được nhiều người chọn sử dụng. Ngoài việc chi trả lương, Chi nhánh còn triển khai các tiện ích cho người sử dụng thẻ ATM như: chi trả tiền điện, tiền nước, mua thẻ điện thoại di động trả trước, gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn, .v.v đều được thực hiện tại tất cả các điểm đặt máy ATM của Chi nhánh. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh được thể hiện qua bảng 2.1:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2006, 2007 và năm 2008. ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tương đối Tuyệt đối (%) Tương đối Tuyệt đối (%) Tổng doanh thu hoạt động 124.122 155.272 273.473 31.150 25,10% 118.201 76,13% - Doanh thu lãi và các khoản tương tự 96.255 109.375 198.635 13.120 13,63% 89.260 81,60% - Doanh thu dịch vụ 3.035 4.143 4.930 1.108 36,50% 787 19,00% Tổng chi phí hoạt động 74.829 103.305 185.261 28.476 38,05% 81.956 79,33% LN trước khi lập dự phòng RRTD 49.293 51.967 88.212 2.674 5,42% 36.245 69,75% Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 5.314 7.263 3.197 1.949 36,68% - 4.066 - 55,98% Lợi nhuận trước thuế 43.979 44.704 85.015 725 1,65% 40.311 90,17% Thuế 12.314 12.517 23.804 203 1,65% 11.287 90,17% Lợi nhuận sau thuế 31.665 32.187 61.211 522 1,65% 29.024 90,17%
Nguồn: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm
- Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập của NHCT Khánh Hòa không ngừng tăng trưởng. Cụ thể, năm 2007 hơn năm 2006 là 31.150 triệu đồng tương đương tăng 25,10%, năm 2008 hơn năm 2007 là 118.201 tương đương tăng 76,13%. Để có tốc độ tăng trưởng không ngừng và vượt bậc như vậy là nhờ mạng lưới kinh doanh của ngân hàng. Với mạng lưới phát triển không ngừng từ thành phố Nha Trang đến thị xã Cam Ranh và trải dài hầu hết ở các huyện, phường ngân hàng có điều kiện tiếp cận với các tầng lớp dân cư nên thị phần ngày càng mở rộng. Hoạt động đầu tư và
các dịch vụ tiền tệ cũng tăng về số lượng và chất lượng tín dụng tăng trưởng nên thu nhập của ngân hàng đã tăng mạnh qua các năm.
- Doanh thu hoạt động của một ngân hàng chủ yếu là nguồn thu từ hoạt động tín dụng và dịch vụ. Mặc dù nguồn thu từ dịch vụ của ngân hàng không cao, chiếm tỷ lệ khá nhỏ, khoảng xấp sỉ 2% trong tổng thu nhập, nhưng về mặt doanh số thì nó vẫn tăng đều qua các năm. Thể hiện, ngân hàng cũng đang rất chú trọng vào nguồn thu này. Cải thiện cơ sở vật chất, thiết bị, nâng cao trình độ, phong cách phục vụ của nhân viên nhằm đưa đến cho khách hàng những dịch vụ tiện, ích, nhanh chóng kịp thời và chính xác là phương châm hàng đ ầu của ngân hàng. Qua tỷ lệ này cũng có thể kết luận là nguồn thu từ hoạt động tín dụng của ngân hàng là rất cao trong tổng nguồn thu chiếm đến trên 70%. Điều này nhắc nhở ngân hàng cần hết sức chú ý đến rủi ro tín dụng có thể xảy ra, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng.
- Để đẩy mạnh cho vay đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, ngân hàng đã tăng lãi suất huy động và thực hiện nhiều hình thức huy động nên chi phí hoạt động tăng trưởng dần. Mặt khác, để phục vụ cho khách hàng cũng như phục vụ cho hoạt động của ngân hàng tốt hơn, ngân hàng đã nâng cấp các điểm giao dịch, tăng cường các thiết bị kỹ thuật, đào tạo cán bộ - công nhân viên nên những năm qua chi phí cũng tăng nhanh. Cụ thể: chi phí năm 2007 hơn năm 2006 là 28.476 triệu đồng tương ứng 38,05% và năm 2008 hơn năm 2007 là 81.956 triệu đồng tương đương 79,33%.
- Bên cạnh đó ngân hàng còn lập một khoảng dự phòng rủi ro tín dụng cho các món vay được xếp vào nợ nhóm 2 đến nợ nhóm 5 theo tỷ lệ trích dự phòng quy định. Khoản trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ quá hạn này được xem là chi phí chưa chi ra của ngân hàng, một khi hoạt động tín dụng tăng trưởng mạnh thì việc chú ý cơ cấu lại các khoản nợ là điều rất cần thiết. Cụ thể tại ngân hàng, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng qua 3 năm 2006, 2007 và 2008 đã chiếm lần lượt là 10,78%; 13,98% và 3,62% trong lợi nhuận trước khi trích lập dự phòng. Việc trích lập dự phòng này không chỉ phụ thuộc vào số lượng tín dụng mà còn phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng càng kém thì tỷ lệ trích
càng lớn và ngược lại. Trong năm 2008, mặc dù hoạt động tín dụng rất phát triển đem lại nguồn thu vượt bậc cho ngân hàng nhưng không vì thế việc trích lập dự phòng phải cao mà ngược lại nó chỉ có 3.197 triệu đồng, mức trích nhỏ nhất trong 3 năm. Thể hiện chất lượng tín dụng trong năm này khá tốt, ngân hàng đã thực hiện tốt việc phẩm định tín dụng trước trong và sau khi cho vay để thu nợ gốc và lãi đúng hạn.
- Từ đó mà lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng đều qua 3 năm, cụ thể trong năm 2007 tuy có tăng hơn so với năm 2006 nhưng rất ít, chỉ có 725 triệu đồng tương ứng 1,65% mà thôi. Vì đi kèm với sự gia tăng doanh thu là việc gia tăng chi phí cũng sấp xỉ làm cho lợi nhuận tuy có tăng nhưng tăng rất ít, làm tiền đề cho bước tăng đột biến về lợi nhuận đến 90,07% tương ứng 44.311 triệu đồng vào năm 2008. Mặt dù trong năm 2008, bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu lâm vào khủng hoảng dây chuyền, các nền kinh tế lớn đều suy thoái; trong nước, chỉ số giá cả tăng bình quân 22,9%, thị trường chứng khoán và bất động sản suy giảm lớn về giá trị và tính thanh khoản. Nhưng dưới sự dẫn dắt của tổng NHCT Việt Nam thì chi nhành NHCT Khánh Hòa đã thực thi gương mẫu các giải pháp chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần đạt mục tiêu điều hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Với khả năng quản trị nhạy bén, kiểm soát phòng ngừa tốt rủi ro, năm 2008 NHCT Khánh Hòa đã cơ bản hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ lớn đề ra từ đầu năm: phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững;
Nhìn chung, kết quả hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua đều mang lại lợi nhuận cao. Đạt được kết quả như vậy trong thời gian hoạt động tín dụng của ngân hàng không những đã góp phần vào sự phát triển kinh tế thông qua việc cung ứng vốn đúng đối tượng mà còn tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong thời gian tới ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng để lợi nhuận đạt được luôn có sự tăng trưởng cao bên cạnh nguồn thu từ địch vụ.