Ngân hàng là tổ chức trung gian đi vay để cho vay. Tiền đi vay qua dân cư, qua các tổ chức tín dụng khác, qua NHNN… đều phải trả lãi. Đó là chi phí khi ngân hàng sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay nên vốn của nó phải được bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì họ phải trả lãi cho ngân hàng. P hần lãi này phải bù đắp được phần lãi mà ngân hàng đi vay, phần chi phí cho hoạt động ngân hàng và đảm bảo có lợi nhuận cho ngân hàng, hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho vay có thể được thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hổi nợ (đúng hạn và đầy đủ) được ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.
Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của ngân hàng là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng.
Bảng 2.5: Doanh số thu nợ theo các thành phần kinh tế, ngành kinh tế và theo thể loại cho vay qua 3 năm 2006, 2007 và năm 2008.
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
CÁC CHỈ TIÊU Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Phân theo thành phần kinh tế
- Nhà nước 65.951 4,59% 27.026 1,37% 76.191 2,91% - DNTN 203.190 14,15% 189.220 9,58% 659.693 25,19% - Tư nhân, cá thể 793.821 55,27% 593.121 30,03% 799.218 30,52% - Hỗn hợp (Cty TNHH, cổ phần) 373.170 25,98% 1.166.035 59,03% 1.083.327 41,37% Tổng cộng 1.436.132 100% 1.975.402 100% 2.618.430 100% Phân theo ngành kinh tế
-Nông, lâm, ngư
nghiệp 38.069 2,65% 68.709 3,48% 94.350 3,60% - Công nghiệp 114.489 7,97% 363.760 18,41% 753.200 28,77% - Xây dựng 28.019 1,95% 185.254 9,38% 29.896 1,14% - Giáo dục, Y tế 12.496 0,87% 145.467 7,36% 8.397 0,32% - Thương nghiệp, kd, dv 671.539 46,76% 945.280 47,85% 1.535.154 58,63% - Ngành khác 571.520 39,80% 266.931 13,51% 197.433 7,54% Tổng cộng 1.436.132 100% 1.975.402 100% 2.618.430 100% Phân theo thể loại cho vay
Ngắn hạn 1.221.455 85,05% 1.879.224 95,13% 2.479.537 94,70% Trung hạn 48.285 3,36% 29.071 1,47% 64.351 2,46% Dài hạn 166.392 11,59% 67.107 3,40% 74.542 2,85%
Tổng cộng 1.436.132 100% 1.975.402 100% 2.618.430 100% a). Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Qua bảng số liệu trên ta thấy công tác thu nợ của ngân hàng qua 3 năm đạt được kết quả rất khả quan.
- Doanh số thu nợ ở khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng doanh số thu nợ, chỉ 4,59% vào năm 2006 và thậm chí chỉ có 1,37% năm 2007. Nhưng về mặt doanh số thì mức thu ở thành phần kinh tế này vẫn tăng nhẹ qua 3 năm, nếu năm 2006 chỉ thu được 65.951 triệu đồng thì năm 2008 thu được 76.191 triệu đồng, một tỷ lệ thuận với doanh số cho vay, và đây là tín hiệu khả quan trong hoạt động tín dụng ở thành phần kinh tế nhà nước này.
- Các Doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần và tư nhân, cá thể thuộc khu vực ngoài quốc doanh có mức tăng doanh số thu nợ đáng kể. Nếu thành phần hỗn hợp gồm công ty TNHH, cổ phần tăng mạnh vào năm 2007 chiểm 59,03% và năm 2008 ổn định ở mức 41,37% tổng doanh số thu nợ thì thành phần doanh nghiệp tư nhân lại tăng mạnh vào năm 2008 chiếm 25,19% doanh số thu nợ. Qua đó cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực này đã có bước tiến triển khá, trình độ quản lý, quy mô và công nghệ ngày được nâng cao, làm ăn có hiệu quả nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ của ngân hàng.
- Thành phần tư nhân cá thể luôn là thành phần không thể thiếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, chiếm tỷ trọng tương đối và tăng nhẹ doanh số qua các năm là cở sở vững chắc của ngân hàng. Năm 2006, doanh số thu nợ thành phần này chiếm đến 55,27% tổng doanh số thu nợ nhưng chỉ bằng 58,33% doanh số đã cho vay thì đến năm 2007 giảm còn 30,03% tổng doanh số thu nợ nhưng gần xấp xỉ với doanh số cho vay ở chính thành phần kinh tế này. Đặc biệt, năm 2008 tuy chỉ cho vay có 318.813 triệu đồng, nhưng doanh số thu về là 799.218 triệu đồng mà chỉ chiếm có 30,52% trong tổng doanh số thu nợ. Thể hiện một bước tiến vượt bậc trong hoạt động thu nợ ở thành phần này trong năm 2008, nợ cũ, nợ mới đều được quản lý khá chặt chẽ.
- Tầm quan trọng trong công tác thu nợ là không thể phủ nhận vì vậy mà nhân viên tín dụng cần tập trung kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, nhắc nhở khách hàng trả nợ và lãi đúng hạn, tích cực đôn đốc trả nợ đối với những khách hàng đã gia hạn nợ, tình hình tài chính yếu kém, kinh doanh thu lỗ, có thể lựa chọn, xem xét cho vay tiếp những khách hàng có khả năng cải thiện được
tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính nhưng phải kiểm soát được vốn vay và đảm bảo thu hồi dần các khoản nợ cũ.
b). Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
- Doanh số thu nợ khi đem chia theo từng ngành kinh tế thì ngành thương nghiệp, dịch vụ kinh doanh chiếm tỷ trọng khá lớn xấp xỉ hơn 50% qua các năm. Điều đặc biệt là doanh số thu nợ của ngành này luôn tỷ lệ với doanh số cho vay và sấp xỉ nhau. Thể hiện, hoạt động tín dụng ở ngành này rất hiệu quả, hoạt động cho vay và thu nợ rất chặt chẽ tạo nguồn thu lớn cho ngân hàng.
- Ngành công nghiệp cũng có những bước tiến đáng kể khi năm 2006 chỉ chiếm 7,97% tổng doanh số thu nợ thì đến năm 2007 là 18,41% và đến năm 2008 đã là 28,77%. Tỷ lệ doanh số thu nợ của ngành này cũng tăng từng bước đồng đều với tỷ lệ doanh số cho vay, đến năm 2008 thì doanh số thu nợ của ngành đã lớn hơn doanh số cho vay. Thể hiện sự đúng đắn trong thẩm định tín dụng của ngân hàng, không những thu lãi mà thu nợ gốc một cách chính xác, đúng hạn.
Còn lại là các ngành kinh tế khác như: nông lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng, giáo dục, y tế cũng được ngân hàng hết sức chú trọng, tổng tỷ trọng cũng chiếm không nhỏ trong hoạt động tín dụng và tạo nguồn thu cũng tương đối là lớn cho ngân hàng.
c). Doanh số thu nợ theo thể loại cho vay
- Doanh số thu nợ ngắn hạn đạt kết quả đáng kể trong thời gian qua. Năm 2006 doanh số thu nợ đạt 1.221.455 triệu đồng chiếm 85,05% tổng doanh số thu nợ, đến năm 2007 là 1.879.224 triệu đồng chiếm 95,13% và đến năm 2008 đã đạt 2.479.537 chiếm 94,70% tổng doanh số thu nợ. Có được kết quả này là do trong 2 năm 2007 và 2008 các đơn vị, các hộ sản xuất hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận tăng lên đáng kể, vốn vay được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả, từ đó tạo điều kiện cho các đơn vị, các hộ sản xuất trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
- Doanh số thu nợ trung – dài hạn đạt tốc độ tăng trưởng ổn định, chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng doanh số thu nợ. Do đặc điểm của loại cho vay này là cho vay sẽ định nhiều kỳ hạn thu dần qua nhiều năm nên khó đánh giá được tình hình
thực tế trong năm. Nhưng nhìn chung, có được kết quả thu nợ luôn xấp xỉ với cho vay, không để nợ tồn đọng dẫn đến nợ xấu trong trường hợp này đã thể hiện đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác thẩm định, theo dõi quá trình sử dụng vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ nên đã có thể thu được vốn đã phát ra.
Đối với thu nợ theo thể loại cho vay, sau khi cho vay cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thường xuyên theo dõi sự biến động giá cả cũng như nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Qua đó, ngân hàng sẽ nắm vững về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng mà có hướng đầu tư cũng như kế hoạch thu hồi vốn thích hợp. Đối với một số ngành sản xuất mang tính thời vụ, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm được khi nào nhu cầu vốn của khách hàng tăng cao, khi nào khách hàng có vốn nhàn rỗi để định kỳ hạn trả nợ đối với cho vay vốn lưu động và trả nhiều vốn đối với cho vay vốn cố định.
Công tác thu nợ là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt kể từ khâu phân tích thẩm định khách hàng, mởi một khoản tín dụng có độ rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất lớn từ khâu đầu tiên này. Đối với ngân hàng, một khoản tín dụng cấp ra phải đạt chất lượng – tức phải thu hồi được nợ, lãi đúng hạn thì đó là kết quả của sự thận trọng và thường xuyên trong phân tích, đánh giá, kiểm tra của cán bộ tín dụng từ lúc khách hàng vay vốn, sử dụng vốn đến khi trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng.