nhập
Trong nền kinh tế ngày nay, hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế thời đại, diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Vậy nên Việt Nam đã chủ động tham gia
vào quá trình hội nhập kinh tế như gia nhập khối ASEAN, ký kết nghị định thương
mại Việt Nam – Hoa Kỳ, gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Vì thế, các
NHTM sẽ có nhiều cơ hội song cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức.
Quá trình mở cửa thị trường tài chính trong nước giúp cho khuôn khổ pháp lý sẽ dần được hoàn thiện, dẫn đến hình thành môi trường kinh doanh bình đẳng và từng bước chia lại thị phần giữa các nhóm ngân hàng theo hướng bình đẳng hơn.
Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng và nới lỏng hạn chế đối với các tổ chức tài
chính nước ngoài là điều kiện để thu hút đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực tài chính –
ngân hàng, các NHTM trong nước có điều kiện để tiếp cận sự hỗ trợ kỹ thuật, tư
vấn, đào tạo thông qua các hình thức liên doanh, liên kết với các ngân hàng và tổ
chức tài chính quốc tế.
Tham gia hội nhập kinh tế, số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý tham gia vào ngày càng nhiều nên áp lực cạnh
tranh cũng dần tăng theo lộ trình nới lỏng các quy định. Theo đánh giá của các
chuyên gia thì các ngân hàng thương mại ở Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn đầu của
công tác quản trị rủi ro trong hoạt động. Hiện nay các ngân hàng Việt Nam đang
chiếm ưu thế về quy mô và khả năng cung cấp sản phẩm trên thị trường dịch vụ, tuy
nhiên sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài với ưu thế về vốn, công
nghệ, chính sách sản phẩm, kinh nghiệm quản lý rủi ro sẽ tạo áp lực cạnh tranh rất
nhất vì nó liên quan và tác động đến các loại rủi ro khác như rủi ro thanh khoản, rủi
ro lãi suất, rủi ro tỷ giá. Chính vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh so với các ngân hàng nước ngoài đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam phải có một hệ thống XHTD
chuyên nghiệp, hiệu quả hơn nữa để đáp ứng yêu cầu tín dụng của các thành phần
kinh tế và tăng cường năng lực quản trị rủi ro.