Nghiên cứu tình huống XHTD cá nhân thực tế tại BID

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại BIDV chi nhánh Khánh Hòa (Trang 68 - 74)

2.2.4. Nghiên cứu tình huống XHTD cá nhân thực tế tại BIDV- chi nhánh Khánh Hòa Khánh Hòa

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, đánh giá trên cả hai phương

diện lý thuyết và thực tiễn thì liệu mô hình XHTD của BIDV có phản ánh đầy đủ,

chính xác khả năng trả nợ của khách hàng đối với một khoản vay cũng như tìm hiểu

các yếu tố bên ngoài mô hình ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thanh toán nợ đúng hạn của khách hàng. Đề tài sẽ tập trung phân tích đối với những hồ sơ tín dụng cá nhân đã được tiến hành XHTD vào năm 2010 với mức đánh giá tín dụng rủi ro

thấp, ưu tiên cấp tín dụng thuộc nhóm xếp loại từ AAA đến A. Tuy nhiên trên thực

tế các khoản vay này đã phát sinh nợ xấu hoặc có xu hướng phát sinh nợ xấu trong.

Nhằm đảm bảo tính tập trung và phù hợp với phần cơ sở lý thuyết đã xây dựng, tiêu chí lựa chọn hồ sơ phân tích là hồ sơ tín dụng của khách hàng cá nhân vay nợ đã

được xếp hạng tốt nhưng lại phát sinh nợ xấu.

Nghiên cứu tình huống: Khách hàng A vay nợ được xếp hạng AA nhưng có xu hướng phát sinh nợ xấu

Khách hàng A hiện là chủ một xưởng in tại thành phố Nha Trang, có vợ là y tá tại bệnh viện tỉnh Khánh Hòa. Khách hàng A đứng ra vay số tiền 600 triệu đồng

với mục đích mua nhà đất, trị giá nhà muốn mua khoảng 1,3 tỷ đồng theo giá thị trường. Nguồn thu nhập của gia đình gồm thu nhập từ lương vợ và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của xưởng in. Cơ sở kinh doanh do khách hàng A làm

người đại diện theo pháp luật, đăng ký kinh doanh từ năm 2004, vợ chồng khách hàng là người quản lý trực tiếp mọi hoạt động của cơ sở, ngoài ra còn thuê thêm 8 nhân viên, doanh thu hàng tháng khoảng 100 triệu đồng sau khi trừ đi các khoản chi

phí và nộp thuế thì lợi nhuận còn lại là 20 triệu đồng. Do cơ sở không tốn chi phí thuê mướn mặt bằng nên tỷ suất lợi nhuận là 20%. Hiện hai vợ chồng có hai con nhỏ còn đi học, tiện nghi sinh hoạt tốt. Khách hàng không có bảo hiểm nhân mạng.

Tài sản đảm bảo cho khoản vay là căn nhà ở hiện tại của gia đình, một phần

cũng là nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của xưởng in. Giá trị thẩm định của tài sản đảm bảo theo ngân hàng là 900 triệu đồng. Hiện khách hàng không có tài khoản

tiết kiệm tại ngân hàng khác và không có dư nợ tín dụng tại ngân hàng nào.

Bảng 2.11: Tóm tắt về thông tin và khoản vay của khách hàng A

STT Thông tin về cá nhân Chỉ tiêu đánh giá

1 Tuổi 38

2 Trình độ học vấn Đại học

3 Tiền án, tiền sự Không

4 Trình trạng hôn nhân Có gia đình

5 Chỗ ở hiện tại Nhà sở hữu riêng 6 Số người phụ thuộc 2 người

7 Nguồn thu nhập Lương + lợi nhuận SXKD

8 Tính chất công việc Kinh doanh có đăng ký

9 Tổng thu nhập hàng tháng 5 triệu + 20 triệu

10 Chi phí sinh hoạt hàng tháng 11 triệu

Thông tin về khoản vay và quan hệ tín dụng với ngân hang 1 Số tiền vay 600 triệu

2 Thời hạn vay 120 tháng 3 Mục đích vay Mua nhà đất

4 Tỷ lệ vay / Tổng vốn đầu tư 46% 5 Tỷ lệ vay / Tài sản đảm bảo 67%

6 Tài sản thế chấp Nhà đất ở thuộc sở hữu

7 Số tiền trả tháng đầu tiên (gốc + lãi) 1.8 triệu gốc + 9.45 triệu

lãi = 11.25 triệu

8 Chi phí dự phòng 2.4 triệu

9 Số tiền phải trả / Thu nhập 45% 10 Uy tín quan hệ với ngân hàng trong 12

tháng qua

Luôn trả nợ đúng hạn

(Nguồn: Tổng hợp của người viết từ thông tin khách hàng A)

 Kết quả chấm điểm XHTD của khách hàng A được trình bày ở Ph Lc 1.

Khách hàng được xếp vào nhóm xuất sắc,ưu tiên cấp tín dụng.

Khách hàng A được cấp tín dụng 600 triệu đồng vào tháng 5/2012, tuy nhiên đến

cuối quý II năm 2013 khoản vay của khách hàng có xu hướng phát sinh nợ quá hạn

và bị chuyển sang nợ nhóm 3 do có một số lần khách hàng chậm trả nợ khi đến hạn

thanh toán. Phân tích rủi ro tài chính của cơ sở sản xuất cho thấy, xưởng in thường

có chính sách trả chậm đối với các đơn hàng ưu tiên cho các công ty để cạnh tranh thu hút khách nhưng phải trả trước một phần hợp đồng đối với nhà cung cấp. Vì vị

thế xưởng in chưa cao, năng lực tài chính vẫn còn hạn chế nên khó có thể chủ động

trong việc quản lý khoản phải trả và khoản phải thu. Nguồn vốn của cơ sở bị chiếm

dụng khá lớn nên không thể quay vòng kịp thời để thanh toán cho các khoản nợ đến

hạn của ngân hàng.

Tóm lại, qua phân tích tình huống XHTD của khách hàng trên cho thấy hoạt động đánh giá tín dụng của BIDV khá đầy đủ và chi tiết về thông tin cá nhân của

khách hàng, lịch sử quan hệ tín dụng cũng như đánh giá về tái sản đảm bảo và nguồn thu nhập ổn định trả nợ. Tuy nhiên, mô hình này vẫn chưa đánh giá hoàn

toàn rủi ro tín dụng của khách hàng trong hoàn cảnh kinh tế gặp nhiều biến động, hoạt động kinh doanh khó khăn làm cho nguồn thu nhập trở nên không ổn định, mô hình cũng chưa đánh giá năng lực quản lý và vị thế tài chính của khách hàng.

2.2.5.So sánh mô hình XHTD cá nhân của BIDV với các mô hình của các tổ

chức xếp hạng khác

Để có cái nhìn tổng quát hơn về các mô hình XHTD, ta tiến hành so sánh mô hình của BIDV với mô hình của các tổ chức xếp hạng khác, từ đó rút ra những ưu nhược điểm và học hỏi kinh nghiệm của các mô hình khác nhằm giúp mô hình của BIDV

phù hợp và chính xác hơn.

Các chỉ tiêu dùng để so sánh được dựa trên lý thuyết chung về xếp hạng tín

dụng, so sánh về quy trình, cách xếp loại và các chỉ tiêu chấm điểm của từng mô

hình.

2.2.5.1. So sánh gia các mô hình

Bảng so sánh mô hình XHTD cá nhân của BIDV với ngân hàng Vietcombank, Sacombank, Techcombank (mô hình chi tiết tại phụ lục 2.1), Đông

Á Bank (mô hình chi tiết tại phụ lục 2.2) và công ty TNHH Ernst & Young được

trình bày chi tiết tại Phụ lục 2.3.

Nhận xét:

Nhìn chung mô hình XHTD cá nhân của BIDV và các tổ chức xếp hạng khác có

nhiều điểm giống nhau, tuy nhiên bên cạnh đó mỗi mô hình đều có những điểm

riêng trong việc đặt các tiêu chí đánh giá chấm điểm. Điểm giống nhau:

- Về phương pháp: đều sử dụng mô hình điểm số, sử dụng bảng câu hỏi chấm điểm để tiến hành phân loại khách hàng. Hệ thống XHTD cá nhân được sử dụng như một công cụ để ra quyết định cho vay, đồng thời là cơ sở để phân loại khách

hàng và phân nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN.

- Về quy ước phân loại: phần lớn sử dụng các ký hiệu A, B, C hay A+, A-, A…giống với ký hiệu mà các tổ chức xếp hạng quốc tế sử dụng như Moody’s, S&P

Và Fitch.

- Về kết cấu: đa phần kết cấu bảng câu hỏi đánh giá thông tin cá nhân và lịch

sử quan hệ với ngân hàng. Hầu như chỉ tiêu trong hai nhóm chỉ tiêu của các mô

- Trong các mô hình so sánh, có hai cặp mô hình khá giống nhau về chỉ tiêu

đánh giá cũng như cách xếp loại khách hàng là: Mô hình Vietcombank – Đông Á

Bank và mô hình BIDV – Ernst & Young.

Điểm khác nhau:

- Một số mô hình có sự khác biệt lớn so với mô hình còn lại như là về quy ước

phân loại, Techcombank không sử dụng ký hiệu chữ cái mà sử dụng số từ 1 đến 10

và không chia kết cấu bảng câu hỏi thành hai phần. Còn Sacombank lại phân chia

chỉ tiêu thành hai nhóm định tính và định lượng.

- Phần điểm cho từng tiêu chí có sự khác biệt rõ rệt: Mô hình của BIDV - E&Y thì tổng điểm lớn nhất đạt được là 100. Mô hình của Vietcombank – Đông Á

Bank có tổng điểm lên đến 400 và có điểm số âm. Mô hình của Sacombank – Techcombank thì giới hạn điểm chỉ từ 0 đến 10.

- Phần đặt trọng số cho từng chỉ tiêu và trọng số tính tổng điểm chỉ có hai mô

hình BIDV – E&Y áp dụng còn lại không áp dụng. Nhưng cách thức phân bổ trọng

số tính điểm của các tổ chức có áp dụng lại khác nhau hoàn toàn.

- Riêng chỉ có mô hình của BIDV là tiến hành xếp hạng đối với tài sản đảm

bảo, kết quả phân loại tín dụng là kết hợp của bảng xếp hạng tài sản và xếp hạng

thông tin khách hàng.

- Số lượng chỉ tiêu trong từng nhóm chấm điểm của các mô hình không giống

nhau, phụ thuộc vào cách xây dựng của từng tổ chức mà số câu hỏi có thể tăng

giảm. Trong đó ít nhất là mô hình của BIDV.

2.2.5.2. Những kết quả đạt được và hạn chế trong mô hình XHTD cá nhân của BIDV

Kết quả đạt được

- Dựa trên kinh nghiệm học hỏi từ các tổ chức xếp hạng trên thế giới, từ hệ

thống XHTD cá nhân của các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam và sự tư vấn trong

thỏa thuận đã ký kết với E&Y, BIDV đã xây dựng riêng cho mình hệ thống XHTD

- Mô hình sử dụng hệ thống ký hiệu và phân loại khách hàng tương đối phù hợp với tiêu chuẩn đang sử dụng của nhiều tổ nhức tín nhiệm trên thế giới và tuân

theo quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của NHNN ban hành. Mô hình tuân theo các trình tự, tiêu chí chặt chẽ như: bảng câu hỏi bao gồm các tiêu chí

đánh giá, xác định giá trị của từng tiêu chí đánh giá, quy đổi giá trị sang điểm của tiêu chí đánh giá, tính điểm dựa trên trọng số của từng nhóm tiêu chí, phân loại

khách hàng theo tổng điểm đạt được và nhận xét cấp tín dụng theo từng mức xếp

hạng.

- Mô hình XHTD của BIDV là một trong số ít các mô hình xếp hạng tiến

hành xếp hạng đối với tài sản đảm bảo, có thể nói đây là một bước quan trọng mà

BIDV đã nhìn thấy được trong mối quan hệ giữa giá trị tài sản đảm bảo với khả năng trả nợ của khách hàng.

- Hơn nữa, mô hình xếp hạng của BIDV cũng nằm trong số ít các mô hình có số lượng câu hỏi ít. Ngân hàng đã loại bỏ được một số chỉ tiêu mang tính hình thức

hay quá phụ thuộc vào cảm tính của người đánh giá hoặc các chỉ tiêu ít ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay như “Thời gian lưu trú trên địa bàn”, “Đánh giá mối quan hệ của người vay với cộng đồng”, “Năng lực pháp luật dân sự, hình sự

của người thân”, “Gia cảnh người vay”,…mà các chỉ tiêu này vẫn được sử dụng

trong mô hình tại nhiều ngân hàng khác.

Hạn chế tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, mô hình XHTD cá nhân của BIDV vẫn tồn

tại những hạn chế cần được điều chỉnh, khắc phục.

- Trong mô hình của BIDV, các chỉ tiêu đặt ra để chấm điểm tín dụng đa phần

dựa trên các yếu tố định tính, sử dụng phương pháp chuyên gia, kinh nghiệm để

tiến hành xếp hạng tín dụng. Điểm số cho mỗi tiêu chí và trọng số cho các nhóm

chỉ tiêu chưa được kiểm định thống kê bằng các phương pháp định lượng tiên tiến.

Vì vậy, mô hình sẽ phát huy hiệu quả cao hơn nếu được kết hợp với các phương

khách hàng, giúp hạn chế sự chủ quan của người chấm điểm vì kết quả được chạy

dựa trên bộ dữ liệu thống kê.

- Hệ thống hiện tại của BIDV khó kiểm tra được tính trung thực của khách

hàng khi cung cấp thông tin về nhân thân mà việc đánh giá này phần lớn phụ thuộc vào đạo đức nghề nghiệp của nhân viên tín dụng khi tiến hành điều tra thông tin

khách hàng. Bên cạnh đó, thông tin mà khách hàng cung cấp chỉ có giá trị vào một

thời điểm mà chưa được cập nhật thường xuyên hay định kỳ nên việc xếp hạng lại

khách hàng cũng hiếm khi được thực hiện. Thường khách hàng chỉ được xếp hạng

khi phát sinh một khoản vay mới hoặc có xu hướng phát sinh nợ xấu.

- Mô hình chấm điểm hiện tại của BIDV cho kết quả đánh giá mức độ rủi ro

hiện tại khoản vay của khách hàng mà chưa đưa ra được dự báo tương đối chính

xác trong thời gian tiếp theo.

- Ngoài những yếu tố xuất phát từ nội tại mô hình còn có những khó khăn chung ảnh hưởng đến hoạt động XHTD của BIDV như thị trường không có nhiều nguồn

thông tin hỗ trợ cho XHTD, thông tin chủ yếu lấy từ CIC thiếu tính cập nhật, đơn điệu, không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của ngân hàng. Về phía NHNN vẫn chưa có một quy chuẩn chung quản lý các hệ thống XHTD cá nhân mà chủ yếu là do các ngân hàng tự xây dựng riêng và sử dụng trong nội bộ, NHNN chỉ ra quyết định chấp nhận hay không.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại BIDV chi nhánh Khánh Hòa (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)