TÌNH HÌNH CHUNG

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 40)

.

4.1 TÌNH HÌNH CHUNG

Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế vận động theo các quy luật khách quan như: Quy luật giá trị, quy luật cung- cầu, quy luật cạnh tranh…. Các doanh nghiệp để có thể đứng vững trên thương trường thì cần phải có vốn để đầu tư và tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn tối ưu để doanh nghiệp có thể khai thác. Các doanh nghiệp phát triển cũng có nghĩa là nền kinh tế phát triển. Như vậy, tín dụng ngân hàng là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và góp phần điều hành nền kinh tế thị trường. Nhận định được vai trò của hoạt động tín dụng nên PVcomBank luôn chú trọng, đẩy mạnh phát triển theo các chính sách của NHNN tại từng thời kỳ cho phù hợp với định hướng phát triển của nền kinh tế.

Bảng 4.1: Tình hình hoạt động tín dụng của PVcomBank Cần Thơ phân theo thời hạn cho vay giai đoạn 2011-2013

Đvt: Tỷ đồng

Tiêu chí 2011 2012 2013

2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 3.476 2.433 2.190 -1.043 -30 -243 -10

Ngắn hạn 3.476 2.433 2.190 -1.043 -30 -243 -10

Trung dài hạn 0 0 0

Doanh số thu nợ 3.843 2.690 2.421 -1.153 -30 -269 -10

Ngắn hạn 3.822 2.683 2.417 -1.139 -30 -266 -10 Trung dài hạn 21 7 4 -14 -67 -3 -43

Dư nợ 1.103 846 615 -257 -23 -231 -27

Ngắn hạn 997 747 520 -250 -25 -227 -30 Trung dài hạn 106 99 95 -7 -7 -4 -4

31

4.1.1 Doanh số cho vay

Từ năm 2010 với những khó khăn của thị trường tín dụng, chủ trương của PVcomBank là hạn chế cho vay trung dài hạn và hạn chế cho vay tài trợ dự án. Vì vậy, giai đoạn này Chi nhánh Cần Thơ không triển khai cho vay đối với loại hình này. Năm 2011 Doanh số cho vay của Chi nhánh đạt 3.476 tỷ, trong đó:

+ Vay ngắn hạn: chiếm 100% với 3.476 tỷ

+ Vay trung dài hạn: 0% do chính sách hạn chế cho vay của Hội sở Dư nợ năm 2011 giảm 25% so với năm 2010 do hệ thống ngân hàng phải "thắt lưng buộc bụng", kiềm chế tăng trưởng tín dụng ở mức thấp chưa từng có trong lịch sử phát triển ngành ngân hàng, đạt 12 - 13% so với trung bình của 5 năm trước là 33% và 10 năm là 29,4%. Có thể thấy rằng, Tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, tăng ở mức thấp, cơ cấu tín dụng chuyển theo hướng tích cực, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, giảm cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất.

Năm 2012, NHNN đã tích cực chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động của TCTD, cơ cấu tín dụng chuyển hướng tích cực phù hợp với chủ trương chống đô la hóa và tập trung vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của NHNN, cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực, hiệu quả và an toàn hơn, góp phần quan trọng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Không nằm ngoài chỉ đạo chung đó, PvcomBank Cần Thơ cũng thận trọng trong việc phát triển tín dụng và lựa chọn khách hàng nhằm kiểm soát rủi ro, doanh số cho vay năm 2012 tiếp tục giảm 1.043 tỷ (tương đương giảm khoảng 30%) so với năm 2011, đạt 2.433 tỷ; trong đó:

+ Vay ngắn hạn: chiếm 100% với 2.433 tỷ

+ Vay trung dài hạn: 0% do chính sách hạn chế cho vay của Hội sở Sang năm 2013, trên cơ sở định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14-16%, tín dụng tăng khoảng 12%, NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013 cho các nhóm TCTD trên cơ sở tình hình hoạt động và khả năng mở rộng tín dụng của các TCTD và yêu cầu các TCTD thực hiện kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng do NHNN giao. Cho phép các TCTD tiếp tục xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ

32

đối với một số đối tượng đến hết ngày 31/12/2013 nhằm góp phần giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp trong điều kiện lãi suất cho vay bằng USD thấp hơn lãi suất cho vay bằng VND. Mặc dù NHNN đã có những cơ chế mở hơn cho các ngân hàng, tuy nhiên với những khó khăn của thị trường, các doanh nghiệp phá sản hàng loạt thì việc cấp tín dụng của ngân hàng càng hạn chế hơn. Hơn nữa, 2013 cũng là năm PvcomBank chuyển đổi mô hình hoạt động, vì vậy các hoạt động kinh doanh được duy trì ở mức ổn định để tập trung cho công tác chuyển đổi mô hình. Vì vậy, doanh số giải ngân trong năm tiếp tục giảm 243 tỷ (tương đương giảm khoảng 10%) so với năm 2012, đạt 2.190 tỷ; trong đó:

+ Vay ngắn hạn: chiếm 100% với 2.190 tỷ

+ Vay trung dài hạn: 0% do chính sách hạn chế cho vay của Hội sở

4.1.2 Doanh số thu nợ

Tình hình thu nợ tại PVcomBank Cần Thơ luôn được chú trọng và thực hiện rất tốt, song song với việc giải ngân mới cho khách hàng. Doanh số thu nợ năm 2011 đạt 3.843 tỷ , giảm 750 tỷ (tương đươ nggiảm khoảng 16%) so với năm 2010. Nguyên nhân giảm là do doanh số cho vay giảm, hầu hết các khách hàng không phát thêm sinh nợ xấu, nợ quá hạn. Trong đó:

+ Thu hồi nợ dài hạn theo lịch trả nợ là 21 tỷ (chiếm 0,5% tổng doanh số thu hồi nợ)

+ Thu hồi nợ ngắn hạn đến hạn là 3.822 tỷ (chiếm 99,5% tổng doanh số thu nợ).

Năm 2012 với việc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 780 ngày 23/04/2013 về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Theo đó, để phản ánh khách quan khả năng trả nợ của khách hàng trong điều kiện hiện nay, các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ được giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo quy định trước khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Tận dụng tối đa chính sách ưu đãi của NHNN, hàng loạt các tổ chức tín dụng, trong đó có PVcomBank thực hiện cơ cấu lại khoản vay cho một số khách hàng đang gặp khó khăn nhất thời trong sản xuất kinh doanh. Do vậy,

33

doanh số thu nợ trong năm tếp tục giảm 1153 tỷ (tương đương giảm khoảng 30%) so với năm 2011, đạt 2.690 tỷ; trong đó:

+ Thu hồi nợ dài hạn theo lịch trả nợ là 07 tỷ (chiếm 0,3% tổng doanh số thu hồi nợ)

+ Thu hồi nợ ngắn hạn đến hạn là 2.683 tỷ (chiếm 99,7% tổng doanh số thu nợ).

Với doanh số cho vay năm 2013 giảm 10% so với năm 2012 nên doanh số thu nợ tiếp tục giảm 10% (tương đương giảm khoảng 269 tỷ) so với năm 2012, đạt 2.421 tỷ; trong đó:

+ Thu nợ từ khoản vay trung dài hạn theo đúng lịch cơ cấu và lịch trả nợ là 04 tỷ;

+ Thu từ các khoản cho vay hạn mức ngắn hạn là 2.417 tỷ.

4.1.3 Dư nợ

Với lợi thế về địa bàn hoạt động là cả khu vực ĐBSCL, Chi nhánh Cần Thơ có điều kiện thuận lợi để triển khai các hoạt động kinh doanh. Giai đoạn 2009-2011 là giai đoạn Chi nhánh phát triển mạnh về hoạt động tín dụng, có thời điểm dư nợ đạt gần 2.000 tỷ (năm 2009). Tuy nhiên, với những khó khăn của nền kinh tế và các chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, PVcomBank nói chung và Chi nhánh Cần Thơ nói riêng dần thu hẹp các hoạt động tín dụng, chỉ tài trợ vốn cho các ngành nghề trọng tâm và chủ yếu cho các đơn vị trong ngành (các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam). Năm 2011, tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 1.103 tỷ; giảm 367 tỷ (tương đương giảm khoảng 25%) so với năm 2010; trong đó:

+ Dư nợ ngắn hạn chiếm đến 90,4% trong tổng dư nợ; đạt 997 tỷ; + Dư nợ cho vay trung dài hạn chỉ có 106 tỷ; chiếm 9,6%

Chi nhánh luôn duy trì dư nợ cho vay ngắn hạn trên 80%,. PVcomBank cũng như nhiều ngân hàng khác, đều thận trọng với các hợp đồng tín dụng trung dài hạn, bởi phải lo tới vấn đề thanh khoản cũng như cơ cấu tài sản. Do phần lớn lượng vốn huy động vào đều có kỳ hạn dưới một năm, trong khi vay trung hạn cũng phải 1-3 năm, dài hạn thường trên 5 năm. Theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, các ngân hàng thương mại chỉ được dùng tối đa 30% vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, thay vì tỷ lệ 40% trước đây. Các khoản cho vay

34

trung dài hạn hiện còn số dư là do Chi nhánh tài trợ dự án cho một số khách hàng từ năm 2009, từ năm 2010 Chi nhánh không cho vay khách hàng nào thời hạn trên 12 tháng.

Năm 2012, ngành Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thách thức do những tác động bất lợi của kinh tế vĩ mô trong nước và ngoài nước. Hệ thống các TCTD bước vào năm 2012 trong điều kiện thanh khoản căng thẳng, rủi ro tiềm ẩn lớn, một bộ phận các TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả, mặt bằng lãi suất ở mức cao, cạnh tranh huy động vốn trên thị trường gay gắt do nhu cầu thanh khoản lớn dẫn đến tình trạng vi phạm trần lãi suất khá phổ biến, nợ xấu có chiều hướng gia tăng. Tổng kết năm, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 8,91%. Trong đó, tín dụng VND tăng 11,51%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 1,56% so với cuối năm 2011, phù hợp với chủ trương hạn chế đô la hóa của Chính phủ. Tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 8%, tín dụng xuất khẩu tăng khoảng 14%, tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khoảng 6,15%. Dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích giảm và chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% so tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Tín dụng mặc dù tăng trưởng thấp nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay với lãi suất trên 15%/năm đã giảm mạnh từ mức 65,8% trước ngày 15/7/2012 xuống còn 19,2% vào cuối năm 2012. Các TCTD đã chủ động phối hợp với khách hàng vay rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ vốn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất-kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng. PvcomBank Cần Thơ luôn thực hiện rất đúng các chủ trương định hướng của NHNN, các khoản cho vay bằng VNĐ Chi nhánh đã xem xét giảm lãi vay cho khách hàng về dưới 15%. Tổng dư nợ của Chi nhánh tại 31/12/2013 tiếp tục giảm 257 tỷ (tương đương giảm khoảng 25%) so với năm 2011 nhưng vẫn đang được duy trì ở mức cao so với các TCTD trên địa bàn, đạt 846 tỷ; trong đó:

+ Dư nợ ngắn hạn chiếm đến 88,3% trong tổng dư nợ; đạt 747 tỷ;

+ Dư nợ cho vay trung dài hạn còn 99 tỷ do khách hàng trả nợ theo lịch; chiếm 11,7% (tỷ trọng tăng do dư nợ giảm).

Năm 2013, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành tín dụng linh hoạt theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay ngoại tệ phù hợp với chủ trương của Chính phủ về hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế. Tổng mức tăng trưởng tín dụng trong năm đạt 12,51% so với năm trước. Để đạt được mức tăng

35

trưởng này, riêng quý 3/2013 tín dụng đã có sự tăng trưởng mạnh tới gần 4%. Tính đến ngày 31/12/2013, tổng phương tiện thanh toán tăng 18,51%. Như vậy, tăng trưởng tín dụng năm 2013 đã vượt kế hoạch đề ra là 12%. Mặc dù chính sách của NHNN đã có hiệu quả, các TCTD đều đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên với việc thay đổi mô hình hoạt động, PVcomBank vẫn rất thận trọng trong việc phát triển tín dụng. Quý IV/2013 hầu như Chi nhánh Cần Thơ không có khoản tín dụng doanh nghiệp nào được phê duyệt cấp mới, Chi nhánh chủ yếu duy trì giải ngân cho các khách hàng còn hạn mức và giải ngân cho nhóm khách hàng cá nhân. Tổng dư nợ của Chi nhánh tại 31/12/2013 đạt 615 tỷ; tiếp tục giảm 231 tỷ (tương đương giảm khoảng 27%) so với năm 2012; trong đó:

+ Dư nợ ngắn hạn chiếm đến 84,6% trong tổng dư nợ; đạt 520 tỷ;

+ Dư nợ cho vay trung dài hạn còn 95 tỷ do khách hàng trả nợ theo lịch; chiếm 15,4% (tỷ trọng tăng do dư nợ giảm).

 Hoạt động tín dụng phân theo đối tượng khách hàng:

Bảng 4.2: Dư nợ tín dụng phân theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2011-2013

Đvt: Tỷ đồng Tiêu chí 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền %

1. DSCV 3.476 2.433 2.190 -1.043 -30 -243 -10 Cá nhân 3,1 2,7 1,8 -0,4 -13 -0,9 -33 Doanh nghiệp 3.473 2.431 2.188 -1.042 -30 -242 -10 2. DSTN 3.843 2.690 2.421 -1.153 -30 -269 -10 Cá nhân 6,2 5,7 3,8 -0,5 -8 -1,9 -33 Doanh nghiệp 3.837 2.684 2.417 -1.152 -30 -267 -10 3. Dư nợ 1.103 846 615 -257 -23 -231 -27 Cá nhân 22 19 17 -3 -14 -2 -11 Doanh nghiệp 1.081 827 598 -254 -23 -229 -28

Nguồn : PVcomBank Cần Thơ

Tiền thân của PVcomBank Cần Thơ trươc đây là một Chi nhánh trực thuộc PVFC. PVFC là công ty con trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với phương châm hoạt động vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn dầu khí. Vì vậy, mục tiêu của PVFC nói chung và Chi nhánh Cần Thơ nói

36

riêng chủ yếu là tập trung vào các hoạt động bán buôn cho các đơn vị trong ngành dầu khí. Và cũng do những hạn chế của Công ty tài chính nên PVFC rất ít các sản phẩm tín dụng cá nhân. Luật các Tổ chức tín dụng ban hành năm 2010 lại hạn chế không cho Công ty tài chính huy động đối với khách hàng cá nhân. Do những hạn chế trên nên Chi nhánh rất khó khăn trong việc triển khai các sản phẩm đối với nhóm khách hàng này. Vì vậy, doanh số cho vay và tổng dư nợ đối với nhóm khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tín dụng của Chi nhánh. Cụ thể, năm 2011 doanh số giải ngân của tín dụng cá nhân chỉ chiếm 0,1% tổng doanh số giải ngân và dư nợ chỉ chiếm 2% trong tổng dư nợ của Chi nhánh; đạt 22 tỷ. Dư nợ Tín dụng doanh nghiệp chiếm 98% với 1.081 tỷ. Năm 2012 các TCTD khác triển khai rất nhiều gói sản phẩm để kích thích phát triển nhóm khách hàng tiềm năng và bền vững này như: HSBC áp dụng mức lãi suất ưu đãi dành cho khách hàng lần đầu vay thế chấp với mức 15,9%/năm và lãi suất dài hạn tốt nhất dành cho khách hàng vay thế chấp là 18,9%/năm. Lãi suất cho vay dài hạn dành cho tất cả các khách hàng cá nhân tại ngân hàng này đồng loạt giảm 2%. OceanBank thực hiện chương trình ưu đãi lãi suất đối với các khoản vay mua nhà để ở bằng tiền công, tiền lương, hoặc xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp. Đồng thời, OceanBank đã giảm 1,5%/năm lãi suất cho khách hàng cá nhân là phụ nữ với các khoản vay tiêu dung (áp dụng tại thời điểm tháng 3). ACB dành hạn mức tín dụng 1.000 tỷ đồng cho chương trình “Tăng thời hạn vay vốn, giảm áp lực trả nợ” dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình đang có nhu cầu vay mua nhà, đất, căn hộ với thời hạn vay dài hơn và phương thức trả nợ linh hoạt. Động thái

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)