.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thường niên của PVcomBank Cần Thơ, Ngân hàng Nhà nước, các sách tham khảo, tạp chí ngân hàng, tạp chí tài chính tiền tệ, thời báo kinh tế Sài Gòn …….
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Đối với mục tiêu 1: sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh giá trị (tương đối, tuyệt đối) các số liệu kinh doanh để phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh tại PVcomBank giai đoạn 2011-2013.
Đối với mục tiêu 2: sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh giá trị của các tỉ số đánh giá rủi ro tín dụng để phân tích, đánh giá tình hình rủi ro tín dụng tại PVcomBank giai đoạn 2011-2013.
Đối với mục tiêu 3: sử dụng phương pháp suy luận dựa trên phân tích tại mục tiêu 2 kết hợp với đánh giá cách quản trị rủi ro tín dụng hiện tại của ngân hàng để đánh giá tình hình rủi ro tín dụng.
Đối với mục tiêu 4: sử dụng kết quả phân tích ở mục tiêu 1, 2, 3 và kết hợp với ma trận SWOT để đưa ra các giải pháp khả thi nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
21
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1.1 Về ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ (PVcomBank Cần Thơ) được thành lập từ ngày 08/05/2007 theo Quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- tiền thân là Chi nhánh cấp một trực thuộc PVFC. Chi nhánh Cần Thơ là một trong những Chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất trong toàn hệ thống, tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm đều hoàn thành vượt mức kế hoạch Hội sở giao, luôn đạt danh hiệu “Tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh” qua các năm.
Chi nhánh đang hoạt động theo mô hình Siêu Chi nhánh, là Chi nhánh trọng tâm tại khu vực ĐBSCL với 48 nhân sự được chia thành 05 phòng ban: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp lớn, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Khách hàng cá nhân, Phòng Dịch vụ khách hàng và Phòng Hành chính tổng hợp. Ngoài ra, tại Chi nhánh có các bộ phận là cánh tay nối dài của Hội sở: Kế toán, IT, quản lý tín dụng. Mối tương tác giữa các đơn vị được thể hiện ở sơ đồ sau:
Định hướng kinh doanh của PVcomBank Cần Thơ:
+ Đối với khách hàng doanh nghiệp lớn (các khách hàng có doanh thu trên 1.000 tỷ): địa bàn hoạt động là cả khu vực ĐBSCL.
+ Đối với khách hàng doanh nghiệp và Khách hàng cá nhân: địa bàn hoạt động là tại Thành phố Cần Thơ.
Với khẩu hiệu hành động “Ngân hàng không khoảng cách”, PVcomBank nói chung và PVcomBank Cần Thơ nói riêng hướng tới việc xây dựng hình ảnh một Ngân hàng gần gũi, thân thiện, tận tụy, vì sự thành công của khách hàng. Chúng tôi cam kết sẽ phấn đấu trở thành Ngân hàng chuẩn mực trong cung cấp dịch vụ; với phong cách thân thiện, lấy lợi ích của khách hàng – đối
22
tác làm mục tiêu hành động, xây dựng thương hiệu PVcomBank luôn gắn với phương châm hành động xuyên suốt: Ngân hàng không khoảng cách.
Nguồn: PVcomBank Cần Thơ
Hình 3.1Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PVcomBank Cần Thơ
PVcomBank Cần Thơ đang từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu trên thị trường tài chính tiền tệ tại khu vực ĐBSCL, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, tạo ra sự khác biệt trong phong cách phục vụ; đồng thời thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho cộng đồng và gia tăng giá trị cho cổ đông.
3.1.2. Một số sản phẩm tín dụng PVcomBank Cần Thơ đã triển khai tại địa bàn
3.12.1 Tín dụng doanh nghiệp
Cho vay ngắn hạn:
Sản phẩm tín dụng này thích hợp với những khách hàng cần bổ sung vốn lưu động cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của mình, bao gồm:
23
• Thanh toán trong nước tiền nguyên nhiên liệu, tiền lương, công cụ sản xuất, mua hàng hóa kinh doanh, chi phí thuê thiết bị, chi phí thanh toán cho nhà thầu, tiền thuế xuất nhập khẩu…
• Thanh toán L/C nước ngoài tiền nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, … Thời hạn cho vay: tối đa 12 tháng.
Cho vay trung dài hạn:
PVcomBank Cần Thơ chủ yếu cho vay trung dài hạn đối với các dự án đầu tư phát triển.
Thời hạn cho vay: từ trên 12 tháng đến 60 tháng đối với khoản vay trung hạn và trên 60 tháng đối với khoản vay dài hạn.
Bảo lãnh: Khách hàng chuẩn bị tham gia đấu thầu, ký kết một hợp đồng kinh tế cần một tổ chức uy tín để đảm bảo nghĩa vụ với bên mời thầu, đảm bảo việc thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm của mình như đã cam kết với đối tác hay đảm bảo việc hoàn trả tiền ứng trước theo hợp đồng đã ký kết.
Khách hàng được nhận bảo lãnh từ PVcomBank Cần Thơ dưới các loại hình sau:
• Bảo lãnh vốn vay; • Bảo lãnh thanh toán; • Bảo lãnh dự thầu;
• Bảo lãnh thực hiện Hợp đồng; • Một số loại bảo lãnh khác.
Ngoài ra, còn một số sản phẩm khác như: bao thanh toán, thu xếp vốn,… Tuy nhiên, các sản phẩm này chưa được triển khai phát triển mạnh tại Chi nhánh Cần Thơ.
Lĩnh vực, ngành nghề áp dụng sản phẩm này: - Dầu khí, năng lượng, khoáng sản
- Các hoạt động phục vụ trực tiếp cho hoạt động dầu khí, năng lượng và khoáng sản: là các hoạt động xây lắp, vận tải, sản xuất, thương mại và dịch vụ do các đơn vị trong hoặc ngoài Tập đoàn dầu khí Việt nam cung cấp nhằm mục đích hỗ trợ phát triển cho ngành dầu khí, năng lượng và khoáng sản;
24
- Dịch vụ du lịch cao cấp bao gồm: kinh doanh du lịch, giải trí cao cấp, kinh doanh khách sạn từ 3 sao trở lên, nhà hàng cao cấp, khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu du lịch sinh thái cao cấp;
- Tài chính, tín dụng, chứng khoán, kinh doanh tiền tệ, bảo hiểm; - Các ngành công nghiệp và dịch vụ khác;
3.1.2.2 Tín dụng cá nhân
Cho vay trả góp đảm bảo bằng lương: là việc PVcomBank cho CBNV trong ngành Dầu khí, các Công ty con của Tập đoàn Dầu khí, các Công ty con của PVcomBank, các Công ty mà PVcomBank có thoả thuận hợp tác toàn diện được vay số tiền nhất định bảo đảm trên thu nhập lương hàng tháng của CBNV vay vốn.
Cho vay thế chấp tài sản: là việc PVcomBank cho khách hàng cá nhân vay vốn bảo đảm bằng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của khách hàng vay vốn hoặc tài sản của bên bảo lãnh hoặc tài sản hình thành trong tương lai của khách hàng vay.
Cho vay cầm cố chứng từ có giá: là việc PVcomBank cho vay khách hàng cá nhân vay vốn bảo đảm bằng tài sản là chứng từ có giá nằm trong Danh mục Chứng từ có giá và cổ phiếu nhận cầm cố tại PVcomBank.
Cho vay mua nhà trả góp: tương tự như cho vay thế chấp tài sản nhưng tài sản được hình thành trong tương lai.
Cho vayThấu chi: Với tên gọi khác là tín dụng hạn mức, là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó khách hàng được phép sử dụng dư nợ trong giới hạn và thời hạn nhất định. Khác với tín dụng ứng trước, thấu chi mức tín dụng được thỏa thuận chưa phải là khoản tiền PVcomBank cho vay, chỉ khi nào khách hàng sử dụng mới được coi là tín dụng được cấp và tính tiền lãi. Thấu chi được áp dụng đối với khách hàng có uy tín, có lịch sử tài chính tốt, có khả năng tài chính lành mạnh.
Ngoài ra còn một số sản phẩm khác như: Cho vay cầm cố cổ phiếu, hợp đồng ủy thác đầu tư cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư hoặc cho vay du học,… Tuy nhiên, các sản phẩm này chưa phát triển mạnh tại Chi nhánh Cần Thơ.
25
3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PVCOMBANK GIAI ĐOẠN 2011-2013 ĐOẠN 2011-2013
3.2.1 Kết quả chung
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của PVcomBank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013
Đvt: Tỷ đồng
2012/2011 2013/2012
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Số tiền % Số tiền %
Thu nhập 184 193 168 9 5 -25 -13 Chi phí 151 163 137 12 8 -26 -16
Lợi nhuận 33 30 31 -3 -9 1 4
Nguồn: PVcomBank Cần Thơ
Với những khó khăn chung của thị trường nhưng kết quả kinh doanh của PVcomBank Cần Thơ vẫn có sự tăng trưởng ổn định. Cụ thể, trong năm 2011 Doanh thu Chi nhánh đạt 184 tỷ (giảm 26 tỷ, tương đương giảm khoảng 12% so với năm 2010), lợi nhuận đạt 33 tỷ (giảm 09 tỷ, tương đương giảm khoảng 21% so với năm 2010). Sang các tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khủng hoảng nợ công tại Châu Âu tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế cả nước nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Trước những khó khăn thách thức từ môi trường bên trong và bên ngoài nền kinh tế, với chủ trương, giải pháp đúng đắn, kịp thời, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai đồng bộ, quyết liệt có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng kết hợp chính sách tài khoá thắt chặt, chính sách tỷ giá hợp lý nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối, thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng được cải thiện, lãi suất cho vay được giảm dần, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn phục vụ nhu cầu sản xuất-kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/1/2012 của Chính phủ. Thành công của NHNN là: lạm phát được kiềm chế ở mức thấp (6,81%); tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định, dự trữ ngoại hối tăng; mặt bằng lãi suất
26
cho vay giảm đáng kể và phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh theo định hướng phát triển bền vững; chính sách chống đô la hóa và vàng hóa giúp tăng giá trị VNĐ; công tác thanh tra, giám sát ngân hàng và mức độ minh bạch thông tin được nâng cao; triển khai bài bản giai đoạn đầu của đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”; tăng trưởng tín dụng tuy thấp nhưng đã có những thay đổi rõ nét về chất khi đồng vốn tín dụng đã được đưa vào khu vực sản xuất, thanh khoản hệ thống ngân hàng được đảm bảo và ổn định theo hướng tích cực. Với những thuận lợi về cơ chế chính sách của NHNN, PVcomBank Cần Thơ nỗ lực đẩy mạnh kinh doanh , kết quả năm 2012 đạt 193 tỷ, tăng 9 tỷ (tương đương khoảng 5%) so với năm 2011. Tuy nhiên, do lãi suất cho vay giảm và các chi phí quản lý khác tăng nên tổng chi phí năm 2012 tăng 8% (tương đương tăng khoảng 12tỷ) so với năm 2011, đạt 163 tỷ. Vì vậy, tổng kết lợi nhuận năm 2012 đạt 30 tỷ, giảm 3 tỷ (tương đương khoảng 9%) so với năm 2011.
Nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng năm 2013 vẫn còn nhiều sóng gió. Dẫu vậy, so với năm trước, tình hình hệ thống ngân hàng đã được cải thiện đáng kể với nhiều thành quả đáng ghi nhận. Cụ thể: NHNN đã giảm 2% các mức lãi suất điều hành; giảm 3%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn với lĩnh vực ưu tiên; giảm 1% lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi và từ cuối tháng 6 cho phép các TCTD tự ấn định lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Nhờ đó, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm 2-5%/năm so với năm 2012 và trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006. Đến cuối năm, lãi suất các khoản vay cũ đã về dưới 13%/năm, lãi suất cho vay các khoản mới kỳ hạn ngắn chỉ còn 8 – 9%/năm, có những DN tốt được vay 7%/năm. Với việc lãi suất giảm, tổng kết năm 2013 mặc dù doanh thu của PVcomBank Cần Thơ giảm 25 tỷ (tương đương giảm 13% so với năm 2012) nhưng vẫn được duy trì ở mức cao, đạt 168 tỷ. Đồng thời, do kiểm soát tốt chi phí (tổng chi phí giảm 16% so với năm 2012), nên lợi nhuận của Chi nhánh tăng 4% so với năm 2012, đạt 31 tỷ.
3.2.2. Kết quả kinh doanh theo sản phẩm
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, hoạt động tín dụng là hoạt động đóng góp nhiều nhất trong cơ cấu doanh thu của Chi nhánh qua các năm. Cụ thể: năm 2011 hoạt động tín dụng đóng góp 105 tỷ trong tổng doanh thu của Chi nhánh (chiếm 57%); hoạt động huy động vốn đóng góp 41% trong cơ cấu doanh thu, tương đương 76 tỷ. Với mô hình hoạt động là Công ty tài chính dấu
27
khí nên doanh thu từ dịch vụ chủ yếu là thu từ kinh doanh tiền tệ và bảo lãnh, các hoạt động này đóng góp chỉ có 2% trong cơ cấu doanh thu, tương đương khoảng 2,8 tỷ.
Bảng 3.2: Cơ cấu Doanh thu theo sản phẩm giai đoạn 2011-2013
Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền % Số tiền %
HĐV 76 94 79 17 23 -14,62 -16
Tín dụng 105 98 88 -7 -7 -10 -10 Dịch vụ 2,8 1,5 1,12 -1 -46 -0,38 -25
Tổng 184 193 168 9 5 -25 -13
Nguồn : PVcomBank Cần Thơ
Sang năm 2012 mặc dù doanh thu từ tín dụng có giảm 7 tỷ (tương đương giảm 23%) so với năm 2011 nhưng vẫn đóng góp nhiều nhất trong cơ cấu doanh thu của Chi nhánh với 51%, đạt 98 tỷ. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, huy động vốn của toàn hệ thống năm 2012 tăng khoảng 16% so với năm 2011; trong đó PVcomBank Cần Thơ tăng trưởng đến 30%; tổng doanh thu của Chi nhánh liên quan đến hoạt động này đạt 94 tỷ; chiếm 41% trong cơ cấu doanh thu. Cũng trong năm 2012 với những khó khăn của thị trường bất động sản, PVcomBank có chính sách hạn chế tín dụng đối với nhóm ngành nghề này nên doanh thu từ hoạt động bảo lãnh giảm (Chi nhánh chủ yếu cấp bảo lãnh cho các khách hàng trong lĩnh vực bất động sản). Vì vậy, doanh thu từ hoạt động dịch vụ của Chi nhánh cả năm giảm 46% so với năm 2011; đạt 1,5 tỷ và chỉ chiếm 1% trong cơ cấu doanh thu của Chi nhánh.
Năm 2013 do lãi suất thị trường giảm mạnh theo các chính sách của NHNN nên doanh thu của Chi nhánh giảm 25 tỷ (tương đương giảm 13%) so với năm 2012. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn đóng góp nhiều nhất trong tổng cơ cấu với 52%; đạt 88 tỷ. Huy động vốn toàn ngành ngân hàng năm 2013 tăng 15,61% so với năm 2012. Không nằm ngoài xu hướng tăng trưởng chung đó, hoạt động huy động vốn tại PVcomBank Cần Thơ trong năm tiếp tục tăng 24% so với năm 2012; đạt 1.317 tỷ và là hoạt động có đóng góp thứ 2 trong cơ cấu doanh thu của Chi nhánh với 47%; tương đương khoảng 79 tỷ. Mặc dù quý IV/2013 PVcomBank đã chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần, doanh thu từ dịch vụ phát sinh thêm từ việc thu phí thanh toán, chuyển tiền của khách hàng. Tuy nhiên, do là ngân hàng mới nên PVcomBank có các chính sách miễn giảm phí cho các khách hàng. Vì vậy,
28
doanh thu từ dịch vụ trong năm chỉ có 1,12 tỷ; giảm 25% so với năm 2012 và vẫn chỉ đóng góp 1% trong cơ cấu doanh thu của Chi nhánh.
Bảng 3.3: Cơ cấu lãi gộp theo sản phẩm giai đoạn 2011-2013
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền %