.
4.3 ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA PVCOMBANK GIAI ĐOẠN
2011-2013 THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
Bảng 4.11: Các chỉ số tài chính của PVcomBank Cần Thơ giai đoạn 2011- 2013
STT Chỉ tiêu Đvt 2011 2012 2013
1 Doanh số cho vay Tỷ VNĐ 3.476 2.433 2.190 2 Doanh số thu nợ Tỷ VNĐ 3.843 2.690 2421
3 Tổng dư nợ Tỷ VNĐ 1.103 846 615
4 Dư nợ bình quân Tỷ VNĐ 1.287 975 730
5 Nợ quá hạn Tỷ VNĐ 243 152 92
6 Nợ xấu Tỷ VNĐ 5,5 27,1 23,4
7 DPRR được trích lập Tỷ VNĐ 3,9 3,6 3,4
8 Nợ có khả năng mất vốn (Nợ
nhóm 5) Tỷ VNĐ 5,5 15,0 14,7
9 Vòng quay vốn tín dụng (2/4) Vòng 3,0 2,8 3,3 10 Hệ số thu nợ (2/1) % 111 111 111 11 Tỷ lệ nợ quá hạn (5/3) % 22,1 18,0 15,0 12 Tỷ lệ nợ xấu (6/3) % 0,5 3,2 3,8 13 Tỷ lệ DPRR tín dụng (7/3) % 0,4 0,4 0,5
14 Hệ số khả năng bù đắp rủi ro
tín dụng 7/6) % 70,0 13,2 14,4
15 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn
(8/4) % 0,4 1,5 2,0
16 Khả năng bù đắp nợ có khả
năng mất vốn (7/8) % 70,2 23,8 22,9
Nguồn : PVcomBank Cần Thơ
4.3.1 Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn nhanh hay chậm, nghĩa là một đồng vốn của ngân hàng cho vay được bao nhiêu lần trong năm. Số vòng
50
quay càng lớn chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng luân chuyển nhanh, sử dụng vốn hiệu quả. Tuy nhiên mức độ đánh giá nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp sản xuất, chẳng hạn đối với các doanh nghiệp thương mại, vòng quay vốn tín dụng đòi hỏi phải lớn, có khi đạt 5-7lần/năm mới gọi là tốt trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất có thể chỉ cần đạt khoảng 1-2vòng/năm; ngoài ra vòng quay vốn tín dụng còn phụ thuộc vào tính thời vụ, tính chu kì của sản xuất; phụ thuộc vào thời gian của dự án…
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy vòng quay vốn tín dụng của PVcomBank Cần Thơ ở mức tương đối. Cụ thể là năm 2011 vòng quay vốn là 03 vòng/ năm; tương đương khoảng 4 tháng/ lần. Nghĩa là Chi nhánh cho vay và thu nợ bình quân 04 tháng/ lần. Năm 2012 vòng quay của Chi nhánh càng chậm lại với 2,8 vòng/ năm (tương đương khoảng 4,3 tháng/ lần). Nguyên nhân là do Chi nhánh cho vay chủ yếu đối với nhóm ngành nghề Lương thực thủy sản (chiếm 33% tổng dư nợ). Chi nhánh cho vay với hình thức tài trợ từ khâu mua nguyên liệu đầu vào, tạm trữ để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu. Thời gian cho mỗi Khế ước nhận nợ bình quân từ 5- 6 tháng. Tuy nhiên, ngành lương thực thủy sản liên tục gặp rất nhiều khó khăn giai đoạn 2011-2012.
Năm 2013 lại là một năm thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm. Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 thế giới về sản lượng tôm. Cụ thể, giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2013 đã đạt mốc 2,5 tỷ USD, tăng tới hơn 33% so với năm 2012 và vươn lên chiếm tới 44% giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Nắm bắt được xu thế của thị trường, PVcomBank Cần Thơ đẩy mạnh cho vay chủ yếu các doanh nghiệp xuất khẩu tôm. Vì vậy, vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh trong năm 2013 tăng nhanh, đạt 3,3 vòng/ năm; tương đương khoảng 3,6 tháng/ lần. Điều này cho thấy Chi nhánh có sự nắm bắt thị trường nhanh nhạy, đẩy mạnh cho vay các ngành nghề trọng điểm và hạn chế các ngành nghề khó khăn để tăng khả năng thu hồi vốn, giảm thiểu các rủi ro có thể xãy ra.
4.3.2 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả trong công tác thu nợ, chỉ tiêu này thường dung để đánh giá chất lượng nợ, và là chỉ tiêu bổ sung cho chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng. Vì vậy, hệ số này càng lớn càng chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của ngân hàng tốt.
51
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy hệ số thu hồi nợ của PvcomBank qua 3 năm được duy trì ở mức rất ổn định, đạt 111%. Nguyên nhân hệ số này đạt trên 100% là do dư nợ tại thời điểm 31/12/2010 của Chi nhánh đạt mức rất cao (1.470 tỷ) và giảm vào các năm tiếp theo do những khó khăn của thị trường. Vì vậy, năm 2011 với dư nợ giảm đến 25% so với năm 2010 nên Chi nhánh vừa thu hồi nợ cho vay đến hạn của năm 2011 và thu hồi các khoản nợ của năm 2010, đồng thời hạn chế giải ngân lại, thận trọng để kiểm soát rủi ro.
4.3.3 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước, các khoản nợ được phân loại từ Nhóm 1 đến 5 có mức trích lập dự phòng cụ thể từ 0% đến 100% của Giá trị khoản nợ trừ đi (-) Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo. Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dư nợ được trích lập dự phòng. Chỉ số này càng thấp cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp. Nếu chỉ số này cao thì có thể phản ánh chất lượng cải thiện của các khoản nợ, hoặc có thể do các khoản dự phòng chưa được trích lập đủ theo quy định.
Tuy nhiên, cách phân tích theo công thức tính của tỷ lệ này vẫn chưa phản ánh được hết bản chất thật sự của các khoản nợ. Cụ thể là tại PVcomBank Cần Thơ tỷ lệ này rất thấp, đều dưới 1%: năm 2011 và năm 2012 tỷ lệ này là 0,4% và tăng lên là 0,5% trong năm 2013. Điều này không có nghĩa là các khoản nợ xấu của PVcomBank Cần Thơ chất lượng thấp và không có khả năng thu hồi mà nguyên nhân là do các khoản nợ xấu của nhóm khách hàng doanh nghiệp (chiếm trên 80% tổng nợ xấu) đều có tài sản đảm bảo với giá trị lớn, đủ để khấu trừ hết toàn bộ khoản vay nên Chi nhánh không phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cụ thể theo quy định. Các khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cụ thể chú yếu là trích lập do các khoản vay đảm bảo bằng lương của CBNV thuộc PVN chuyển công tác sang các đơn vị khác nên không thù hội được (chiếm bình quân khoảng 70% tổng nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân).
Điều này cho thấy chiến lược kinh doanh của Chi nhánh trong công tác tín dụng rất thận trọng, chỉ cho vay khi khách hàng có tài sản đảm bảo (Chi nhánh chủ yếu nhận tài sản đảm bảo là bất động sản và các bộ chứng từ xuất khẩu. Đối với Quyền đòi nợ và hàng tồn kho Chi nhánh chỉ làm nhận làm tài sản bổ sung cho khoản vay). Vấn đề hiện tại khó khăn của Chi nhánh là xử lý
52
các tài sản đảm bảo để thu nợ do thị trường bất động sản đang đóng băng nên khả năng thanh khoản thấp.
4.3.4 Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng khi phát sinh nợ xấu. Hệ số này càng cao thì càng tốt, điều đó có nghĩa là ngân hàng trích lập dự phòng đầy đủ, trong trường hợp rủi ro thật sự xãy ra, ngân hàng sẽ sử dụng khoản dự phòng để xử lý cho các khoản nợ.
Qua bảng số liệu cho thấy hệ số này ủa PVcomBank Cần Thơ khá thấp, năm 2011 là 70%. Do năm 2011 nợ xấu phát sinh 100% từ khách hàng cá nhâ; trong đó có khoảng 70% Chi nhánh cho vay không có tài sản đảm bảo nên tỷ lệ nợ nhóm 5 trích lập 100%; còn lại 30% là các khách hàng vay mua nhà, sữa chữa nhà, … đều có tài sản thế chấp và giá trị tài sản đủ khấu trừ toàn bộ khoản vay.
Năm 2012 và 2013 hệ số này chỉ có 13,2% và 14,4%; điều này cho thấy số tiền trích lập dự phòng còn quá thấp so với tổng dư nợ xấu. Tuy nhiên, như đã trình bày tại phần 4.3.3 do định hướng Chi nhánh chỉ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp có tài sản đảm bảo nên tỷ lệ dự phòng cụ thể phái trích lập rất thấp. Đây cũng là vấn đề khó khăn cho Chi nhánh làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng do tỷ lệ nhóm nợ xấu cao, vượt quá quy định ngân hàng nhà nước vì thời gian xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ thường kéo dài và gây tốn kém cho Chi nhánh. Nhưng bên cạnh đó, lợi ích lớn hơn là ngân hàng sẽ không bị các khoản nợ xấu ăn mòn vào lợi nhuận.
4.3.5 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn
Chỉ số này cho thấy số tiền ngân có nguy cơ bị mất đi trên tổng dư nợ bình quân, chỉ số này càng thấp thì hoạt động ngân hàng càng an toàn. Tuy đã bán phần nào nợ xấu qua Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam mua – bán nợ (VAMC), nhưng do tình hình kinh tế khó khăn, sức khỏe của doanh nghiệp chưa được cải thiện nhiều, đã đẩy các khoản nợ ngân hàng vào vòng nợ xấu và nhanh chóng chuyển sang nợ nhóm 5 (nhóm nợ có khả năng mất vốn và phải trích lập 100% dự phòng). Nhóm nợ này trích lập dự phòng cao, “ăn” hết lợi nhuận. Điều này được các trong bối cảnh thị trường khó khăn hiện nay, nợ đối với doanh nghiệp không dễ kiểm soát. Vì thế, các nhóm nợ cũng có sự chuyển biến rất nhanh từ nhóm 2-3 lên nhóm 4-5 chỉ trong gang tấc.
53
PVcomBank Cần Thơ cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Năm 2011 chỉ số này chỉ có 0,4% nhưng đã nhanh chóng tăng lên 1,5% vào năm 2012 và 2% vào năm 2013. Mặc dù tỷ lệ này vẫn còn ở mức thấp so với các ngân hàng trên địa bàn, tuy nhiên cũng cho thấy rằng tình trạng nợ nhóm 5 đã có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Nếu không kiểm soát tốt và có giải pháp, lộ trình phù hợp thì con số này sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo, đặc biệt là khi Thông tư 02/2013/TT-NHNN Quy định về việc Phân loại nợ và trích lập dự phòng có hiệu lực từ ngày 01/06/2013.
4.3.6 Khả năng bù đắp nợ có khả năng mất vốn
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng đối với các khoản nợ nhóm 5. Hệ số này càng cao thì càng tốt, điều đó có nghĩa là ngân hàng trích lập dự phòng đầy đủ (100% theo quy định), trong trường hợp rủi ro thật sự xãy ra, ngân hàng sẽ sử dụng khoản dự phòng để xử lý cho các khoản nợ nhóm 5.
Tuy nhiên, chỉ số này tại PVcomBank Cần Thơ khá thấp, cụ thể: năm 2011 đạt 70,2%. Năm 2012 và 2013 lần lượt là 23,8% và 22,9%. Nguyên nhân hệ số này thấp là do hầu hết các khoản nợ xấu tại Chi nhánh đều có TSĐB nên tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cụ thể rất thấp so với dư nợ xấu. Chỉ số cho thấy khi tình huống xấu nhất xãy ra, khách hàng nợ nhóm 5 hoàn toàn mất khả năng trả nợ thì với 100đ cho vay ngân hàng chỉ sử dụng dự phòng và thu về được 22,9đ. Còn lại 77,1 đ ngân hàng phải xử lý và thu từ tài sản đảm bảo. Nợ xấu tăng, trong khi ngân hàng không thể phát mãi tài sản thế chấp để xử lý ngay do vướng mắc về thủ tục và thị trường bất động sản đóng băng là nguyên nhân khiến nợ xấu càng thêm xấu.
4.4 ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PVCOMBANK CẦN THƠ
Hiện tại, PVcomBank Cần Thơ đo lường rủi ro tín dụng theo đúng quy định tại Quyết định 493 về phân loại nợ
4.4.1 Đo lường rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân
Đối với nhóm khách hàng cá nhân, Chi nhánh phân loại nợ theo quy định tại Điều 6, Quyết định 493 của NHNN, nghĩa là căn cứ vào thời gian trả nợ của khách hàng để phân loại nợ
4.4.2 Đo lường rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp
54
Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp, Chi nhánh thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ định kỳ (03 tháng/ lần). Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được thực hiện theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 24/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam về “Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng” và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chúc tín dụng. Hệ thống này là một cấu phần quan trọng trong hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng, giúp đo lường và định dạng rủi ro tín dụng trong suốt quá trình xét duyệt cho vay và quản lý khoản vay.
PVcomBank là một trong số ít những ngân hàng của Việt Nam đã có được 3 hệ thống giá trị chấm điểm với 70 bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng định chế tài chính. Hệ thống này được xây dựng cho từng ngành kinh tế, từng nhóm đối tượng khách hàng. Hệ thống này là công cụ chủ chốt và hữu hiệu trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng.
Căn cứ vào kết quả từ phần mềm chấm điểm xếp hạng tín dụng, khách hàng sẽ được phân vào một trong các mức xếp hạng sau:
STT
Mức xếp hạng
Ý nghĩa Tổ chức Hộ kinh doanh,
cá nhân
1 AAA AAA Đây là mức xếp hạng khách hàng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng được xếp hạng này đặc biệt là tốt.
2 AA AA Khách hàng được xếp hạng này có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt.
3 A A Khách hàng được xếp hạng này có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh
55
tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt.
4 BBB BBB Khách hàng xếp hạng này có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
5 BB BB Khách hàng xếp hạng này ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B (Tổ chức) hoặc B (Cá nhân) đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
6 B B Khách hàng xếp hạng này có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB (Tổ chức) hoặc BB (Cá nhân). Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng. 7 CCC CCC Khách hàng xếp hạng này hiện thời đang
bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng nhiều khả năng không trả được nợ.
56
bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.
9 C C Khách hàng xếp hạng này trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng