.
4.4 ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PVCOMBANK CẦN THƠ
Hiện tại, PVcomBank Cần Thơ đo lường rủi ro tín dụng theo đúng quy định tại Quyết định 493 về phân loại nợ
4.4.1 Đo lường rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân
Đối với nhóm khách hàng cá nhân, Chi nhánh phân loại nợ theo quy định tại Điều 6, Quyết định 493 của NHNN, nghĩa là căn cứ vào thời gian trả nợ của khách hàng để phân loại nợ
4.4.2 Đo lường rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp
54
Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp, Chi nhánh thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ định kỳ (03 tháng/ lần). Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được thực hiện theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 24/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam về “Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng” và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chúc tín dụng. Hệ thống này là một cấu phần quan trọng trong hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng, giúp đo lường và định dạng rủi ro tín dụng trong suốt quá trình xét duyệt cho vay và quản lý khoản vay.
PVcomBank là một trong số ít những ngân hàng của Việt Nam đã có được 3 hệ thống giá trị chấm điểm với 70 bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng định chế tài chính. Hệ thống này được xây dựng cho từng ngành kinh tế, từng nhóm đối tượng khách hàng. Hệ thống này là công cụ chủ chốt và hữu hiệu trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng.
Căn cứ vào kết quả từ phần mềm chấm điểm xếp hạng tín dụng, khách hàng sẽ được phân vào một trong các mức xếp hạng sau:
STT
Mức xếp hạng
Ý nghĩa Tổ chức Hộ kinh doanh,
cá nhân
1 AAA AAA Đây là mức xếp hạng khách hàng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng được xếp hạng này đặc biệt là tốt.
2 AA AA Khách hàng được xếp hạng này có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt.
3 A A Khách hàng được xếp hạng này có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh
55
tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt.
4 BBB BBB Khách hàng xếp hạng này có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
5 BB BB Khách hàng xếp hạng này ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B (Tổ chức) hoặc B (Cá nhân) đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
6 B B Khách hàng xếp hạng này có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB (Tổ chức) hoặc BB (Cá nhân). Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng. 7 CCC CCC Khách hàng xếp hạng này hiện thời đang
bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng nhiều khả năng không trả được nợ.
56
bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.
9 C C Khách hàng xếp hạng này trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang duy trì.
10 D D Khách hàng xếp hạng D trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra, không xếp hạng D cho khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là dự kiến.
Căn cứ kết quả xếp hạng, Chi nhánh thực hiện phân loại nợ theo đúng quy định của PVcomBank và của NHNN. Đối với nhóm khách hàng này PVcomBank chia ra 02 nhóm nhỏ:
Đối với các khách hàng hoạt động chưa được 02 năm và báo cáo tài chính chưa có số dư đầu kỳ hoặc khách hàng tổ chức kinh tế vay vốn trung dài hạn để thực hiện dự án đầu tư:
Kết quả phân loại nợ được thực hiện theo điều 6 của QĐ 493 (như phân loại của nhóm khách hàng cá nhân) kết hợp với kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ, cụ thể:
Phân loại theo Điều
6
Mức xếp hạng
A B C D
Nhóm 1 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 2 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 3 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 4 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5
Đối với các khách hàng hoạt động trên 02 năm hoặc có báo cáo tài chính được lập theo 02 năm:
57 Xếp hạng khách hàng theo hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Phân loại nhóm nợ Phân loại nhóm nợ
AAA AA
A
Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1
BBB BB
B
Nợ cần chú ý Nhóm 2
CCC CC
Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3
C Nợ nghi ngờ Nhóm 4
58
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ
5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG
Nợ xấu đang ở mức cao đang là vấn đề lớn của đất nước. Hiện tại, nhiều đại biểu Quốc hội, các thành viên chính phủ và các chuyên gia kinh tế, cũng như các ngân hàng đang cố gắng tìm giải pháp để xử lý vấn đề này. Một khi nợ xấu cao và chậm được giải quyết ngày càng trở thành gánh nặng cho ngân hàng (mất thanh khoản và giảm lợi nhuận…), doanh nghiệp (khó tiếp cận vốn, số lượng doanh nghiệp dừng hoạt động, phá sản sẽ tiếp tục gia tăng) và cả nền kinh tế (hàng hóa chậm tiêu thụ, trì trệ, dần dần gây tê liệt nền kinh tế và nguy cơ bất ổn vĩ mô cao).
Giữa năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã ra quyết định thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam nhằm giúp giải quyết tình trạng nợ xấu đang ngày càng xấu đi ở các tổ chức tín dụng. Tính đến hết ngày 31-12-2013, VAMC đã mua lại 38.900 tỉ đồng nợ xấu của 35 TCTD. Việc VAMC tăng tốc mua lại nợ xấu trong hai tháng cuối năm 2013 và dư nợ cho vay tại các ngân hàng tăng đột biến trong quí cuối năm đã góp phần thu hẹp tỷ lệ nợ xấu chung của cả hệ thống tín dụng. Nhưng thực tế cơ cấu nợ xấu như trên cho thấy tình trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vẫn còn rất đáng lo ngại. Bên cạnh đó, động thái mua lại nợ xấu của VAMC hiện nay mới chỉ giống như một hình thức trì hoãn giúp các ngân hàng giảm được tỷ lệ nợ xấu và có cơ hội vay vốn NHNN để tăng trưởng tín dụng. Còn trên thực tế, kế hoạch chi tiết hay hướng xử lý những khoản nợ xấu đã VAMC mua về vẫn chưa có gì cụ thể.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn hoạt động, chủ động được chính đồng vốn của ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện thị trường khó khăn thì PVcomBank Cần Thơ cần xây dựng lộ trình, kế hoạch xử lý nợ và kiểm soát được rủi ro trong hoạt động tín dụng.
59
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
5.2.1 Tăng cường khả năng quản lý nợ vay của khách hàng doanh nghiệp
Một khoản nợ hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn nhưng nợ cũng có thể đẩy doanh nghiệp tới chỗ phá sản nếu doanh nghiệp không thể vận hành tốt để tạo ra lượng tiền mặt đủ để trang trải hoạt động kinh doanh và trả nợ ngân hàng. Điều đó lý giải vì sao một số doanh nghiệp không chắc chắn về thu nhập thường tỏ ra thận trọng với nợ. Các doanh nghiệp nhỏ cũng rất ít sử dụng nợ. Những doanh nghiệp mới khởi sự, chưa có gì chắc chắn thì càng khó khăn trong tiếp cận vốn vay. Từ đây, vấn đề đặt ra là khi đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, Chi nhánh cần phải xác định được động cơ vay mượn của doanh nghiệp và nên cấp tín dụng bao nhiêu là đủ và hình thức cấp tín dụng được thực hiện như thế nào thì đảm bảo an toàn vốn vay, cụ thể:
Chi nhánh cần xác định động cơ vay mượn thật sự của doanh nghiệp:
Việc xác định động cơ doanh nghiệp vay vốn giúp ngân hàng hiểu doanh nghiệp đi vay để tài trợ cho việc gì, qua đó các ngân hàng có thể nhận định được khả năng trả nợ của khách hàng. Doanh nghiệp có nhiều mục đích để vay như tài trợ cho khoản phải thu vì doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, tài trợ cho hàng tồn kho để thực hiện các đơn hàng, đầu tư nhà xưởng máy móc thiết bị để mở rộng sản xuất tới khi khai thác những tài sản này chuyển hóa thành tiền…
Hình thức cấp tín dụng cho khoản nợ: Sau khi đã xác định động cơ doanh nghiệp vay vốn, Chi nhánh phải đảm bảo tài trợ đúng loại nợ mà doanh nghiệp cần. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp đi vay một khoản nợ ngắn hạn trong khi nhu cầu kinh doanh cần một khoản vay dài hạn, doanh nghiệp chắc chắn sẽ gặp rắc rối tài chính. Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng chỉ sử dụng các khoản vay ngắn hạn khi có nhu cầu ngắn hạn. Trong trường hợp vay ngắn hạn khi việc kinh doanh tạm thời tăng đột biến do thời vụ. Điều này không những đáp ứng đúng nhu cầu, mà còn giúp doanh nghiệp tránh được lãi cao và các điều kiện hạn chế của vay dài hạn.
60
Hình 5.1. Chu kỳ chuyển hóa tài sản thành tiền trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Nếu ngân hàng nhận dạng được nhu cầu của doanh nghiệp thì ngân hàng sẽ đánh giá được hạn mức vay vốn đó là có quá cao hay quá thấp, thời hạn dài hay ngắn. Khi ngân hàng phân tích chu kỳ chuyển hóa tài sản của doanh nghiệp thấy rằng thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp thấp hơn năm trước. Ngân hàng có thể nhận định rằng lý do vay mượn thật sự là tài trợ cho các khoản phải thu tới khi thu được tiền. Với nhận định này, trong trường hợp điều kiện tài chính của doanh nghiệp tốt, ngân hàng có thể điều chỉnh thời hạn tín dụng phù hợp hơn.
Đối với những khoản nợ có chất lượng kém, ngân hàng phải có các biện pháp quản lý chặt chẽ. Ngay từ những khoản nợ thuộc nhóm 2 ngân hàng cần phải sớm phân tích nguyên nhân và có biện pháp tín dụng, không để kéo dài thời gian qúa hạn, dễ dẫn đến nguy cơ nợ xấu. Yêu cầu cảnh báo sớm nợ nhóm 2 đòi hỏi ngân hàng cho vay phải kiểm tra trực tiếp và thu thập thông tin về khách hàng: nguyên nhân nào dẫn đến chậm trả lãi và/hoặc gốc của khách hàng, nguyên nhân do lỗ một phi vụ, công nợ không thu được, mất một phần thị trường, lô sản phẩm hỏng không bán được, doanh nghiệp bị lừa đảo hay do nguyên nhân sâu xa như thiếu vốn chủ sở hữu, lỗ kéo dài, dòng ngân qũy âm, đầu tư tràn lan, sử dụng vốn sai mục đích, dự án kém hiệu qủa, mất
CChu kỳ tiền mặt Chu kỳ tiền hàng Tiền/ tín dụng Hàng tồn kho/ nguyên vật liệu Sảnphẩm dịch vụ Doanh thu
61
thị trường đầu vào, đầu ra, năng lực quản lý yếu. Để phòng ngừa thủ thuật vay đáo hạn nợ, kể cả trường hợp khách hàng có nguồn trả nợ nhóm 2 ngân hàng cho vay cũng cần kiểm tra tình hình khách hàng để tìm hiểu xem nguồn trả nợ từ đâu. Nếu quá hạn do một lô hàng thua lỗ, một khoản công nợ tồn đọng … cũng cần lời cảnh báo của ngân hàng cho vay để người vay tìm nguồn trả nợ, đồng thời soát xét, sửa đổi quyết định kinh doanh nhằm phòng tránh rủi ro. Nếu quá hạn do những khó khăn tài chính sâu xa thì kết qủa này giúp cả ngân hàng và doanh nghiệp cùng thông đạt lẫn nhau về giải pháp trả nợ, thống nhất lộ trình xử lý nợ toàn diện.
5.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, vai trò con người cũng giữ vị trí hết sức quan trọng, vai trò này đặc biệt quan trọng đối với cán bộ thực hiện đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong việc quyết định cấp tín dụng. Rủi ro tín dụng cao hay thấp phụ thuộc vào phẩm chất đạo đức và năng lực cán bộ tín dụng. Trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong giai đoạn gần đây, các ngân hàng thương mại đã phải trả giá quá đắt cho các bài học về sự yếu kém của cán bộ tín dụng dẫn đến rủi ro tác nghiệp hoặc những vụ án kinh tế lớn xuất phát từ sự sa sút về đạo đức của cán bộ tín dụng làm ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của ngân hàng.
Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng: Công tác tín dụng đòi hỏi khắc nghiệt nhân viên phải có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm xử lý thực tế nên đòi hỏi cán bộ mới được tuyển dụng phải qua các lớp học thẩm định phương án vay vốn, phân tích tài chính đối với doanh nghiệp, kiến thức về ngành luật liên quan và còn phải trải qua giai đoạn tích lũy kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm mới có khả năng tác nghiệp và chịu trách nhiệm độc lập. Đối với cán bộ lãnh đạo, có thể thường xuyên tham dự hội thảo hoặc diễn đàn nhằm chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao hơn nữa tầm nhìn quản lý.
Nâng cao nhận thức của cán bộ tín dụng: Việc ra đời hàng loạt ngân hàng hiện nay dẫn đến cạnh tranh về nhân sự tín dụng rất lớn. Nhu cầu về con người tăng lên đã tạo ra những khe hở cho những cán bộ tín dụng chưa đủ thâm niên, kinh nghiệm đảm nhận ở những vị trí quyết định sẽ dễ dàng dẫn đến tổn thất tín dụng. Vì thế, các ngân hàng phải chú trọng đào tạo chuyên môn và trau dồi đạo đức, tính trung thực, không bị cám dỗ bởi vật chất,ý thức luôn tuân thủ pháp luật trong hoạt động tín dụng và kiên quyết thuyên chuyển những cán bộ yếu kém về đạo đức và chuyên môn.
62
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đảm bảo thực hiện cấp tín dụng đúng quy trình, chính sách của pháp luật và hệ thống văn bản nội bộ của PVcomBank.
5.2.3 Tổ chức thu thập và lưu giữ thông tin phục vụ cho công tác đánh giá khả năng trả nợ
Để có thể dự báo được rủi ro đối với các khoản nợ xấu phát sinh Chi nhánh cần đặc biệt quan tâm đến các dấu hiệu cảnh báo sớm, trong đó tính đầy đủ, cập nhật và chính xác của thông tin là yếu tố then chốt. Nếu thông tin tài chính do doanh nghiệp cung cấp vẫn chưa đáng tin cậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả đánh giá của ngân hàng. Để có thể hạn chế rủi ro, cán bộ tín dụng phải