KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PVCOMBANK

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 35)

.

3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PVCOMBANK

ĐOẠN 2011-2013

3.2.1 Kết quả chung

Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của PVcomBank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013

Đvt: Tỷ đồng

2012/2011 2013/2012

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Số tiền % Số tiền %

Thu nhập 184 193 168 9 5 -25 -13 Chi phí 151 163 137 12 8 -26 -16

Lợi nhuận 33 30 31 -3 -9 1 4

Nguồn: PVcomBank Cần Thơ

Với những khó khăn chung của thị trường nhưng kết quả kinh doanh của PVcomBank Cần Thơ vẫn có sự tăng trưởng ổn định. Cụ thể, trong năm 2011 Doanh thu Chi nhánh đạt 184 tỷ (giảm 26 tỷ, tương đương giảm khoảng 12% so với năm 2010), lợi nhuận đạt 33 tỷ (giảm 09 tỷ, tương đương giảm khoảng 21% so với năm 2010). Sang các tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khủng hoảng nợ công tại Châu Âu tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế cả nước nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Trước những khó khăn thách thức từ môi trường bên trong và bên ngoài nền kinh tế, với chủ trương, giải pháp đúng đắn, kịp thời, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai đồng bộ, quyết liệt có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng kết hợp chính sách tài khoá thắt chặt, chính sách tỷ giá hợp lý nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối, thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng được cải thiện, lãi suất cho vay được giảm dần, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn phục vụ nhu cầu sản xuất-kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/1/2012 của Chính phủ. Thành công của NHNN là: lạm phát được kiềm chế ở mức thấp (6,81%); tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định, dự trữ ngoại hối tăng; mặt bằng lãi suất

26

cho vay giảm đáng kể và phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh theo định hướng phát triển bền vững; chính sách chống đô la hóa và vàng hóa giúp tăng giá trị VNĐ; công tác thanh tra, giám sát ngân hàng và mức độ minh bạch thông tin được nâng cao; triển khai bài bản giai đoạn đầu của đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”; tăng trưởng tín dụng tuy thấp nhưng đã có những thay đổi rõ nét về chất khi đồng vốn tín dụng đã được đưa vào khu vực sản xuất, thanh khoản hệ thống ngân hàng được đảm bảo và ổn định theo hướng tích cực. Với những thuận lợi về cơ chế chính sách của NHNN, PVcomBank Cần Thơ nỗ lực đẩy mạnh kinh doanh , kết quả năm 2012 đạt 193 tỷ, tăng 9 tỷ (tương đương khoảng 5%) so với năm 2011. Tuy nhiên, do lãi suất cho vay giảm và các chi phí quản lý khác tăng nên tổng chi phí năm 2012 tăng 8% (tương đương tăng khoảng 12tỷ) so với năm 2011, đạt 163 tỷ. Vì vậy, tổng kết lợi nhuận năm 2012 đạt 30 tỷ, giảm 3 tỷ (tương đương khoảng 9%) so với năm 2011.

Nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng năm 2013 vẫn còn nhiều sóng gió. Dẫu vậy, so với năm trước, tình hình hệ thống ngân hàng đã được cải thiện đáng kể với nhiều thành quả đáng ghi nhận. Cụ thể: NHNN đã giảm 2% các mức lãi suất điều hành; giảm 3%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn với lĩnh vực ưu tiên; giảm 1% lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi và từ cuối tháng 6 cho phép các TCTD tự ấn định lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Nhờ đó, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm 2-5%/năm so với năm 2012 và trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006. Đến cuối năm, lãi suất các khoản vay cũ đã về dưới 13%/năm, lãi suất cho vay các khoản mới kỳ hạn ngắn chỉ còn 8 – 9%/năm, có những DN tốt được vay 7%/năm. Với việc lãi suất giảm, tổng kết năm 2013 mặc dù doanh thu của PVcomBank Cần Thơ giảm 25 tỷ (tương đương giảm 13% so với năm 2012) nhưng vẫn được duy trì ở mức cao, đạt 168 tỷ. Đồng thời, do kiểm soát tốt chi phí (tổng chi phí giảm 16% so với năm 2012), nên lợi nhuận của Chi nhánh tăng 4% so với năm 2012, đạt 31 tỷ.

3.2.2. Kết quả kinh doanh theo sản phẩm

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, hoạt động tín dụng là hoạt động đóng góp nhiều nhất trong cơ cấu doanh thu của Chi nhánh qua các năm. Cụ thể: năm 2011 hoạt động tín dụng đóng góp 105 tỷ trong tổng doanh thu của Chi nhánh (chiếm 57%); hoạt động huy động vốn đóng góp 41% trong cơ cấu doanh thu, tương đương 76 tỷ. Với mô hình hoạt động là Công ty tài chính dấu

27

khí nên doanh thu từ dịch vụ chủ yếu là thu từ kinh doanh tiền tệ và bảo lãnh, các hoạt động này đóng góp chỉ có 2% trong cơ cấu doanh thu, tương đương khoảng 2,8 tỷ.

Bảng 3.2: Cơ cấu Doanh thu theo sản phẩm giai đoạn 2011-2013

Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền %

HĐV 76 94 79 17 23 -14,62 -16

Tín dụng 105 98 88 -7 -7 -10 -10 Dịch vụ 2,8 1,5 1,12 -1 -46 -0,38 -25

Tổng 184 193 168 9 5 -25 -13

Nguồn : PVcomBank Cần Thơ

Sang năm 2012 mặc dù doanh thu từ tín dụng có giảm 7 tỷ (tương đương giảm 23%) so với năm 2011 nhưng vẫn đóng góp nhiều nhất trong cơ cấu doanh thu của Chi nhánh với 51%, đạt 98 tỷ. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, huy động vốn của toàn hệ thống năm 2012 tăng khoảng 16% so với năm 2011; trong đó PVcomBank Cần Thơ tăng trưởng đến 30%; tổng doanh thu của Chi nhánh liên quan đến hoạt động này đạt 94 tỷ; chiếm 41% trong cơ cấu doanh thu. Cũng trong năm 2012 với những khó khăn của thị trường bất động sản, PVcomBank có chính sách hạn chế tín dụng đối với nhóm ngành nghề này nên doanh thu từ hoạt động bảo lãnh giảm (Chi nhánh chủ yếu cấp bảo lãnh cho các khách hàng trong lĩnh vực bất động sản). Vì vậy, doanh thu từ hoạt động dịch vụ của Chi nhánh cả năm giảm 46% so với năm 2011; đạt 1,5 tỷ và chỉ chiếm 1% trong cơ cấu doanh thu của Chi nhánh.

Năm 2013 do lãi suất thị trường giảm mạnh theo các chính sách của NHNN nên doanh thu của Chi nhánh giảm 25 tỷ (tương đương giảm 13%) so với năm 2012. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn đóng góp nhiều nhất trong tổng cơ cấu với 52%; đạt 88 tỷ. Huy động vốn toàn ngành ngân hàng năm 2013 tăng 15,61% so với năm 2012. Không nằm ngoài xu hướng tăng trưởng chung đó, hoạt động huy động vốn tại PVcomBank Cần Thơ trong năm tiếp tục tăng 24% so với năm 2012; đạt 1.317 tỷ và là hoạt động có đóng góp thứ 2 trong cơ cấu doanh thu của Chi nhánh với 47%; tương đương khoảng 79 tỷ. Mặc dù quý IV/2013 PVcomBank đã chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần, doanh thu từ dịch vụ phát sinh thêm từ việc thu phí thanh toán, chuyển tiền của khách hàng. Tuy nhiên, do là ngân hàng mới nên PVcomBank có các chính sách miễn giảm phí cho các khách hàng. Vì vậy,

28

doanh thu từ dịch vụ trong năm chỉ có 1,12 tỷ; giảm 25% so với năm 2012 và vẫn chỉ đóng góp 1% trong cơ cấu doanh thu của Chi nhánh.

Bảng 3.3: Cơ cấu lãi gộp theo sản phẩm giai đoạn 2011-2013

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền %

HĐV 18 19 21,6 1 6 2,6 14

Tín dụng 12 9 8,3 -3 -23 -1,14 -12 Dịch vụ 2,8 1,5 1,12 -1 -46 -0,38 -25

Tổng 33 30 31 -3 -9 1 4

Nguồn : PVcomBank Cần Thơ

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, mặc dù hoạt động tín dụng là hoạt động đóng góp nhiều nhất trong cơ cấu doanh thu của Chi nhánh qua các năm nhưng hoạt động huy động vốn mới là sản phẩm mang lại hiệu quả cao nhất với mức đóng góp trong cơ cấu lãi gộp luôn đứng đầu giai đoạn 2011-2013. Nguyên nhân là do cơ chế mua bán vốn giữa Chi nhánh và Hội sở: khi Chi nhánh huy động được sẽ bán vốn lại cho Hội sở và khi cần cho vay thì Chi nhánh thực hiện nghiệp vụ mua lại vốn từ Hội sở, Chi nhánh không được chủ động trong công tác nguồn vốn (không được cho vay trực tiếp từ số tiền huy động). Với ưu thế trước đây là Công ty con của Tập đoàn Dầu khí và hiện tại Tập đoàn là cổ đông góp vốn nhiều nhất với 52%, PVcomBank nói chung và Chi nhánh Cần Thơ nói riêng được sự hỗ trợ rất lớn từ các đơn vị trong ngành. Với địa bàn hoạt động rộng lớn là cả khu vực ĐBSCL, Chi nhánh Cần Thơ quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các Ban Quản lý dự án thuộc Tập đoàn Dầu khí dưới hình thức Quản lý dòng tiền (lãi suất không kỳ hạn), căn cứ kế hoạch sử dụng vốn cụ thể của từng đơn vị, Chi nhánh chia nhỏ dòng tiền và bán vốn có kỳ hạn cho Hội sở với lãi suất huy động có kỳ hạn. Vì vậy mà margin lãi gộp đối với các khoản huy động này rất cao, bình quân từ 4% - 5,5% tùy khách hàng. Do đó, hoạt động huy động vốn luôn là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh. Cụ thể: năm 2011 hoạt động huy động vốn đóng góp 18 tỷ trong tổng lãi gộp của Chi nhánh (chiếm 55%); hoạt động tín dụng đóng góp 37% trong cơ cấu lãi gộp, tương đương 12 tỷ. Với mô hình hoạt động là Công ty tài chính dấu khí nên doanh thu từ dịch vụ chủ yếu là thu từ kinh doanh tiền tệ và bảo lãnh, và đây cũng chính là lãi gộp cho Chi nhánh, các hoạt động này đóng góp 8% trong cơ cấu lãi gộp, tương đương khoảng 2,8 tỷ.

29

Năm 2012 với chính sách tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, đẩy mạnh huy động vốn đối với nhóm khách hàng trong ngành đã giúp số dư huy động của Chi nhánh tăng khoảng 30%; đạt 1.062 tỷ. Mặc dù tổng lãi gộp năm 2012 giảm 3 tỷ (tương đương giảm 9%) so với năm 2011 nhưng lãi gộp từ hoạt động huy động vốn lại tăng 5,6% (do số dư huy động tăng); đạt 19 tỷ. Hoạt động tín dụng trong năm này đóng góp 9 tỷ cho tổng lãi gộp của Chi nhánh, chiếm 31%. Hoạt động dịch vụ đóng góp 5% trong tổng cơ cấu với 1,5 tỷ (chủ yếu thu từ hoạt động bảo lãnh, hoạt động kinh doanh tiền tệ điểm chênh lệch mua bán ngoại tệ rất ít, bình quân chỉ từ 2-5 điểm. Nguyên nhân là do Chi nhánh không được mở trạng thái ngoại hối nên khi khách hàng có nhu cầu giao dịch mua hoặc bán, Chi nhánh phải bán hoặc mua lại từ Ban Nguồn vốn & Kinh doanh vốn của Hội sở).

Năm 2013 tổng doanh thu của Chi nhánh giảm 13% nhưng tổng lãi gộp lại tăng 4% (tương đương tăng khoảng 1 tỷ) so với năm 2012, chủ yếu là do hoạt động huy động vốn mang lại. Cụ thể: tổng lãi gộp từ hoạt động huy đóng vốn đạt khoảng 21,6 tỷ; chiếm 70% trong tổng cơ cấu lãi gộp. Hoạt động tín dụng đóng góp 27% với 8,3 tỷ. Mặc dù hoạt động theo mô hình ngân hàng nhưng doanh thu từ dịch vụ vẫn chưa được cải thiện do công nghệ của PVcomBank so với các ngân hàng lớn chưa đủ sức cạnh tranh, hoạt động này đóng góp 1,12 tỷ trong lãi gộp của Chi nhánh, chiếm tỷ trọng 4%.

30

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011-2013

4.1 TÌNH HÌNH CHUNG

Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế vận động theo các quy luật khách quan như: Quy luật giá trị, quy luật cung- cầu, quy luật cạnh tranh…. Các doanh nghiệp để có thể đứng vững trên thương trường thì cần phải có vốn để đầu tư và tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn tối ưu để doanh nghiệp có thể khai thác. Các doanh nghiệp phát triển cũng có nghĩa là nền kinh tế phát triển. Như vậy, tín dụng ngân hàng là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và góp phần điều hành nền kinh tế thị trường. Nhận định được vai trò của hoạt động tín dụng nên PVcomBank luôn chú trọng, đẩy mạnh phát triển theo các chính sách của NHNN tại từng thời kỳ cho phù hợp với định hướng phát triển của nền kinh tế.

Bảng 4.1: Tình hình hoạt động tín dụng của PVcomBank Cần Thơ phân theo thời hạn cho vay giai đoạn 2011-2013

Đvt: Tỷ đồng

Tiêu chí 2011 2012 2013

2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 3.476 2.433 2.190 -1.043 -30 -243 -10

Ngắn hạn 3.476 2.433 2.190 -1.043 -30 -243 -10

Trung dài hạn 0 0 0

Doanh số thu nợ 3.843 2.690 2.421 -1.153 -30 -269 -10

Ngắn hạn 3.822 2.683 2.417 -1.139 -30 -266 -10 Trung dài hạn 21 7 4 -14 -67 -3 -43

Dư nợ 1.103 846 615 -257 -23 -231 -27

Ngắn hạn 997 747 520 -250 -25 -227 -30 Trung dài hạn 106 99 95 -7 -7 -4 -4

31

4.1.1 Doanh số cho vay

Từ năm 2010 với những khó khăn của thị trường tín dụng, chủ trương của PVcomBank là hạn chế cho vay trung dài hạn và hạn chế cho vay tài trợ dự án. Vì vậy, giai đoạn này Chi nhánh Cần Thơ không triển khai cho vay đối với loại hình này. Năm 2011 Doanh số cho vay của Chi nhánh đạt 3.476 tỷ, trong đó:

+ Vay ngắn hạn: chiếm 100% với 3.476 tỷ

+ Vay trung dài hạn: 0% do chính sách hạn chế cho vay của Hội sở Dư nợ năm 2011 giảm 25% so với năm 2010 do hệ thống ngân hàng phải "thắt lưng buộc bụng", kiềm chế tăng trưởng tín dụng ở mức thấp chưa từng có trong lịch sử phát triển ngành ngân hàng, đạt 12 - 13% so với trung bình của 5 năm trước là 33% và 10 năm là 29,4%. Có thể thấy rằng, Tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, tăng ở mức thấp, cơ cấu tín dụng chuyển theo hướng tích cực, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, giảm cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất.

Năm 2012, NHNN đã tích cực chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động của TCTD, cơ cấu tín dụng chuyển hướng tích cực phù hợp với chủ trương chống đô la hóa và tập trung vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của NHNN, cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực, hiệu quả và an toàn hơn, góp phần quan trọng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Không nằm ngoài chỉ đạo chung đó, PvcomBank Cần Thơ cũng thận trọng trong việc phát triển tín dụng và lựa chọn khách hàng nhằm kiểm soát rủi ro, doanh số cho vay năm 2012 tiếp tục giảm 1.043 tỷ (tương đương giảm khoảng 30%) so với năm 2011, đạt 2.433 tỷ; trong đó:

+ Vay ngắn hạn: chiếm 100% với 2.433 tỷ

+ Vay trung dài hạn: 0% do chính sách hạn chế cho vay của Hội sở Sang năm 2013, trên cơ sở định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14-16%, tín dụng tăng khoảng 12%, NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013 cho các nhóm TCTD trên cơ sở tình hình hoạt động và khả năng mở rộng tín dụng của các TCTD và yêu cầu các TCTD thực hiện kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng do NHNN giao. Cho phép các TCTD tiếp tục xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)