Myoglobin sử dụng để phân tích hoạt tính chống oxy hóa trong hệ phản ứng Fenton lipid/myoglobin/H2O2 khá đắt tiền và khó bảo quản. Vì vậy, nghiên cứu này đã thử nghiệm sử dụng FeCl2 để thay thế myoglobin trong hệ phản ứng Fenton. Cơ chế phản ứng xảy ra như sau:
Fe2+ + H2O2 Fe3++ •OH + OH –
Gốc tự do •OH sinh ra kích hoạt oxy hóa lipid, lipid hydroperoxide tạo thành bị phân hủy tạo thành malondialde (MDA) phản ứng với acid thiobarbituric (TBA) tạo thành màu đỏ son hấp thụ cực đại ở bước sóng 535nm.
Vì vậy, để đánh giá khả năng áp dụng mô hình phản ứng Fenton cho việc phân tích hoạt tính chống oxy hóa của BHT, nghiên cứu này đã tiến hành phân tích hoạt tính chống oxy hóa của BHT bằng mô hình phản ứng Fenton trong cả 2 hệ lipid/myoglobin/H2O2 và lipid/FeCl2/H2O2 và lần lượt so sánh với 3 phương pháp phân tích hoạt tính chống oxy hóa thường được áp dụng là: khả năng khử gốc tự do DPPH, tổng năng lực khử và khả năng khử H2O2. Thí nghiệm được bố trí như sơ đồ hình 2.2.
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá khả năng áp dụng mô hình phản ứng Fenton để phân tích hoạt tính chống oxy hóa của BHT
Khả năng áp dụng mô hình phản ứng Fenton cho việc phân tích hoạt tính chống oxy hóa của BHT được đánh giá dựa vào mối tương quan giữa khả năng chống oxy hóa lipid được xác định từ mô hình phản ứng Fenton với khả năng khử gốc tự do DPPH, tổng năng lực khử và khả năng khử H2O2 của BHT ở các nồng độ như nhau.
BHT
0,1g/ml 0,2g/ml 0,3g/ml 0,4g/ml 0,5g/ml
Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa
Khả năng chống oxy hóa lipid bằng
mô hình Fenton theo 2 hệ Khả năng khử H2O2 Khả năng khử gốc tự do DPPH Tổng năng lực khử
Phân tích mối tương quan giữa kết quả đánh giá bằng mô hình phản ứng Fenton với các phương pháp khác
Kết luận khả năng áp dụng mô hình phản ứng Fenton để đánh giá hoạt tính chống oxy hóa