Định hướng phát triển không gian xanh công cộng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò và khả năng xây dựng vành đai xanh theo quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội (Trang 78 - 101)

3. Cấu trúc luận văn

3.3.3.Định hướng phát triển không gian xanh công cộng

Không gian công cộng là một thành phần vô cùng quan trọng của đô thị. Một đô thị phát triển thành công và bền vững phải là một đô thị có hệ thống không gian

công cộng với chất lƣợng cao, cảnh quan đẹp, và bền vững về mặt môi trƣờng. Ở

quy mô khu ở, không gian công cộng cần đƣợc nhìn nhận nhƣ một yếu tố quyết định trong việc mang lại chất lƣợng cuộc sống cho một khu đô thị, biến khu đô thị trở thành một môi trƣờng sống tốt nơi con ngƣời cảm thấy thật sự gắn bó. Do đó, việc tạo ra một hệ thống không gian công cộng tốt có ý nghĩa vô cùng quan trọng với khu đô thị.

3.3.3.1. Định hướng phát triển cây xanh trục đường giao thông

- Đối với các tuyến đƣờng lớn có chiều rộng vỉa hè trên 5m nên trồng các loài cây đại mộc hoặc trung mộc. Thân cây xanh thẳng, dáng cây cân đối, không sâu bệnh, không bị tổn thƣơng cơ học.

- Đối với các tuyến đƣờng trung bình có chiều rộng vỉa hè từ 3m đến 5m nên trồng các loài cây trung mộc hoặc tiểu mộc.

- Đối với các tuyến đƣờng nhỏ có chiều rộng vỉa hè hẹp dƣới 3m, đƣờng cải tạo bị khống chế về mặt bằng và không gian thì cần tận dụng những cây hiện có hoặc trồng tại những vị trí thƣa công trình, ít vƣớng đƣờng dây trên không và không gây hƣ hại các công trình sẵn có.

- Khoảng cách giữa các cây trồng từ 4m đến 10m tùy thuộc vào loài cây đại mộc, trung mộc, tiểu mộc hoặc theo từng vị trí cụ thể của quy hoạch trên khu vực, đoạn đƣờng. Chú ý trồng cây ở khoảng trƣớc tƣờng ngăn giữa hai nhà phố, tránh trồng giữa cổng hoặc trƣớc chính diện nhà dân đối với những nơi có chiều rộng vỉa hè dƣới 5m.

- Khoảng cách các cây đƣợc trồng tính từ mép lề đƣờng từ 0,6m đến 1,0m tùy thuộc vào loài cây đại mộc, trung mộc, tiểu mộc hoặc theo từng vị trí cụ thể của quy hoạch trên khu vực, đoạn đƣờng.

- Cây xanh đƣờng phố và các dải cây phải hình thành một hệ thống cây xanh liên tục và hoàn chỉnh, không trồng quá nhiều loại cây bóng mát trên một tuyến phố. Trồng từ một đến hai loại cây bóng mát đối với các tuyến đƣờng, phố có chiều dài dƣới 2km. Trồng từ một đến ba loại cây bóng mát đối với các tuyến đƣờng, phố có chiều dài từ 2km trở lên hoặc theo từng cung, đoạn đƣờng.

- Đối với các dải phân cách có bề rộng dƣới 2m chỉ trồng cỏ, cây bụi thấp, cây tạo hình hoặc các loại cây trang trí khác. Các dải phân cách có bề rộng từ 2m trở lên có thể trồng các loại cây thân thẳng có chiều cao và bề rộng tán lá không gây ảnh hƣởng đến an toàn giao thông, trồng cách điểm đầu dải phân cách, đoạn qua lại giữa hai dải phân cách khoảng 3m - 5m để đảm bảo an toàn giao thông.

- Cây bóng mát đƣợc trồng cách các góc phố 5m - 8m tính từ điểm lề đƣờng giao nhau gần nhất; các loại cây đƣợc trồng tại khu vực giao lộ phải đảm bảo không gây ảnh hƣởng đến tầm nhìn giao thông.

- Cây bóng mát đƣợc trồng cách các họng cứu hỏa trên đƣờng 2m - 3m; cách cột đèn chiếu sáng và miệng hố ga 1m - 2m.

- Cây bóng mát đƣợc trồng cách mạng lƣới đƣờng dây, đƣờng ống kỹ thuật (cấp nƣớc, thoát nƣớc, cáp ngầm) từ 1m - 2m.

- Các loại cây đƣợc trồng dƣới đƣờng dây điện phải đảm bảo hành lang an toàn lƣới điện theo quy định của pháp luật về điện lực.

- Tại các trụ cầu, cầu vƣợt, bờ tƣờng nghiên cứu thiết kế bố trí trồng dây leo để tạo thêm nhiều mảng xanh cho đô thị, có khung với chất liệu phù hợp cho dây leo để bảo vệ công trình. Tại các nút giao thông quan trọng ngoài việc phải tuân thủ các quy định về bảo vệ an toàn giao thông, tổ chức trồng các loại cây, tạo thành mảng xanh làm tăng vẻ mỹ quan đô thị.

Đối với trục đường trong khu dân cư

Để tạo nên sự phong phú và phát huy hiệu quả của các tuyến đƣờng sẽ trồng cây ven đƣờng, trong đó đặc biệt chú trọng tới các loại cây trồng nhiều màu sắc (cây ban, cây sƣa, cây móng bò, cây bằng lăng...). Trục cây xanh trên đƣờng trong khu dân cƣ giúp cho khu vực luôn mát mẻ và giảm các yêu cầu năng lƣợng cho điều hòa không khí.

Hình 3.14 – Định hƣớng quy hoạch trục cây xanh trên đƣờng

Trục đƣờng trong khu dân cƣ thƣờng nối giữa các phƣờng, xã với

nhau. Các loại đƣờng này là nơi có nhiều xe cộ đi lại do đó gây bụi và ô nhiễm. Cây xanh đƣợc trồng ở đó sẽ giúp thanh lọc không khí, chặn bụi, tiếng ồn, tạo bầu không khí trong sạch.

Phát triển dải cây xanh phân cách để biến con đƣờng trở thành một phần của tự nhiên, ngoài tác dụng tạo bóng mát cho đƣờng đi, dải cây xanh phân cách sẽ tạo cảm giác thoải mái, thân thiện với thiên nhiên và con ngƣời. Hiện nay, dải phân cách xanh trên các trục đƣờng thƣờng trồng các cây bụi và thảm cỏ, gây mất diện tích công năng và diện tích sử dụng đất và rất tốn kém chi phí chăm sóc. Tại các

đƣờng giao thông trong khu vực nghiên cứu tiến hành bố trí 2 hàng cây trên đƣờng phố, gồm 2 dạng:

- Dạng thuần loài: các hàng cây trồng đƣợc quy hoạch cụ thể theo từng chủng loại cây

- Dạng hỗn loài: hai bên vỉa hè đƣợc trồng nhiều loài cây khác nhau.

Đối với những đƣờng có độ rộng hơn 30m và có 2 làn đƣờng thƣờng có 2 hàng cây bên đƣờng, đề xuất trồng thêm ở dải phân cách các cây bóng mát có hoa (cây Ban, cây Bằng Lăng...). Các cây ở hai bên đƣờng này chủ yếu là các loại cây to, cho nhiều bóng mát. Đối với đƣờng có dải phân cách ở giữa sẽ tiến hành phủ kín bằng cỏ và vẫn trồng những cây thân gỗ có hoa, cao từ 5m trở lên. Những cây thân gỗ có hoa sẽ vừa mang lại vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa tạo cho con ngƣời cảm giác dễ chịu hơn khi việc trồng cây xanh, trồng hoa, thảm cỏ ở vỉa hè đƣợc chăm chút hơn. Mỗi loài hoa một màu sắc, một dáng vẻ sẽ tạo nên một vẻ đẹp sắc màu liên tục, không gây nhàm chán cho con đƣờng (Một số loại cây thân gỗ thích hợp trồng trong đô thị đƣợc trình bày tại phụ lục).

Một số ví dụ về trục đƣờng cần quy hoạch trồng cây xanh trong khu vực nghiên cứu

Ví dụ 1, trục đƣờng Văn Tiến Dũng thuộc xã Phú Diễn là đƣờng mới mở, hai bên đƣờng đã tiến hành trồng cây xanh. Độ rộng của đƣờng khoảng 20 – 22m, mỗi bên đƣờng rộng khoảng 10 – 11m, dải phân cách rộng 2m. Dải phân cách đƣờng đang đƣợc trồng cây cảnh nhỏ, cây bụi thấp tầng, không tạo đƣợc bóng mát cho

đƣờng. Đối với tuyến đƣờng có dải phân cách ở giữa, đề xuất trồng thêm các loại

cây hoa có chiều cao <2m nhƣ Cúc ngũ sắc, đỗ quyên, trạng nguyên... Đây là những loài cây cho hoa thƣờng xuyên vào các mùa trong năm. Bên cạnh đó việc trồng các loại cây có lá màu sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí chăm sóc cây. Khi trồng thêm loài cây này vào giữa dải phân cách sẽ tạo không gian ngập tràn sắc hoa trong năm, tạo cho con đƣờng một cảm giác mềm mại, hiền hòa.

Hình 3.15 - Ảnh hiện trạng đƣờng Văn Tiến Dũng, xã Phú Diễn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ 2, trục đƣờng Phan Trọng Tuệ thuộc xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì là trục đƣờng mới mở, mật độ phƣơng tiện giao thông đi lại rất nhiều, hai bên đƣờng hầu nhƣ chƣa tiến hành quy hoạch trồng cây xanh. Độ rộng của đƣờng khoảng 11m, không có dải phân cách ở giữa đƣờng. Do đó, đƣờng Phan Trọng Tuệ luôn trong tình trạng bị nắng suốt cả ngày, bụi dày đặc, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của ngƣời dân hai bên đƣờng. Do đó, đề xuất tiến hành trồng trục cây xanh ở tuyến đƣờng này. Trục cây xanh này phải gồm những cây thân gỗ to, dễ mọc, thích nghi đƣợc với điều kiện thời tiết nắng nóng và tạo nhiều bóng mát nhƣ Sao đen, Phƣợng, Sấu...

Hình 3.16 – Hiện trạng trục đƣờng Phan Trọng Tuệ, xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì

Ngoài ra còn rất nhiều đƣờng liên thôn, đƣờng làng đã đƣợc bê tông hóa nhƣng đang thiếu diện tích cây xanh nghiêm trọng. Tại đây có thể khuyến khích

ngƣời dân trồng cây xanh tại đƣờng làng, ngõ xóm, trƣớc cửa nhà bằng hình thức hỗ trợ tặng cây xanh, nâng cao nhận thức, hành động của ngƣời dân qua các đợt truyền thông môi trƣờng. Đề xuất các loại cây trồng trên đƣờng này gồm: cây nhãn, bằng lăng, cây phƣợng, dâu da xoan...

Đối với trục đường cạnh sông Nhuệ

Trục đƣờng dọc sông Nhuệ cũng rất cần quan tâm và có những biện pháp cải tạo phù hợp. Hiện nay trục đƣờng dọc sông Nhuệ chƣa đƣợc quy hoạch hoàn chỉnh, cây trồng dọc sông Nhuệ chủ yếu là do ngƣời dân trồng tự phát (trồng cau bụng, trồng rau, trồng chuối...). Chính bởi vậy việc cải tạo và phát triển cây xanh trục đƣờng cạnh sông Nhuệ là vô cùng cần thiết. Độ rộng của đƣờng khoảng 3 – 5m.

Hình 3.17 - Ảnh hiện trạng đƣờng dọc sông Nhuệ

Khu vực dọc 2 bên sông Nhuệ đã đƣợc kè bờ để tránh tình trạng sạt lở mỗi khi có mƣa to. Đƣờng dọc sông Nhuệ này nên lựa chọn các loại cây trồng xen kẽ nhƣ Phƣợng, Móng bò, Ban là những cây thƣờng xanh, tán rộng lại có hoa đẹp. Các loại cây nên đƣợc trồng thành dải bố trí xen kẽ cây bụi có hoa để tạo không gian

xanh, tận dụng tối đa đất đai. Những dải cây xanh này giống nhƣ bộ lọc, ngăn chặn bùn và chất dinh dƣỡng chảy vào sông. Nƣớc mƣa thấm vào đất, hoặc đƣợc giữ lại trên lá hoặc đƣợc rễ cây hút, nhờ đó môi trƣờng thủy sinh nƣớc ít bị hủy hoại hơn, và thành phố có thể giảm bớt yêu cầu đầu tƣ cho các hệ thống xử lý nƣớc.

Hình 3.18 – Định hƣớng cây trồng trục đƣờng dọc sông Nhuệ

Tuy nhiên, việc trồng cây xanh trên các trục giao thông có thể sẽ làm giảm tầm nhìn của lái xe, gây ảnh hƣởng đến giao thông trong khu vực nếu không có những biện pháp quản lý hợp lý. Do đó, cần có sự quản lý tốt công tác quy hoạch và các yêu cầu kỹ thuật trồng cây hai bên đƣờng để đảm bảo an toàn giao thông trong khu vực.

3.3.3.2. Định hướng phát triển không gian xanh công viên

Mục tiêu của việc phát triển công viên này là xây dựng khu vực thành một khu vƣờn chung của mọi ngƣời, mảng xanh là một phần trong đời sống của ngƣời dân, nhiệm vụ tạo nên môi trƣờng sống tốt nhất với các khu vui chơi nghỉ ngơi giải trí tiện ích qua sự tham gia của cộng đồng. Việc cải tạo nâng cấp các công viên cũ nhƣ công viên Hà Đông, công viên Yên Sở, Mễ Trì... là rất cần thiết. Các công viên này sẽ đƣợc nâng cấp không gian xanh hiện có, tạo thành công viên sinh thái gắn với hoạt động thể thao, thành các cánh rừng ở đô thị giúp tiết kiệm năng lƣợng do giảm nhiệt độ, tạo bóng mát cho khu vực, làm mát không khí và phản xạ lại ánh nắng. Diện tích cây xanh tăng chủ yếu là ở các công viên đƣợc xây dựng và nâng cấp mới.

Ngoài việc trồng thêm cây cối bóng mát thì việc lắp đặt các đèn chiếu sáng công cộng tiết kiệm năng lƣợng có thể giúp giảm bớt từ 30 – 40% [10] các chi phí về năng lƣợng truyền thống, và tùy thuộc vào chi phí và mức độ sẵn có của các loại bóng đèn, thời gian hoàn vốn có thể chƣa đầy ba năm. Việc lắp đặt các hệ thống ngắt điện tự động và điều khiển tự động và việc thiết kế lại các hệ thống chiếu sáng (nhằm giảm bớt những khu vực thừa hoặc thiếu ánh sáng) cũng có thể giúp tiết kiệm thêm năng lƣợng.

Nguồn: Internet

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN

1. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay tại khu vực Vành đai xanh tỷ lệ diện tích không gian xanh trên đầu ngƣời còn thấp, thiếu không gian xanh công cộng nhƣ vƣờn hoa, công viên, cây xanh trục đƣờng. Cấu trúc không gian xanh thiếu tính liên tục và phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại các bãi cỏ, những khu vực trồng hoa màu, ruộng lúa, hoa.

2. Những cơ sở khoa học đƣợc trình bày trong luận văn này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hƣớng phát triển khu vực Vành đai xanh, nhằm cải thiện chất lƣợng môi trƣờng, nâng cao sức khỏe cho ngƣời dân và mang lại giá trị kinh tế lớn.

3. Các định hƣớng phát triển, lựa chọn phƣơng pháp đúng đắn mang lại thẩm mỹ, sự đa dạng cho khu vực nghiên cứu. Các loài cây, giống lúa, hoa màu... đều phù hợp với điều kiện tự nhiên Hà Nội nói chung và khu vực Vành đai xanh nói riêng cũng nhƣ chức năng của từng loại hình sử dụng đất.

4. Việc quy hoạch và phát triển Vành đai xanh cho thủ đô Hà Nội là vô cùng cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, Vành đai xanh chƣa đƣợc nghiên cứu cụ thể, chƣa có sự điều tra và số liệu thực tế. Chính bởi vậy cần có sự tiếp tục điều tra sâu hơn để Vành đai xanh đƣợc phát triển thực tế và đúng với vai trò, ý nghĩa mà chúng mang lại.

KHUYẾN NGHỊ

- Cần có sự quan tâm của hệ thống chính quyền từ xã, quận/huyện đến thành phố đối với việc triển khai thực hiện nội dung định hƣớng phát triển Vành đai xanh theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội.

- Cần có sự phối hợp đa ngành, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý để đảm bảo sự hài hòa với tầm nhìn dài hạn của khu vực.

- Đầu tƣ xây dựng năng lực cho khu vực.

- Cần xây dựng những phƣơng án khả thi cụ thể để phổ biến, tuyên truyền và nâng cao nhận thức của ngƣời dân về việc tham gia phát triển đô thị xanh. Ngƣời

dân có cơ hội tham gia các hoạt động môi trƣờng và các chƣơng trình giáo dục nâng cao nhận thức.

- Cần có những chế độ chính sách hợp lý hoặc sự đầu tƣ, hỗ trợ cho ngƣời dân sống trong khu vực để khuyến khích phát triển không gian xanh

Nội dung luận văn bƣớc đầu đã xây dựng đƣợc cơ sở cho việc định hƣớng phát triển khu vực Vành đai xanh của Hà Nội, cụ thể là điều tra hiện trạng phần không gian xanh, vai trò của Vành đai xanh xác định đƣợc một số vị trí để đề xuất hƣớng phát triển phù hợp. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu, nên luận văn này còn nhiều thiếu sót, tôi hy vọng đây sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn và cụ thể hơn nhằm phát triển Vành đai xanh theo quy hoạch của Thủ đô Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia, Hà Nội, ngày truy cập: 21/06/2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

http://vi.wikipedia.org/wiki/Hà_Nội

2. Bùi Mạnh Hùng (1996), Những giải pháp sử dụng cây xanh trong kiến trúc nhà ở

hiện đại, Luận văn Thạc sỹ, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010 - Tổng

quan môi trường Việt Nam, Hà Nội

4. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 – Về chất

thải rắn, Hà Nội

5. Châu Phi thiết lập “vành đai xanh” từ Tây sang Đông, ngày truy cập: 01/07/2012 http://www.baomoi.com/Chau-Phi-thiet-lap-vanh-dai-xanh-tu-tay-sang- dong/144/4498967.epi

6. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), UBND thành phố Hà Nội, Chương

trình phát triển đô thị tổng thể thủ đô Hà Nội nước CHXHCN Việt Nam 3/2007

(HAIDEP), Báo cáo cuối cùng, Hà Nội.

7. Các phong trào quy hoạch – P3: Thành phố vƣờn, ngày truy cập: 12/07/2012

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò và khả năng xây dựng vành đai xanh theo quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội (Trang 78 - 101)