Vai trò của vành đai xanh trong phát triển đô thị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò và khả năng xây dựng vành đai xanh theo quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội (Trang 34 - 40)

3. Cấu trúc luận văn

1.4.4.Vai trò của vành đai xanh trong phát triển đô thị

Vành đai xanh ở trong và xung quanh khu vực đô thị có thể không cứu ngƣời nhƣng chúng lại rất quan trong đối với hệ sinh thái của khu vực đó. Sự đa dạng của các loài thực vật và cây cối trong vành đai xanh có tác dụng hút các loại bụi bẩn gây ô nhiễm. Đồng thời, chúng còn là kho chứa khí cacbonic giúp giảm sức nóng toàn cầu. Ngoài tác dụng trong việc cải thiện môi trƣờng sống của cây cối, hệ thống nông nghiệp trong khu vực Vành đai xanh cũng có tác dụng to lớn trong việc tăng trƣởng

kinh tế, hình thành các vùng nông nghiệp sinh thái. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế phát triển tốt nhƣng nếu không biết cách dùng vành đai xanh để kiểm soát thì sẽ không thể mang lại sự phát triển bền vững.

Các vành đai xanh của đô thị là cầu nối các đô thị với tự nhiên

Các vành đai xanh cũng rất quan trọng trong việc giúp dân cƣ các thành phố cảm thấy gần gũi hơn với tự nhiên. Tiến sĩ S.C. Sharma ở Ủy ban Nghiên cứu công nghiệp và khoa học của Ấn độ tin tƣởng rằng: tất cả các thành phố nên có những khu vực nhất định để phát triển các vành đai xanh. Điều này nhằm mang lại sức sống và màu sắc cho những khối nhà bê tông cao tầng. Hơn thế, nó còn đem lại môi trƣờng lành mạnh cho các khu đô thị.

Ngoài ra, khu vực vành đai xanh còn tạo cơ hội phát triển các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao ngoài trời gần các khu vực đô thị. Các nhà nghiên cứu về tâm lý cho biết mối quan hệ tích cực giữa diện tích và dạng không gian xanh với tuổi thọ cũng nhƣ sức khỏe thể chất tinh thần, vì khi hòa vào các không gian xanh nhƣ vƣờn hoa hay công viên, con ngƣời luôn cảm thấy hứng thú với những hoạt động có lợi cho sức khỏe nhƣ đi bộ, chạy hay đi xe đạp. Công viên, vƣờn hoa, vƣờn dạo là nơi đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của ngƣời dân địa phƣơng (tổ chức các trò chơi theo phong tục, tập quán, các hoạt động giải trí nâng cao trình độ văn hóa và phù hợp với từng lứa tuổi) và cũng là nơi gặp gỡ, giao tiếp của tất cả mọi tầng lớp trong xã hội. Cây xanh cũng là một yếu tố gắn bó các thành viên trong xã hội nhờ các hoạt động văn hóa, giáo dục...

Với nhịp độ công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng tăng, công việc của mỗi ngƣời càng ngày càng bận rộn và căng thẳng, phát sinh căn bệnh stress. Và một trong những phƣơng thuốc chữa bệnh tự nhiên, hữu hiệu cho những ngƣời bị bệnh stress đó là tập thể dục, nghỉ ngơi, giải trí, thƣ giãn tại các vƣờn hoa, công viên hay chỉ là đi dạo tại những con đƣờng với một màu xanh dịu mát của những hàng cây. Các cảnh quan thiên nhiên không những làm đẹp nơi chúng ta sinh sống mà còn có thể làm tăng cảm giác an toàn, thậm chí làm giảm những trận xô xát và tội phạm. Tiếp xúc với thiên nhiên làm giảm căng thẳng và các cảm xúc cáu giận ở con ngƣời.

Vì vậy hiện nay những khu nghỉ dƣỡng gắn liền với thiên nhiên, các công viên, quảng trƣờng là địa điểm lý tƣởng đối với ngƣời dân thành phố để trút bỏ những bận rộn, lo toan của cuộc sống thƣờng nhật. Đặc biệt là các loại hình du lịch sinh thái, du lịch gắn liền với thiên nhiên đang ngày càng thu hút đƣợc du khách trong và ngoài nƣớc.

Các vành đai xanh giúp hạn chế việc mở rộng quá mức của các đô thị

Các vành đai xanh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế việc đô thị hóa quá mức. Đây đang là xu hƣớng của các thành phố muốn mở rộng xuống vùng nông thôn và môi trƣờng sống của các động vật hoang dã. Giữa thành phố trung tâm và các đô thị vệ tinh thƣờng là các vành đai xanh. Các thành phố trung tâm theo mô hình đô thị vệ tinh thƣờng bị giới hạn khu vực phát triển để không biến thành một đại đô thị khổng lồ.

Tạo cảnh quan hấp dẫn gần nơi mà người dân sinh sống

Cây xanh thƣờng có màu sắc và hình dáng phong phú quanh năm. Các loài cây, cỏ, hoa tùy theo mùa mà tô điểm cảnh sắc tự nhiên, tạo ra những cảnh quan dễ chịu thích hợp với mọi ngƣời, làm phong phú thêm nội dung nghệ thuật kiến trúc của thành phố. Các loại cây xanh đặc biệt kết hợp với địa hình, với công trình kiến trúc hình thành những bố cục cây xanh đa dạng là phong cách riêng của từng vùng, từng thành phố.

Vẻ đẹp của cây xanh sẽ làm mềm mại hơn những công trình xây dựng, tạo ra những mảng xanh, mảng màu rực rỡ, khiến cho các công trình, các đƣờng phố trở nên đẹp hơn, thoáng mát hơn, đặc biệt tại khu vực có mật độ các công trình xây dựng lớn.

Giữ lại đất trong nông nghiệp, lâm nghiệp

Ngày nay, trong quá trình phát triển của thành phố, nhiều khu công nghiệp, khu công nghệ, khu chế xuất, khu dân cƣ mới, sân golf... đƣợc hình thành đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp đáng kể. Việc hình thành và phát triển vành đai xanh với những quy định pháp luật sẽ có tác dụng giữ lại đất trong nông

nghiệp, lâm nghiệp. Vấn đề này giúp đảm bảo an ninh lƣơng thực cho khu vực, tránh tình trạng đô thị quá mức, thừa nhân lực lao động dẫn đến các tệ nạn xã hội.

Cải thiện điều kiện vi khí hậu

- Tác dụng hạ thấp nhiệt độ và tăng độ ẩm của cây xanh

Nhiệt độ không khí ở khu vực có trồng cây xanh thƣờng thấp hơn khu vực không đƣợc trồng cây xanh, đồng thời độ ẩm tại nơi có nhiều cây xanh lại cao hơn. Một số nghiên cứu đã cho thấy, nhiệt độ không khí ở khu vƣờn cây và ao hồ thấp

hơn trong thành phố 1 – 30C, biên độ dao động nhiệt độ trong ngày nhỏ hơn rõ rệt,

còn độ ẩm không khí cao hơn từ 1 – 7% [12]

Ban ngày, cây xanh hấp thụ ánh sáng mặt trời và khí CO2 để tiến hành quá trình quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ và nhả O2 dựa vào khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời của chất diệp lục:

6CO2 + 5H2O + 674calo = C6H10O5 + 6O2

6CO2 + 6H2O + 674calo = C6H12O6 + 6O2

Khi hấp thụ ánh sáng mặt trời trong quá trình quang hợp, cây xanh cũng hấp thụ nhiệt bức xạ mặt trời. Đối với vi khí hậu đó là một tác dụng rất tốt. Cây xanh có thể hấp thụ đƣợc 30 – 80% bức xạ mặt trời chiếu tới, tùy theo kiểu lá và số lƣợng lá. Cây càng có lá rậm rạp, vòm lá càng rộng thì khả năng hấp thụ bức xạ càng nhiều, vì diện tích mặt lá lớn. Tổng diện tích của bề mặt lá cây ƣớc tính bằng 75 lần diện tích trồng cây, tổng diện tích lá cỏ ƣớc tính bẳng 25 – 35 lần diện tích bãi cỏ [12]

Bên cạnh quá trình quang hợp, cây xanh còn thực hiện quá trình hô hấp. Ngƣợc lại quá trình quang hợp, dƣới tác dụng của các men, qua một chuỗi phản

ứng, gluco đƣợc phân tích thành khí CO2, năng lƣợng và hơi nƣớc đƣợc giải phóng.

Năng lƣợng đƣợc sử dụng vào hoạt động sống của tế bào, còn hơi nƣớc và khí cacbonic đƣợc thải ra ngoài qua các lỗ khí hổng của lá, hơi nƣớc này cũng làm dịu mát không khí. Tuy nhiên, quá trình hô hấp của cây rất yếu so với quá trình quang hợp. Dƣới ánh sáng mặt trời, quang hợp diễn ra với tốc độ nhanh hơn quá trình hô hấp từ 10 đến 30 lần [18].

Cây xanh không những trực tiếp hấp thụ bức xạ mà còn có tác dụng cản bức xạ, thông thƣờng chúng có thể ngăn đƣợc 60 – 80% bức xạ mặt trời. Theo nghiên cứu ở thành phố Tasken (Nga), chỗ quang đãng tổng bức xạ đạt tới 800 – 805

kcal/m2h, trong khi đó dƣới tán cây xanh, bức xạ xuyên qua nhỏ hơn 122 kcal/m2

h,

và nhiều trƣờng hợp chỉ có 40 – 60 kcal/m2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

h [12].

Cây xanh còn có tác dụng giảm bớt lƣợng phản xạ ra môi trƣờng xung quanh. Hệ số Anbedo của tƣờng trắng đạt tới 70% (A=0,7), tức là 7/10 bức xạ chiếu đến sẽ bị phản xạ ra xung quanh [15]. Còn hệ số Anbedo của các bức tƣờng có cây leo thì nhỏ hơn tƣờng trắng từ 2,5 đến 3,5 lần [12].

Mặt khác, cây luôn luôn hút nƣớc từ dƣới đất lên. Mặt đất dƣới cây xanh ẩm ƣớt hơn, khi nắng nƣớc sẽ bốc hơi, cho nên cây xanh có tác dụng giảm nóng rõ rệt. Số liệu đo lƣờng thực tế cho thấy nhiệt độ ở mặt đất ẩm ƣớt thấp hơn nhiệt độ ở mặt

đất khô tới 5,50C [12]. Do đó, những mảng cây xanh lớn trong các khu có mật độ

xây dựng lớn có thể làm giảm nhiệt độ không khí

- Cây xanh phòng gió

Cây xanh làm giảm tốc độ gió. Những khối cây xanh lớn, trồng dày có thể làm thay đổi hƣớng gió, do thiết kế có thể điều chỉnh hƣớng gió mát vào khu vực nhà ở và hạn chế gió lạnh. Tùy thuộc vào mật độ nhà, nếu tán phủ của cây chiếm 10% có thể làm giảm tốc độ của gió từ 10 – 20% (Heisler, 1989). Ngoài ra việc giảm tốc độ gió của cây xanh còn tùy thuộc vào chủng loại cây, cao độ cây, mật độ và tầng tán, độ rộng của đất đai mà có hiệu quả khác nhau.

Cải thiện chất lượng môi trường không khí

Ở các nguồn gây ô nhiễm, cây xanh có tác dụng phòng chống khí độc hại. Khói bụi ở các xí nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp bốc cao, theo gió tản về thành phố, tới vùng cây xanh tốc độ gió giảm, bụi rơi xuống vào lá, thân cây và đƣợc giữ lại làm sạch không khí.

- Giảm nồng độ bụi trong không khí

Bụi bốc cao và nhiều ở các xí nghiệp, khu công nghiệp và do các hoạt động giao thông theo tốc độ gió tản rộng thành phố, bay tới vùng cây xanh tốc độ gió giảm, bụi rơi xuống vào lá, thân cây, bụi đƣợc giữ lại.

Khu cây xanh cũng nhƣ những thảm cỏ cũng có tác dụng hạn chế nguồn bụi bay lên từ mặt đất đặc biệt từ các bãi trống, bãi cát. Cây xanh có thể làm giảm nồng độ bụi trong không khí 20 – 65%. Kết quả đo đƣợc ở một số đƣờng phố ở Hà Nội cho thấy khi bên đƣờng phố có dãy cây xanh thƣa nồng độ bụi ở tầng hai chỉ bằng 30 – 50% nồng độ bụi ở nhà tầng một [18].

Khả năng lọc bụi của cây phụ thuộc vào đặc thù của lá cây (càng nhám càng dễ bám bụi), lá to hay nhỏ, dày hay thƣa, vòm cây hay tán cây... và phụ thuộc vào thời tiết (nếu có định kỳ mƣa đều đặn thì hiệu quả lọc bụi của cây xanh tốt hơn khi trời nắng to liên tục, vì mƣa có tác dụng rửa sạch lá để dính bám bụi mới).

- Hấp thụ các chất độc hại

Trên cơ sở các quá trình hoạt động hóa sinh và vật lý mà cây xanh có khả năng hấp thụ các chất khí độc hại, bụi chì, hơi chì trong không khí, cũng nhƣ các kim loại nặng trong đất.

Các kim loại nặng và khí độc đƣợc cây hấp thụ sẽ chủ yếu bị giữ ở phần mô bì của lá cây, một phần đƣợc chứa trong thân cây và rễ cây. Những loại cây thân gỗ hấp thụ các khí độc hại và kim loại nặng nhƣ chì rất tốt, vì nó có tác dụng làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm độc hại trong môi trƣờng và không gây độc hại đối với con ngƣời. Nhìn chung, cây xanh có thể giảm 10 – 35% ô nhiễm chất khí độc hại trong môi trƣờng [13].

- Giảm tiếng ồn

Khả năng giảm tiếng ồn của cây xanh không những phụ thuộc vào loại cây mà còn phụ thuộc vào cách bố trí cây, phối hợp các loại cây có tán, có vòm, các khóm cây, bụi cây và các dậu cây.

Nhờ khả năng lọc sạch không khí, hút bớt bụi khói và tiếng ồn, đồng thời phần nào ngăn cản đƣợc khí độc hại công nghiệp. Vì vậy nó thƣờng đƣợc dùng làm khoảng cách ly giữa khu công nghiệp và khu dân cƣ trong thành phố. Để giảm ồn cây xanh phải đƣợc trồng hợp lý trên đƣờng giao thông đặc biệt là các rào chắn địa hình nhƣ các con đƣờng hẹp hay những còn đƣờng đắp cao.

- Tiêu diệt vi khuẩn, chỉ thị ô nhiễm

Một số cây xanh có tác dụng sát trùng, vệ sinh môi trƣờng tạo điều kiện dễ chịu đối với con ngƣời. Một số cây khác có tác dụng chỉ thị mức độ ô nhiễm của môi trƣờng, nhằm phát hiện nhanh tình trạng môi trƣờng và giảm chi phí đo đạc, kiểm chứng. Do đặc tính thích nghi của các loài khác nhau đối với môi trƣờng, một số loài cây rất nhạy cảm với hơi độc, những loài cây chỉ thị nhƣ thế có thể là cỗ máy cảnh báo ô nhiễm môi trƣờng. Mức độ cảnh báo là do các loài cây khác nhau và các loại khí độc khác nhau

Ý nghĩa kinh tế

Kết hợp sản xuất nông nghiệp cũng là một phƣơng châm phát triển vành đai xanh nhƣ: các vƣờn ƣơm, vƣờn cây ăn quả, khu sản xuất rau sạch, trồng lúa và hoa màu...

Bên cạnh đó, việc hình thành và phát triển các loại hình kiến trúc xanh cũng mang lại lợi ích về kinh tế. Vành đai xanh là sản xuất nông nghiệp sẽ đảm bảo phần nào đó vấn đề an ninh lƣơng thực của vùng.

Vành đai xanh góp phần nâng cao giá trị bất động sản trong đô thị theo lý thuyết đô thị học hiện đại bền vững. Một đô thị công nghệ cao nhƣng có điều kiện sống, điều kiện vi khí hậu tốt.

Vành đai xanh đảm bảo vùng lõi của đô thị Hà Nội ổn định về mặt môi trƣờng khi đô thị phát triển (định vị rõ ranh giới vùng hạt nhân kinh tế đô thị Hà Nội để tránh sự phát triển quá mức của đô thị).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò và khả năng xây dựng vành đai xanh theo quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội (Trang 34 - 40)