Hiện trạng một số không gian xanh trong Vành đai xanh của Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò và khả năng xây dựng vành đai xanh theo quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội (Trang 52 - 64)

3. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Hiện trạng một số không gian xanh trong Vành đai xanh của Hà Nội

a, Hiện trạng khu dân cư khu vực Vành đai xanh

Theo bản đồ hiện trạng khu dân cƣ, trong khu vực Vành đai xanh khu dân cƣ sinh sống khá nhiều, với diện tích khu dân cƣ là 1923,33ha, chiếm 36,32% tổng diện tích khu vực Vành đai xanh. Các khu dân cƣ này phân bố rải rác dọc theo sông Nhuệ.

Trƣớc đây, giá trị quy hoạch của làng, xã đƣợc thể hiện chủ yếu ở các cấu trúc truyền thống bền vững cũng nhƣ thành phần chứa đựng trong làng xã nhƣ lũy tre làng, cổng, đƣờng làng, ao và giếng làng, đình, chùa, miếu, đền, chợ... Cấu trúc của đƣờng làng tự nhiên theo địa hình, thế đất nhƣng vẫn có những quy tắc nhất định. Hai bên đƣờng làng đƣợc trồng hai hàng cây nhƣ tre, xƣơng rồng, cây dâm bụt xén tỉa điểm xuyết theo tuyến là cây lấy gỗ nhƣ xoan, nhãn nối liền giữa khuôn viên các nhà tạo nên tuyến đƣờng làng vừa có bóng mát vừa có cảnh quan đẹp.

Ngày nay, nhằm đáp ứng điều kiện phát triển mô hình kinh tế - xã hội nông thôn cũng đòi hỏi của xã hội về nhu cầu dãn đân, tách hộ gia đình, nhu cầu mở rộng đất ở... bên cạnh các làng xã truyền thống đã xuất hiện nhiều điểm dân cƣ mới với tỷ lệ cây xanh, mặt nƣớc ít hơn. Các điểm dân cƣ hiện quy hoạch giống với các khu ở trong đô thị, đƣờng xá quy hoạch vuông góc theo kiểu ô cờ, nhà ở bố trí thẳng hàng nhƣ nhà mặt phố tạo nên những khối nhà bê tông liền kề, thiếu cây xanh, mặt nƣớc, thiếu các công trình văn hóa, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.

Theo bản đồ hiện trạng khu dân cƣ trong khu vực Vành đai xanh thì khu vực quận Hà Đông và huyện Từ Liêm có mật độ dân số khá cao. Trong quá trình khảo sát cho thấy, khu vực Vành đai xanh chủ yếu là nhà ở thấp tầng, đƣợc ngƣời dân xây dựng thành các nhà hộp bê tông cao 3, 4 tầng. Đối với nhà ở tại các làng xã truyền thống, gồm nhà ở bám theo trục đƣờng làng và nhà ở nông thôn mới xây trên đất của ngôi nhà ở truyền thống. Những ngôi nhà này đƣợc xây dựng theo hình mẫu nhà ống, do sao chép không có lựa chọn nên hầu hết đều không phù hợp với môi trƣờng cảnh quan nông thôn. Các loại nhà này thƣờng có chiều rộng từ 4 – 5m, chiều dài từ 10 – 20m, xây cao 1- 3 tầng kiểu mái bằng, ngôi nhà chỉ có một hƣớng lấy ánh sáng từ mặt trƣớc nên thƣờng bị tối, khả năng chiếu sáng tự nhiên và thông gió rất kém, phải sử dụng đèn điện và quạt để chiếu sáng và làm mát không gian nên rất tốn năng lƣợng.

Nhiều nhà ở trong khu vực này đã xây dựng thêm chỗ để xe ô tô, không gian kinh doanh buôn bán... Không gian trƣớc đây dành làm sân phơi, vƣờn cây, ao cá, chuồng trại chăn nuôi... nay đã chuyển đổi thành cổng nhà hoặc không gian dịch vụ bán hàng bám sát mép đƣờng. Không gian nhà ở khu vực Vành đai xanh mang một diện mạo mới, hiện đại hơn nhƣng lại thiếu nét bản sắc văn hóa kiến trúc, chƣa thực sự phù hợp với điều kiện khí hậu và phá vỡ môi trƣờng thiên nhiên bền vững.

Ngoài những ngôi nhà “hộp” kể trên thì trong khu vực nghiên cứu còn một số các ngôi nhà đƣợc xây dựng kiên cố, thấp 2 – 3 tầng và có sân vƣờn. Những ngôi nhà này có thƣờng bố trí sân trƣớc cửa nhà. Sân trƣớc kết hợp với trồng cây cảnh, các loại cây ăn quả, bể nƣớc mƣa, bể cảnh và hòn non bộ.

Bên cạnh đó còn rất ít nhà có cấu trúc quy hoạch cũ, đó là nhà 1 tầng ở giữa khu đất, xung quanh là vƣờn. Vƣờn trung tâm trồng hoa và cây cảnh tạo cảnh quan bám xung quanh sân, ngoài ra, còn có vƣờn trồng rau, xây giàn, trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Những kiểu này nhà còn rất ít, chủ yếu là ở các xã thuộc huyện Thanh Trì nhƣ Tứ Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Tả Thanh Oai. Vƣờn cây xung quanh nhà vừa đem lại giá trị cảnh quan, giá trị kinh tế vừa có giá trị cải thiện vi khí hậu của khu vực (tạo bóng mát, chắn gió, chắn bớt bức xạ mặt trời, chiếu sáng tự nhiên...).

Các cụm dân cƣ sống đông đúc, đƣờng giao thông đã đƣợc bê tông hóa, thuận lợi cho việc đi lại của ngƣời dân. Tuy nhiên, các loại đƣờng liên thôn, đƣờng làng chƣa có sự đầu tƣ quy hoạch trồng cây xanh. Hai bên đƣờng cây bụi mọc cao mất cảnh quan khu vực, không đem lại lợi ích về bóng mát và cải thiện vi khí hậu tại khu vực. Đã có nhiều dấu hiệu tích cực trong việc thu gom xử lý rác thải. Việc thu gom rác sinh hoạt đƣợc thực hiện bằng phƣơng tiện phổ thông là xe đẩy tay theo tần suất 2 lần/ngày. Việc thu gom chất thải rắn từ các hộ gia đình, cơ quan, chợ, đƣờng phố thƣờng vào lúc 18h đến 20h bằng xe đẩy tay theo cách báo hiệu bằng kẻng để ngƣời dân đem chất thải rắn đổ vào xe sau đó công nhân sẽ chuyển đến nơi tập kết. Ở những nơi ngõ, xóm nhỏ hẹp xe đẩy tay không vào đƣợc hoặc những nơi gần sông hồ, bãi đất trống phần lớn ngƣời dân đều đổ rác ra những nơi này gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trƣờng. Chất thải rắn khu vực nông thôn thƣờng có tỷ lệ

chất hữu cơ khá cao, chủ yếu là từ thực phẩm thải, chất thải vƣờn và phần lớn đều là chất hữu cơ dễ phân hủy, tỷ lệ các thành phẩn dễ phân hủy chiếm tới 65% trong chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn. Tại các khu vực công cộng, đặc biệt là chợ, do các thùng đựng rác công cộng còn thiếu và cũng do ý thức của ngƣời dân còn kém nên có tình trạng vứt chất thải rắn bừa bãi. Điều này đã làm mất mỹ quan, vệ sinh môi trƣờng và gây khó khăn cho việc thu gom. Bên cạnh đó, chất thải và nƣớc thải không đƣợc kiểm soát từ các hộ gia đình cạnh sông thƣờng đổ bừa ra ven sông, thậm chí đổ trực tiếp xuống sông dẫn tới những tác hại về môi trƣờng và sức khỏe ngƣời dân ở địa phƣơng.

Việc xây dựng, phát triển khu dân cƣ trong khu vực hiện nay do không quan tâm kế thừa các yếu tố kiến trúc truyền thống, đặc biệt không chú trọng đến bố trí sân, vƣờn, cảnh quan nên đang làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng ở, tiêu hao nhiều năng lƣợng.

b, Hiện trạng sản xuất cây nông nghiệp

Do chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hƣớng, hiệu quả nên giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng. Tổng diện tích đất nông nghiệp trong khu vực Vành đai xanh là 1906,75ha chiếm 36,01% tổng diện tích Vành đai xanh, bao gồm đất trồng rau, đất trồng lúa, đất trồng hoa màu, đất trồng bƣởi, đất trồng hoa.

Bảng 3.1 – Hiện trạng đất nông nghiệp trong khu vực Vành đai xanh Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đất trồng rau 528,37 27,71 Đất trồng lúa 809,17 42,43 Đất trồng hoa màu 127,74 6,69 Đất trồng bƣởi 257,43 13,5 Đất trồng hoa 184,04 9,65 Tổng cộng 1906,75 100

Khu vực nghiên cứu có hiện trạng đất sử dụng trồng các cây nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn (36,01% tổng diện tích Vành đai xanh). Hiện nay, do quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, nông dân chƣa đƣợc tổ chức trong các hợp tác xã và hiệp

hội ngành hàng, kết cấu hạ tầng còn kém phát triển nên chất lƣợng nhiều loại nông sản còn thấp, nhất là rau quả... Phần lớn các loại nông sản trong khu vực chế biến xuất khẩu ở dạng sơ chế, mẫu mã bao bì chƣa phù hợp, chƣa có thƣơng hiệu, giá trị gia tăng thấp. Bên cạnh đó, ngƣời nông dân còn khá xa lạ với các tiêu chuẩn kỹ thuật đƣợc áp dụng phổ biến trên thị trƣờng quốc tế nhƣ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, về xuất xứ hàng hóa, về bảo vệ môi trƣờng... Nếu có những biện pháp phát triển nông nghiệp bền vững kết hợp với sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua các chính sách trợ giá, hƣớng dẫn kỹ thuật thì sẽ đảm bảo đƣợc vấn đề an ninh lƣơng thực, đồng thời bảo vệ môi trƣờng khu vực.

Trong khu vực Vành đai xanh theo quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội chủ yếu trồng lúa, rau sạch và các loại cây lƣơng thực (ngô, khoai...). Trong đó, khu vực các xã thuộc huyện Từ Liêm, Thanh Trì trồng chủ yếu là các loại cây hoa (hoa hồng, hoa cúc, thƣợc dƣợc...) và các loại rau (cải, cải xoang, rau dền, rau muống...), ngoài ra còn trồng một số các loại cây ăn quả (chuối, bƣởi...) đan xen tuy nhiên số lƣợng không đáng kể.

Hình 3.2 – Hoa hồng đƣợc trồng tại xã Tây Tựu, Từ Liêm

Hình 3.3 – Ruộng rau ở xã Thanh Liệt, Thanh Trì

Các loại rau, hoa đƣợc phủ kín bằng lƣới, việc sử dụng lƣới này để che chắn ngăn ngừa côn trùng thâm nhập (chủ yếu là các loại bƣớm, bọ cánh cứng, côn trùng...) và tránh rét cho cây. Chính vì có tác dụng ngăn ngừa côn trùng phá hoại nên đã giảm đƣợc tối đa lƣợng thuốc trừ sâu sử dụng, tạo nên sản phẩm an toàn hơn. Tuy nhiên, lƣới bao quanh chỉ đƣợc sử dụng chủ yếu vào mùa lạnh kết hợp với việc sử dụng bóng đèn để giữ nhiệt độ phù hợp cho cây. Việc đƣa mô hình nhà lƣới trồng rau ngoại thành là một bƣớc đột phá mới trong việc đƣa các công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Với việc sản xuất nông nghiệp trên một diện tích nhỏ, muốn đạt hiệu quả ngƣời trồng rau phải đầu tƣ thâm canh, áp dụng kỹ thuật mới trong việc bón phân, chăm sóc, sử dụng giống mới và tăng vụ. Tuy nhiên, những kỹ thuật này đƣợc ít ngƣời dân áp dụng do thiếu kiến thức về khoa học – kỹ thuật và các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc.

Ngoài rau và hoa thì lúa cũng đƣợc ngƣời dân trồng khá phổ biến, chiếm 42,43% trong tổng số diện tích đất nông nghiệp có trong khu vực vành đai xanh.

Việc thâm canh phát triển cây lƣơng thực, rau thực phẩm, cây ăn quả có thể gây ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc mặt, nƣớc dƣới đất do lạm dụng phân bón hóa hoạc, chế phẩm hóa học bảo vệ thực vật, tạo tiền đề tồn dƣ lƣợng chất hóa học trong môi trƣờng đất, làm chai đất, làm mất đi môi trƣờng phát triển của các vi sinh vật trong đất, dẫn đến đất bị thoái hóa. Tình trạng dùng phân chuồng, phân bắc chăm bón trực tiếp cho cây trồng còn khá phổ biến, đây là nguy cơ dễ gây ô nhiễm đất, nƣớc đồng thời dễ gây ngộ độc và dịch bệnh cho ngƣời tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp.

Hình 3.4 – Ruộng lúa xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì

Hình 3.5 – Ruộng lúa xã Xuân Phƣơng, Từ Liêm

Đặc biệt, trong khu vực Vành đai xanh có một vùng trồng bƣởi ở xã Phú Diễn. Bƣởi Diễn là đặc sản nổi tiếng của địa phƣơng, đƣợc đông đảo nhân dân biết đến. Cây bƣởi đƣợc biết đến không chỉ do quả thơm ngon, có giá trị kinh tế cao mà đã trở thành một nét văn hóa đặc trƣng của Từ Liêm. Diện tích trồng bƣởi vào khoảng 143,12ha. Mặc dù có giá trị cao về mặt kinh tế và tinh thần nhƣng hiện nay những đề tài nghiên cứu cụ thể và chi tiết nhằm bảo tồn và nâng cao năng suất cây bƣởi chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Trong điều kiện quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết.

c, Hiện trạng mặt nước trong khu vực

Hiện nay trong khu vực có khoảng 596,93 ha là mặt nƣớc. Không gian mặt nƣớc trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là các ao nhỏ trong làng, xã, các ao cá (khu vực quận Hoàng Mai). Hiện nay, các ao hồ đang có bị ô nhiễm và có nguy cơ bị biến mất ngày càng nhiều. Phần lớn các ao hồ bị ô nhiễm chất hữu cơ, nguyên nhân là do các ao nhỏ này phần lớn chƣa đƣợc kè xung quanh, nƣớc thải sinh hoạt và một phần nƣớc thải từ gia đình hoặc cộng đồng tùy tiện thải xuống ao. Các ô nhiễm này làm tăng nồng độ các chất hữu cơ, vƣợt quá khả năng tự làm sạch của ao hồ, dẫn đến suy thoái chất lƣợng nƣớc, dẫn đến thiếu hụt oxy, tăng lƣợng trầm tích trong ao hồ, khiến cho nƣớc của nhiều ao hồ đục bẩn, đe dọa hệ sinh thái.

Không gian mặt nƣớc này sẽ đƣợc định hƣớng để giữ gìn và khôi phục hệ thống sông, ao hồ, đầm nƣớc, cân bằng môi trƣờng sinh thái, tăng cƣờng khả năng tiêu thoát nƣớc đô thị, phát huy giao thông thủy và hoạt động du lịch, vui chơi giải trí.

3.1.3. Tổng hợp hiện trạng một số khu vực trong Vành đai xanh của Hà Nội

Khu vực Vành đai xanh là tổng hợp của rất nhiều yếu tố (hệ thống nông nghiệp, giao thông, mặt nƣớc, khu dân cƣ,...). Trong khu vực Vành đai xanh, diện tích đất nông nghiệp và đất khu dân cƣ chiếm tỷ lệ khá nhiều (lần lƣợt là 36,01% và 36,32%). Hƣớng phát triển Vành đai xanh của Thủ đô Hà Nội là giữ lại diện tích đất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lƣơng thực, tạo cảnh quan sinh thái phù hợp với điều kiện sống của con ngƣời. Do đó, đề tài sẽ có những định hƣớng phát triển khu vực theo hƣớng phát triển bền vững, phù hợp với quy hoạch của Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò và khả năng xây dựng vành đai xanh theo quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)