Định hướng phát triển khu dân cư sinh thái trong vành đai xanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò và khả năng xây dựng vành đai xanh theo quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội (Trang 68 - 73)

3. Cấu trúc luận văn

3.3.1.Định hướng phát triển khu dân cư sinh thái trong vành đai xanh

a. Đối với vùng nông thôn mới:

Trƣớc hết phải nói về tổ chức không gian điển hình nhà ở Việt truyền thống: ngôi nhà + sân + vƣờn + ao, một cấu trúc sinh thái đặc trƣng. Ngôi nhà chính bao gồm ba hoặc năm gian, nhiều khi thêm hai chái. Nhà là một không gian thống nhất, tạo điều kiện tối ƣu cho không khí lƣu thông, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Hàng hiên và sân sạch là những nhân tố chuyển tiếp mềm, từ thiên nhiên vào nhà và ngƣợc lại. Vƣờn không chỉ cung cấp rau quả, củi và vật liệu xây dựng; nó là phƣơng tiện điều tiết khí hậu trong khuôn viên nhà. Ao là một phát minh kỳ lạ về mặt sinh thái của văn minh cƣ trú Việt: đào ao lấy đất đắp nền, lấy nơi thả bèo và thả cá; tắm giặt, thoát nƣớc mƣa, làm mát không khí. Kiến trúc này vừa mở tối đa vào mùa hạ và lại vừa khép kín ở chừng mực có thể vào mùa đông.

Nhƣ vậy, không gian nhà Việt cổ truyền đƣợc triển khai theo sơ đồ khép. Cuộc sống cũng diễn ra theo sơ đồ khép. Đầu vào và đầu ra cùng một nơi. Mọi chất thải đều tiêu tan tại chỗ hoặc ngay trên cánh đồng làng. Kiến trúc hầu hết có nguồn gốc hữu cơ, không có móng, cũng tự xóa dấu vết. Thiên nhiên bị dùng cả ngàn vạn năm và trăm kiếp, ít bị suy chuyển.

Song, với sự đô thị hoá quá nhanh đã làm mất đi sự cân bằng giữa Kiến trúc – Con ngƣời – Thiên nhiên. Do vậy, con ngƣời đã phải tìm ra cách để lấy lại sự cân bằng đó.

Trong khu vực Vành đai xanh có rất nhiều khu dân cƣ hiện hữu (nhƣ đã đánh giá ở phần 1). Các khu dân cƣ này chủ yếu là dân bản địa, đã sống lâu năm tại khu đất đó. Chính bởi vậy, đề tài đề xuất định hƣớng phát triển các nhà ở sinh thái tại các khu vực dân cƣ. Phát triển khu dân cƣ sinh thái không chỉ phát triển theo hƣớng tăng diện tích xanh của cây trồng mà còn có thể tạo ra các khu dân cƣ sinh thái, tiết kiệm năng lƣợng, vệ sinh sạch sẽ. Các giải pháp công nghệ đơn giản nhƣ lắp đặt thiết bị cách điện trong nhà hoặc sử dụng các vòi nƣớc đƣợc thiết kế hiệu quả thƣờng tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí hơn so với nhiều loại công nghệ mới.

Nguồn: [10]

Hình 3.9 – Định hƣớng phát triển nhà sinh thái thích hợp cho địa phƣơng

Hƣớng phát triển này dựa trên nguyên tắc tiết kiệm năng lƣợng, vệ sinh sạch sẽ và thân thiện với môi trƣờng. Việc lắp đặt các tuabin thông gió có tác dụng giảm nhiệt trong phòng kín, tăng lƣợng khí lƣu thông đi vào nhà. Ngoài ra còn tạo các hƣớng gió thông thoáng đi qua các phòng khách, phòng học, phòng làm việc và ra ngoài qua cửa chính, cửa sổ, cửa mái, tránh đi qua phòng ngủ. Nƣớc mƣa sẽ theo đƣờng ống, mái nhà... chảy tới hệ thống ống dẫn đến bể chứa nƣớc mƣa. Tại đây nƣớc mƣa sẽ đƣợc tận dụng vào việc tƣới cây trong vƣờn hoặc sử dụng làm nƣớc sinh hoạt (xả toa-lét, rửa xe...). Sử dụng nƣớc mƣa cho việc tƣới vƣờn và sinh hoạt

sẽ giảm lƣợng đáng kể nƣớc sạch trong cuộc sống hàng ngày của ngƣời dân. Đối với điện trong nhà thì một phần điện và nƣớc nóng sử dụng trong nhà sẽ đƣợc lấy từ giàn pin năng lƣợng mặt trời. Năng lƣợng từ mỗi một tấm pin mặt trời có diện tích

1m2 sẽ cung cấp đƣợc khoảng 100kwh mỗi năm, tƣơng đƣơng với năng lƣợng đƣợc

sử dụng cho 3m2 không gian nhà ở (Nguồn: [10]). Năng lƣợng mặt trời có những

ƣu điểm nhƣ: sạch, chi phí nhiên liệu và bảo dƣỡng thấp, an toàn cho ngƣời sử dụng... Đồng thời, việc phát triển giàn pin năng lƣợng mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lƣợng hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trƣờng. Vì thế, đây đƣợc coi là nguồn năng lƣợng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lƣợng cũ đang ngày càng cạn kiệt. Toàn bộ lƣợng nƣớc thải sinh hoạt trong gia đình sẽ đƣợc dẫn ra bể phốt, xử lý nƣớc thải sơ bộ, sau đó dẫn ra ao thủy sinh. Nƣớc từ ao thủy sinh này cũng có thể dùng trong việc tƣới cây, rau trồng trong vƣờn, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa tiết kiệm tối đa lƣợng nƣớc cấp vào việc tƣới tiêu. Bên cạnh đó thì rác thải sinh hoạt của hộ gia đình cũng là một vấn đề lớn. Thông thƣờng, khối lƣợng rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn/ngoại thành là 0,3 – 0,5kg/ngƣời/ngày

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011 về Chất thải rắn). Lƣợng rác thải sinh

hoạt này sẽ đƣợc phân chia thành các loại (rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ...), sau đó lƣợng rác này sẽ đƣợc tái sử dụng hoặc bán phế liệu. Các loại rác thải hữu cơ phát sinh trong gia đình sẽ đƣợc đƣa vào thùng ủ phân compost. Ủ phân compost là giải pháp đƣợc sử dụng rộng rãi tại các nƣớc có hệ thống phân loại tốt, trên cơ sở quá trình phân hủy hiếu khí tự nhiên của các vi sinh vật biến rác thành mùn và chất dinh dƣỡng cho cây trồng. Việc ủ compost đem lại nhiều lợi ích lớn, trong đó lợi ích đầu tiên là giải quyết đƣợc khối lƣợng rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng ngay tại hộ gia đình; dùng làm phân bón cho vƣờn cây của mình, bớt một khoản tiền đáng kể mua phân bón.

Ở đây, các yếu tố môi trƣờng đƣợc áp dụng cho tất cả các loại vật liệu, dù là vật liệu đƣợc sử dụng ở những vị trí dễ nhìn ngoài mặt tiền, hay tại các vị trí ngầm dƣới đất, hoặc trong nhà. Trong số này bao gồm các vật liệu làm tƣờng, và các thiết bị lắp đặt cho công trình xây dựng. Khuyến khích ngƣời dân lựa chọn sử dụng các

sản phẩm bền vững và đã đƣợc thử nghiệm về tính thân thiện với sinh thái bằng các hình thức trợ giá của Nhà nƣớc. Tránh sử dụng các vật liệu có khả năng nguy hại, chẳng hạn nhƣ đồng và kẽm, để ngăn chặn các chất không mong muốn bị rò rỉ và thoát ra ngoài môi trƣờng.

Ngoài ra, việc trồng nhiều cây xanh có bóng mát và các mái nhà xanh giúp giảm nhu cầu sử dụng năng lƣợng và giữ cho nƣớc mƣa không chảy vào hệ thống thoát nƣớc thải, đồng thời làm giảm tốc độ của các dòng nƣớc mƣa.

Để thực hiện định hƣớng phát triển nhà sinh thái có hiệu quả đối với ngƣời dân khu vực, các cơ quan quản lý cần xây dựng chƣơng trình giới thiệu cho các cƣ dân trong khu vực các cách thức thực tiễn với chi phí vừa phải để thực hiện định hƣớng phát triển. Trong chƣơng trình giới thiệu có thể gồm các biện pháp nhƣ: (1) chuyển đổi sang các thiết bị chiếu sáng sử dụng năng lƣợng hiệu quả, (2) lắp đặt các bể chứa nƣớc mƣa trong nhà, (3) sử dụng điều hòa nhiệt độ hiệu quả hơn, (4) tiếp tục tái chế và duy trì nguồn nƣớc, (5) Lắp đặt các tấm pin mặt trời và hệ thống đun nƣớc nóng bằng năng lƣợng mặt trời, (6) trồng thêm cây xanh.

Có thể nói rằng đây là một mô hình nhà ở sinh thái thân thiện với môi trƣờng, giảm phát thải, hạn chế sử dụng tài nguyên thiên nhiên, rất phù hợp với các khu vực nông thôn mới.

b. Đối với khu đô thị mới:

Tiêu chí quy hoạch khu đô thị sinh thái:

Theo nhận định của các nhà nghiên cứu về đô thị sinh thái, các tiêu chí quy hoạch đô thị sinh thái có thể đƣợc khái quát trên các phƣơng diện sau: kiến trúc công trình, sự đa dạng sinh học, giao thông, công nghiệp và kinh tế đô thị:

- Về kiến trúc, các công trình trong đô thị sinh thái phải đảm bảo khai thác tối đa nguồn mặt trời, gió và nƣớc mƣa để cung cấp năng lƣợng và đáp ứng nhu cầu nƣớc. Thông thƣờng là nhà cao tầng để dành mặt đất cho không gian xanh.

- Sự đa dạng sinh học của đô thị phải đƣợc đảm bảo với các hành lang cƣ trú tự nhiên, nuôi dƣỡng sự đa dạng sinh học và đem lại sự tiếp cận với thiên nhiên để nghỉ ngơi.

- Giao thông và vận tải cần hạn chế bằng cách cung cấp lƣơng thực và hàng hóa chủ yếu nằm trong phạm vi đô thị hoặc các vùng lân cận. Phần lớn dân cƣ đô thị sẽ sống và làm việc trong phạm vi bán kính đi bộ hoặc xe đạp để giảm thiểu nhu cầu di chuyển cơ giới. Sử dụng các phƣơng tiện giao thông công cộng nối liền các trung tâm để phục vụ nhu cầu di chuyển xa hơn của ngƣời dân. Chia sẻ ô tô con địa phƣơng cho phép mọi ngƣời chỉ sử dụng khi cần thiết.

- Công nghiệp của đô thị sinh thái sẽ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái sử dụng, tái sản xuất và tái sinh. Các quy trình công nghiệp bao gồm cả việc tái sử dụng các sản phẩm phụ và giảm thiểu sự vận chuyển hàng hóa.

- Kinh tế đô thị sinh thái là một nền kinh tế tập trung sức lao động thay vì tập trung sử dụng nguyên liệu, năng lƣợng và nƣớc, nhằm duy trì việc làm thƣờng xuyên và giảm thiểu nguyên liệu sử dụng.

Nguyên tắc chính để tạo dựng những thành phố sinh thái:

- Xâm phạm ít nhất đến môi trƣờng tự nhiên.

- Đa dạng hóa nhiều nhất việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con ngƣời.

- Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ thống đô thị đƣợc khép kín và tự cân bằng. - Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trƣờng đƣợc cân bằng một cách tối ƣu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan điểm – khái niệm về nhà ở sinh thái:

Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trƣờng, những vấn đề liên quan tới không gian sống đang ngày càng chật chội ở khu vực trung tâm và các đô thị. Đề tài về ngôi nhà sinh thái đang đƣợc mọi ngƣời rất quan tâm, song xây dựng nhà ở sinh thái không chỉ phụ thuộc bởi các giải pháp kiến trúc và giải pháp kỹ thuật cho bản thân ngôi nhà, mà còn phụ thuộc nhiều hơn bởi những cục diện mang tính vĩ mô.

Ở đô thị, dù là chung cƣ hay nhà chia lô, nhà ở đang trở thành những cái hộp khép kín, nhờ cậy chủ yếu vào các phƣơng tiện máy móc hao tốn điện năng để tạo nên độ dễ chịu. Hội chứng "khách sạn 5 sao" đang lan sang nhà ở đô thị. Các kiến trúc sƣ và những ngƣời làm nhà nói chung đang lãng quên dần hoặc không đoái

hoài đến những ƣu việt của thiên nhiên, những giải pháp và thủ pháp thông thƣờng nhằm kéo thiên nhiên xích lại gần để tận hƣởng nó.

Nhà ở sinh thái phụ thuộc vào thái độ của chúng ta đối với thiên nhiên thể hiện ở những quan điểm mang tính chiến lƣợc sau đây:

- Kiến trúc cộng sinh với thiên nhiên: Cần coi kiến trúc, hiểu theo nghĩa rộng, là tài nguyên thứ hai sau thiên nhiên; kiến trúc phải hòa đồng với thiên nhiên, lấy sự thích ứng và ứng phó mềm làm phƣơng châm trong ứng xử với thiên nhiên; đặt kiến trúc vào nhiệm vụ trọng đại là chữa trị và ở mức độ có thể hồi phục thiên nhiên.

- Kiến trúc giảm thiểu phí tổn năng lượng: Hạn chế tối đa việc sử dụng các

phƣơng tiện và thiết bị kỹ thuật tiêu tốn năng lƣợng điện, tận dụng tối đa các giải pháp và thủ pháp truyền thống tạo lập tiện nghi khí hậu; khai thác tối đa các nguồn năng lƣợng tự nhiên; hƣớng cuộc sống con ngƣời trở lại đần với các điều kiện tự nhiên.

- Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên: Sử dụng tài nguyên đất đai và sinh thái một

cách dè xẻn; hạn chế khai thác và cạn kiện hóa các vật liệu và nguyên liệu tự nhiên; tăng cƣờng khả năng tái sử dụng vật liệu; hạn chế tối đa việc "khai tử hóa" các vùng đất bởi sự biến chúng thành những bãi thải chất rắn, giết chết mọi sự sống.

- Đồng thời, nhà ở sinh thái chỉ có thể mang tính khả thi khi các đô thị, các khu dân cƣ đƣợc cải tạo, đƣợc quy hoạch xây dựng theo những quan điểm và bài bản của kiến trúc sinh thái. Các hạt nhân nhà ở không thể nào cải thiện đáng kể các điều kiện tiện nghi khí hậu vì tiện nghi sống trong một đô thị bị ô nhiễm, bị suy thoái về phƣơng diện môi trƣờng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò và khả năng xây dựng vành đai xanh theo quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội (Trang 68 - 73)