3. Cấu trúc luận văn
3.3.2. Định hướng phát triển nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn trong khu vực Vành đai xanh. Trong đó, Thanh Trì và Từ Liêm là 2 huyện có tỷ lệ lớn diện tích nông nghiệp lớn hơn cả. Trong phần này chỉ tập trung đề xuất định hƣớng phát triển nông nghiệp cho các loại cây trồng.
Việc phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững sẽ đảm bảo đƣợc an ninh lƣơng thực khu vực, tạo cảnh quan và kết hợp với du lịch sinh thái nông nghiệp.
Chính bởi vậy, việc hình thành và phát triển nông nghiệp (trồng lúa, rau, hoa, cây ăn quả...) theo hƣớng nông nghiệp bền vững là rất quan trọng và cần thiết.
Phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững gồm: (1) nông nghiệp giá trị cao, (2) nông nghiệp an toàn, (3) nông nghiệp chất lƣợng cao, (4) nông nghiệp có cảnh quan. Hiện nay, việc phát triển nông nghiệp bền vững sẽ giải quyết đƣợc mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm chất lƣợng thấp, đầu tƣ công lao động nhiều, hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ để đảm bảo nông nghiệp tăng trƣởng ổn định với năng suất và sản lƣợng cao, hiệu quả và chất lƣợng tăng. Đây là một trong những phƣơng pháp hiệu quả làm tăng giá trị sử dụng đất, đảm bảo an toàn thực phẩm cho ngƣời dân khu vực.
Nông nghiệp giá trị cao
Trƣớc hết, nông nghiệp cần đảm bảo về lƣợng đủ để thỏa mãn nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm cho ngƣời dân. Trong điều kiện khu vực nghiên cứu hiện nay đất dành cho hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, tuy nhiên tỷ lệ này so với diện tích toàn khu vực Hà Nội là nhỏ. Ở đây cần có sự áp dụng các giống cây trồng mới, tạo sản lƣợng tối đa mà vẫn phù hợp với điều kiện của khu vực. Đƣa các giống lúa cho năng suất cao đồng thời có hàm lƣợng protein cao trong gạo (đạt 11% protein so với gạo phổ biến hiện nay là 7%), giống cây màu nhƣ ngô lai, đậu tƣơng... đạt năng suất cao (Một số giống lúa, rau cho năng suất cao đƣợc trình bày trong Phụ lục của Báo cáo).
Nông nghiệp an toàn
Nông nghiệp tại khu vực cần phải cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho ngƣời dân. Vì vậy đây cũng sẽ trở thàn mô hình ứng dụng những công nghệ nuôi trồng sinh thái, với những giải pháp công nghệ về sử dụng phân vi sinh, chu trình sinh học khép kín, quản lý dịch hại tổng hợp... Hiện nay, việc xuất hiện thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ mang nhiều hóa chất độc hại, gây ra rất nhiều bệnh lạ và nguy hiểm đã khiến ngƣời dân hoang mang, dè dặt trong việc mua hàng. Nếu chúng ta biết nắm lấy cơ hội, tạo ra các sản phẩm an toàn, tƣơi ngon, không chứa chất bảo quản, không lạm dụng thuốc BVTV thì sẽ là thắng lợi lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Nông nghiệp chất lượng cao
Tiếp theo số lƣợng và an toàn, nông nghiệp cần tiến tới đảm bảo chất lƣợng cao. Chất lƣợng ở đây đƣợc đánh giá theo mức độ ngon của thực phẩm. Để đạt đƣợc mục đích này điều quan trọng vẫn là sự lựa chọn cây trồng, vật nuôi và phƣơng pháp tăng gia sao cho đạt chất lƣợng cao. Để đảm bảo chất lƣợng thực phẩm cần phải có một hệ thống kiểm định ngặt nghèo trƣớc khi sản phẩm đƣợc xuất ra ngoài thị trƣờng. Có thể áp dụng một số hình thức để đảm bảo chất lƣợng nhƣ dán tem chất lƣợng, nhãn sinh thái... Nông nghiệp chất lƣợng cao dành cho việc thỏa mãn nhu cầu đƣợc xã hội công nhận. Khẩu vị từng ngƣời có thể rất khác nhau nhƣng đa số ngƣời sẽ cảm thấy yên tâm khi tiêu dùng những sản phầm đƣợc dán mác chất lƣợng.
Nông nghiệp cảnh quan
Hình 3.11 – Ruộng rau tại xã Tam Hiệp, Thanh Trì
Hình 3.12 – Hoa cúc trồng tại xã Minh Khai, Từ Liêm
Hệ thống sản xuất nông nghiệp đƣợc thiết kế, quy hoạch để trở thành cảnh quan du lịch sinh thái, có ý nghĩa với con ngƣời. Bản thân nông nghiệp bình thƣờng với những cánh đống lúa xanh rì, những luống hoa, luống rau đủ màu sắc, những vƣờn cây ăn quả cũng có thể là những cảnh quan vô cùng ấn tƣợng.
Để đáp ứng đƣợc tất cả các yêu cầu trên, nông nghiệp sẽ đƣợc phát triển bền vững theo hƣớng hình thành các khu Nông nghiệp áp dụng công nghệ cao. Theo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp đƣợc áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lƣợng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ. Nông nghiệp công nghệ cao tập trung vào các công nghệ nhƣ: tăng cƣờng sử dụng phân vi sinh, lai tạo và đƣa vào sử dụng những đại trà những giống kháng bệnh, sâu rầy và chịu rét; nhanh chóng đƣa sản xuất nông nghiệp sang kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất... Sự phát triển khoa học kỹ thuật làm tăng sản lƣợng nông phẩm nhƣng đồng thời lại làm giảm bớt đất đai và nguồn nhân lực nông nghiệp.
Ví dụ, việc áp dụng công nghệ tại khu vực nghiên cứu sử dụng ứng dụng nhiều nhƣ trồng rau, hoa trong nhà lƣới, nhà màng, sử dụng màng phủ, tƣới phun sƣơng, tƣới nhỏ giọt tại xã Tây Tựu, Từ Liêm. Tây Tựu là xã đã có truyền thống lâu đời về trồng hoa, tuy nhiên, ở đây việc trồng hoa chủ yếu do các hộ gia đình tự trồng, chƣa có sự đầu tƣ về công nghệ nhiều, nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún. Việc áp dụng các kỹ thuật khoa học tiên tiến thông qua các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc sẽ mang lại lợi ích to lớn trong việc phát triển nông nghiệp trong khu vực. Hoa trồng trong nhà có mái che chủ yếu là các loại hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa hồng, cẩm chƣớng... Trồng hoa, rau trong nhà lƣới giúp ngăn ngừa đƣợc mƣa gió, côn trùng, sâu bọ. Khả năng ứng dụng cao trên một vùng chuyên canh sẽ tạo nên khối lƣợng hàng hóa lớn; tận dụng đƣợc các lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động tại vùng. Bên cạnh đó, việc sử dụng một số công nghệ cao phù hợp với một số
khâu canh tác nên chi phí đầu vào giảm, phù hợp với khả năng đầu tƣ của ngƣời nông dân.
Nguồn: [19]
Hình 3.13 – Mô hình nhà lƣới/nhà kính đơn giản trong trồng rau, hoa
Việc phối hợp giữa con ngƣời và tài nguyên tốt nhất, làm cho ƣu thế của nguồn tài nguyên đạt hiệu quả lớn nhất, hài hòa và thống nhất lợi ích xã hội, kinh tế và sinh thái môi trƣờng. Ƣu điểm của loại hình này là đảm bảo đƣợc tính đồng bộ liên hoàn từ khâu nghiên cứu đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp tham gia sản xuất trong Khu có sản lƣợng hàng hóa tập trung, kiểm soát đƣợc tiêu chuẩn, chất lƣợng nông sản, giảm đƣợc chi phí đầu tƣ về cơ sở hạ tầng trên một đơn vị diện tích.
Một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam về phát triển nông nghiệp
- Tăng cƣờng đầu tƣ vào phát triển nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và đào tạo, dạy nghề cho nông dân. Điều này có tác dụng phát huy tài nguyên con ngƣời và khoa học - công nghệ trở thành động lực chính cho tăng trƣởng nông nghiệp
- Xây dựng chính sách hỗ trợ hợp lý cho nông nghiệp, gồm hỗ trợ trong nƣớc và trợ cấp xuất khẩu
- Nhà nƣớc cần xây dựng hạ tầng cơ sở tốt, đào tạo dạy nghề ở nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy ở nông thôn (phát triển các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp sản xuất vật tƣ, thiết bị
cho nông nghiệp và hàng tiêu dùng cho nông thôn...). Điều này giúp tăng thu nhập cho cƣ dân nông thôn và giảm áp lực dân nông thôn đổ dồn vào thành thị.
- Thực hiện liên kết nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp và đô thị nhằm thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn và giải quyết vấn đề việc làm cho ngƣời nông dân.