III Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong doanh nghiệp nói chung và trong các Tổng công ty ở Việt
1. Vai trò của việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong doanh nghiệp.
trong doanh nghiệp.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, mỗi doanh nghiệp đều thực hiện những mục tiêu nhất định. Để thực hiện những mục tiêu đó, trong mỗi doanh nghiệp đòi hỏi phải có lực lượng điều hành toàn bộ quá trình hoạt động của mình. Lực lượng này chính là các quản trị gia trước đó hình thành nên bộ máy quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, trong mỗi doanh nghiệp nếu không có bộ máy quản trị thì không có một sự thống nhất, thiếu một nhân tố quan trọng nhất để tiến hành nhiệm vụ quản trị, ngược lại không có quá trình tổ chức nào được thực hiện nếu không có bộ máy quản trị. Nhận thức được tầm quan trọng đó của bộ máy quản trị doanh nghiệp chúng ta thấy nhất thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong doanh nghiệp để giúp cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao hơn. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp tức là phải đảm bảo cho bộ máy quản trị gọn nhẹ, hợp lý và hoạt động có hiệu quả.
Quản trị là một phạm trù có liên quan mật thiết với phân công và hợp tác lao động. Việc xuất hiện quản trị là một kết quả tất yếu của sự chuyển đổi nhiều quá trình lao động cá biệt, tản mạn, độc lập thành một quá trình lao động được phối hợp lại. Khi phân công lao động càng rõ ràng thì đòi hỏi hiệp tác lao động càng chặt chẽ.Trong quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp việc phân công lao động được thể hiện qua việc mỗi quản trị viên phụ trách một số chức năng chuyên môn nhất định, do đó phải có sự kết hợp lại với nhau để thực hiện quá trình quản trị từ đó hình thành nên bộ máy quản trị. Việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị được tiến hành trên cơ sở nền tảng của bộ máy quản trị cũ đang hoạt động, căn cứ vào đó để phát hiện ra những khiếm khuyết của mô hình mà có thể xây dựng mô hình tổ chức khác tối ưu hơn nhằm phục vụ cho doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp có rất nhiều chức năng quản trị khác nhau đảm bảo cho quá trình quản trị được thực hiện trọn vẹn không bỏ sót. Để đảm nhiệm hết các chức năng quản trị đó thì cần có sự phân công lao động quản trị, thực hiện chuyên môn hóa. Sự phân công, phân cấp đối với lao động quản trị như vậy đã hình thành nên bộ máy quản trị sẽ góp phần quan trọng nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Chính vì những lí do đó mà việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị là hết sức cần thiết để làm cho bộ máy quản trị hoạt động tối ưu, từ đó có thể lái doanh nghiệp đi theo đúng hướng mà nó phải đi, đi theo đúng với mong muốn của chủ doanh nghiệp.