KHE CO GIÃN, KHE LÚN, KHE KHÁNG CHẤN

Một phần của tài liệu bài giảng nhà cao tầng (Trang 42 - 48)

6. Cột khỏe hơn dầm

2.3 KHE CO GIÃN, KHE LÚN, KHE KHÁNG CHẤN

 Mục đích của các khe co giãn, khe lún và khe

kháng chấn là điều chỉnh kích thước mặt bằng. Tuy nhiên cần giảm tối đa số lượng khe vì việc xử lý các khe này khá phức tạp (đặc biêt là các công trình có nhiều tầng hầm).

 Các trường hợp áp dụng:

◦ Kích thước mặt bằng lớn hơn 40m;

◦ Hình dạng mặt bằng phức tạp hình chữ L, T, U…

◦ Các khối nhà có số tầng chênh lệch quá lớn hoặc có địa chất thay đổi phức tạp.

 Khi thiết kế nhà khung, nên chọn kết cấu khung đối xứng và có độ siêu tĩnh cao. Nếu là khung nhiều nhịp nên chọn chiều dài nhịp gần bằng nhau. Nếu phải thiết kế nhịp khác nhau nên chọn độ cứng các nhịp tỷ lệ với khẩu độ của chúng.

 Nên chọn sơ đồ khung sao cho tải trọng

được truyền trực tiếp và nhanh nhất xuống móng, tránh sử dụng sơ đồ khung hẫng cột ở tầng dưới. Nếu bắt buộc phải hẫng, cần có biện pháp cấu tạo để đảm bảo nhận và truyền tải trọng từ cột tầng trên 1 cách an toàn.

 Khung bê tông cốt thép nhà cao tầng, nếu có xây gạch chèn, trước hết phải chèn ở các tầng dưới. Trong trường hợp phải xây chèn các tầng trên mà các tầng dưới không được xây chèn thì phải cấu tạo tầng dưới sao cho có độ cứng lớn hơn.

 Tránh thiết kế công xôn kể cả dầm và sàn.

Trường hợp cần có công xôn, cần hạn chế độ vươn đến tối thiểu và tính toán với tải trọng động đất thẳng đứng.

NT6: LỰA CHỌN BỐ TRÍ VÁCH VÀ LÕI CỨNG

 Khi thiết kế các công trình sử dụng vách và

lõi cứng làm kết cấu chịu tải trọng ngang, phải bố trí ít nhất 3 vách cứng trong cùng 1 đơn nguyên. Trục 3 vách này không được gặp nhau tại 1 điểm;

 Nên thiết kế các vách giống nhau về độ cứng

và kích thước, đồng thời bố trí sao cho tâm cứng của hệ trùng với tâm khối lượng của chúng;

 Các vách nên có chiều cao chạy suốt từ

móng lên mái và có độ cứng không đổi trên toàn bộ chiều cao của nó.

2.3 KHE CO GIÃN, KHE LÚN, KHE KHÁNG CHẤN

 Các trường hợp không cần bố trí khe lún:

◦ Hệ móng cọc chống vào đá hoặc độ lún công trình không đáng kể.

◦ Việc tính lún có độ tin cậy cao và độ chênh lún giữa các bộ phận nằm trong giới hạn cho phép.

◦ Có biện pháp thi công thích hợp để hạn chế lún lệch như thi công phần cao tầng trước phần thấp tầng sau, có tính toán mức độ chênh lún hai khối kề nhau để khi thi công xong thì độ lún hai khối xấp xỉ nhau, hoặc chừa mạch bê tông giữa hai khối để đổ sau khi độ lún hai khối đã ổn định.

 Khe kháng chấn đặt theo suốt chiều cao công trình và có thể không xuyên qua móng, trừ trường hợp kết hợp làm khe lún.

 Chiều rộng tối thiểu của khe kháng chấn: Dmin=V1+V2+20 (mm)

V1, V2: chuyển vị cực đại theo phương ngang của 2 khối kết cấu kề nhau dưới tác dụng của tải trọng động đất.

2.3 KHE CO GIÃN, KHE LÚN, KHE KHÁNG CHẤN

 Khoảng cách lớn nhất của khe co dãn khi không tính toán

 Bề rộng tối thiểu của khe kháng chấn (mm)

(H là độ cao của mái đơn nguyên thấp nhất trong các đơn nguyên kề nhau tính bằng m)

Một phần của tài liệu bài giảng nhà cao tầng (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)