Tình hình kinh tế xã hội quận 12

Một phần của tài liệu tìm hiểu về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại quận 12 tp.hcm (Trang 41)

2.1.2.1. Tình hình kinh tế

Tình hình kinh tế quí 1 năm 2011 gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh như: giá điện, xăng dầu, tỷ suất ngọai tệ tăng đã ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn cố gắng ổn định sản xuất góp phần kinh tế quận tiếp tục duy trì ốc độ tăng trưởng, các ngành dịch vụ, công nghiệp đều tăng so với kế họach. Ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da mặc dù có khó khăn về nguồn lao động trong dịp tết nhưng đến thời điểm hiện tại các doanh nghiệp cơ bản đã đủ lao động sản xuất theo kế họach.

Về giá cả thị trường, chương trình bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu của thành phố đã phát huy hiệu quả, tốc độ tăng giá cuả một số nhóm mặt hàng thiết yếu

yếu nên giá cả không biến động nhiều. Người tiêu dùng có khuynh hướng chuyển sang dùng hàng thực phẩm tươi sống tại các siêu thị và thực phẩm đóng hộp của các công ty uy tín trong nước để đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm.

UBND quận tập trung thực hiện chỉ đạo khẩn của Trung ương và Thành phố về kiểm tra kinh doanh xăng dầu. Đặc biệt, trước tình hình một số cửa hàng xăng dầu đóng cửa ngưng bán, UBND quận 12 đã chỉ đạo các đơn vị, phòng, ban tập trung toàn lực lượng giám sát, kiểm tra các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn, tránh để tình trạng găm hàng chờ tăng giá. Qua kiểm tra, đòan đã lập biên bản xử phạt một số trường hợp cắt giảm thời gian bán hàng, cắt giảm lượng bán hàng. Hiện nay tình hình kinh doanh xăng dầu trên địa bàn quận đã ổn định.

UBND quận đã triển khai Nghị Quyết 11/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị 08/CT-UBND của UBND thành phố về các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế xã hội cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, chỉ đạo nhiều giải pháp cụ thể để thực hiện hiệu quả Nghị Quyết 11/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị 08/CT-UBND của UBND thành phố.

2.1.2.2. Quốc phòng – An ninh

Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, ổn định. Công tác sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang được duy trì nghiêm. Tổng quân số trực sẵn sàng chiến đấu 45.306 lượt; phối hợp tuần tra canh gác chốt chặn với 54.643 lượt dân quân tham gia. Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung hệ thống văn kiện sẵn sàng chiến đấu; tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm Quy định số 59/QĐ-BCH ngày 21/01/2011 của Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố về thực hiện công tác sẵn sàng chiến đấu năm 2011; Kế hoạch, hướng dẫn công tác huấn luyện 6 tháng đầu năm 2011; tổ chức họp mặt 25 Quân nhân hoàn thành Nghĩa vụ quân sự trở về địa phương đợt I/2011. Thực hiện tốt quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2011, đã giao 180 thanh niên đạt 100% ở cả 02 cấp đúng luật về chất lượng, trong đó có 10 đồng chí là đảng

viên đạt tỷ lệ 5,55%. Tổ chức tổng kết nhiệm vụ quân sự - quốc phòng và phong trào thi đua quyết thắng lực lượng võ trang quận năm 2010.

2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận 12

Quận 12 có khu CN Tân Thới Hiệp và 02 cụm công nghiệp là cụm công nghiệp Quang Trung ở phường Hiệp Thành và 01 cụm công nghiệp Tân Thới Nhất ở phường Tân Thới Nhất.

- Đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp phường Hiệp Thành:

• Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp hiện còn hơn 27 đơn vị hoạt động với diện tích đã đầu tư xây dựng khoảng 85% tổng diện tích quy hoạch khu CN với khoảng 13000 công nhân lao động có Ban quản lý khu CN, các ngành nghề đang hoạt động như: dệt may, thủy sản, cơ khí, bao bì, nhựa, sản xuất sữa, tinh chế trái cây…

• Cụm công nghiệp Quang Trung (50 ha) hiện có trên 30 đơn vị đang hoạt động với diện tích đã đầu tư xây dựng khoảng 40% tổng diện tích quy hoạch cụm công nghiệp với khoảng 1500 công nhân lao động, các ngành nghề hoạt động như nước tinh khiết, cơ khí, điện – điện cơ, in nhuộm, sản xuất nấm, chỉ sợi, gia công gỗ, may túi xách, sản xuất nước giải khát…

- Đối với cụm công nghiệp phường Tân Thới Nhất:

• Cụm công nghiệp phường Tân Thới Nhất (75 ha) hiện có khoảng 160 đơn vị đang hoạt động với diện tích đã đầu tư xây dựng trên 95% tổng diện tích quy hoạch cụm công nghiệp với khoảng 1000 công nhân lao động các ngành nghề hoạt động như: may mặc (khoảng 80%), cơ khí, giày da… Cụm công nghiệp này hoạt động đa phần là công nghiệp nhẹ nên mức độ ô nhiễm môi trường không đáng kể.

• Còn lại gần 3000 đơn vị sản xuất nhỏ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh chủ yếu như ngành dệt may, may gia công quần áo, đế giày, túi sách, đồ gỗ, nội thất… thì ít phát sinh nước thải công nghiệp. Nước thải phát sinh chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Các công ty, cơ sở này phân bố rải rác trên 11 phường của Quận 12 và tập trung ở cụm Công nghiệp Quang Trung và khu công nghiệp Tân Thới Hiệp.

• Các ngành công nghiệp phát sinh nhiều nước thải công nghiệp trên địa bàn quận 12 các ngành như dệt nhuộm, giặt tẩy và sản xuất giấy… tập trung dọc theo tuyến kênh Tham

Lương trên địa bàn các phường Tân Thới Nhất và Đông Hưng Thuận và ngành chế biến thực phẩm phân bố rải rác trên 11 phường của Quận 12.

2.3. Tình hình thu phí nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh quận 12

Trên địa bàn Quận 12 hiện có khoảng hơn 4000 cơ sở sản xuất công nghiệp bao gồm cơ sở lớn, cơ sở vừa và nhỏ phân bố trong các cụm công nghiệp và các phường của Quận 12. Qua thống kê, trong đó các cơ sở phát sinh nhiều nước thải từ hoạt động sản xuất chiếm khoảng 860 co sở tức là khoảng 1/5 tổng số các cơ sở sản xuất của quận chủ yếu là các ngành như: dệt, giặt nhuộm, giặt tẩy, xeo giấy, tái chế giấy… tập trung chủ yếu tại khu công nghiệpở phường Đông Hưng Thuận và phường Tân Thới Nhất.

Đa số các cơ sở sản xuất có lưu lượng nước thải tương đối thấp không vượt mức quy định nên việc gây ô nhiễm môi trường cũng không đáng kể. Do đó, việc kê khai và nộp phí môi trường dễ dàng kiểm soát và quản lý chặt chẽ, tránh trường hợp doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm.

2.3.1. Tình hình thống kê

Quận 12 đã triển khai công tác thu phí với nhiều hình thức như thống kê, kê khai… tiến hành tổ chức các đợt tập huấn cho các doanh nghiệp, phổ biến những quyđịnh mới trong công tác thu phí, điển hình là việc ra đời Nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thay cho Nghị định 63/2004. Đồng thời tiến hành mời các doanh nghiệp lên kê khai để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý nộp phí.

Bảng thống kê doanh nghiệp đăng kí nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp:

STT Tên phường Số doanh nghiệp đăng ký nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 An Phú Đông 5 7 6

2 Đông Hưng

Thuận 35 38 37

3 Hiệp Thành 20 21 23 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Tân Chánh Hiệp 3 3 3

5 Tân Hưng Thuận 0 1 1

6 Tân Thới Hiệp 5 5 6

7 Tân Thới Nhất 61 62 69

8 Thới An 6 7 9

9 Thạnh Lộc 0 1 0

10 Thạnh Xuân 8 9 8

11 Trung Mỹ Tây 6 6 8

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 12)

- Từ biểu đồ cột trên ta thấy số doanh nghiệp đăng ký nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp ở các phường trên địa bàn quận 12 không đồng đều, có sự chênh lệch khá lớn, như ở phường Tân Hưng Thuận hay phường Thạnh Lộc (năm 2013) số doanh nghiệp đăng kí đóng phí BVMT chỉ có 1 doanh nghiệp, tuy nhiên ở phường Đông Hưng Thuận số doanh nghiệp lên tới 37doanh nghiệp, phường Tân Thới Nhất lên tới 69 doanh nghiệp - số doạnh nghiệp đăng kí nộp phí BVMT cao nhất trong các phường thuộc địa bàn quận 12. Nguyên nhân chính có sự chênh lệch này là do sự phân bố các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất có phát sinh nước thải không đồng đều giữa các phường trong quận, ở phường Tân Thới Nhất và Phường Đông Hưng Thuận có những ưu thế như: giao thông thuận tiện, cơ sở hạ tầng tốt… phù hợp cho sự phát triển mạnh về kinh tế nên có nhiều doanh nghiệp, công ty lớn hình thành với lượng xả thải cao, dẫn đến số công ty đăng kí nộp phí BVMT đối với nước thải sẽ cao hơn ở các phường kém phát triển hơn như phường Tân Hưng Thuận.

- Từ biểu đồ này ta cũng thấy rõ số doanh nghiệp đăng kí nộp phí nước thải qua các năm tăng giảm không đều, tuy nhiên nhìn chung thì có tăng từ năm 2011-2013 như ở phường Tân Hưng Thuận năm 2011 không có doanh nghiệp nào đăng kí nộp phí nhưng năm 2013 có 1 doanh nghiệp, phường Tân Thới Nhất năm 2011 có 61 doanh nghiệp nhưng năm 2013 tăng lên thành 69 doanh nghiệp. Ở đây có sự chênh lệch này chủ yếu là do các doanh nghiệp càng ngày càng ý thức được việc phải đóng phí nước thải, mặt khác do càng về sau công tác quản lý đối với việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại địa bàn quận 12 được kiểm soát chặt chẽ và khắt khe hơn, đồng thời một số doanh nghiệp mới được hình thành trong năm 2013 nên sẽ có sự gia tăng này. Năm 2012 và năm 2013 có sự suy giảm doanh nghiệp đăng ký đóng phí nước thải ở một số phường, như phường An Phú Đông năm 2012 có 7 doanh nghiệp đến năm 2013 có 6doanh nghiệp, nguyên nhân suy giảm này chủ yếu là do chưa kết thúc năm 2013 nên một số doanh nghiệp còn chần chừ trong việc nộp phí BVMT đối với nước thải.

Số doanh nghiệp

2.3.2. Tình hình thực hiện thu phí

Kết quả thực hiện công tác thu phí nước thải công nghiệp từ 2005 đến 2012:

STT Năm Số công ty, cơ sở

đóng phí Số tiền (Việt Nam Đồng)

1 2005 111 143.444.254 2 2006 114 133.568.673 3 2007 115 106.127.000 4 2008 111 190.113.775 5 2009 139 650.000.000 6 2010 150 303.123.810 7 2011 160 364.361.000 8 2012 155 303.767.331

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 12)

Biểu đồ 2.2: Số công ty, cơ sở đóng phí nước thải công nghiệpở quận 12 từ 2005- 2012:

- Qua biểu đồ trên thể hiện số công ty, cơ sở đóng phí qua các năm tại địa bàn quận 12 ta thấy rõ sự gia tăng số công ty, cơ sở đóng phí từ năm 2005-2011 (từ 111 lên 160). Sở dĩ có sự gia tăng này là do công tác quản lý thu phí tại dịa bàn quận 12 đã khắt khe hơn nên hiện tượng trốn tránh không đóng phí ngày càng giảm, mặt khác ý thức bảo vệ môi trường của các công ty, cơ sở doanh nghiệp cũng được nâng lên, đồng thời cũng do một phần kinh tế - xã hội càng về sau càng phát triển hơn sẽ hình thành nhiều công ty, cơ sở phát sinh nước thải dẫn đến số công ty, cơ sở, doanh nghiệp chủ động trong việc đóng phí sẽ cao hơn.

- Trong năm 2012 có sự suy giảm chỉ còn 155 cơ sở, công ty đóng phí (năm 2011:160, năm 2022: 155), nguyên nhân suy giảm này chủ yếu là do nhà nước quy định việc đóng phí năm 2013 thì đầu năm 2014 phải hoàn tất do đó chưa kết thúc năm 2013 nên một số công ty, cơ sở còn trể nải trong việc đóng phí nên số liệu năm 2013 chưa được thống kê hết.

Biểu đồ 2.3: Số tiền thu được từ công tác thu phí nước thải công nghiệp quận 12 từ 2005-2012:

- Nhìn chung từ năm 2005-2012 số tiền đóng phí nước thải có sự tăng lên rõ rệt. Năm 2005:143.444.254 (VNĐ), đến năm 2012 tăng lên gần gấp ba lần với số tiền thu phí được là: 303.767.331 (VNĐ).

- Từ năm 2005-2007 số tiền đóng phí nước thải có sự suy giảm từ 143.444.254 (VNĐ) xuống còn 133.568.673 (VNĐ), nguyên nhân chính của sự suy giảm này là do thu phí nước thải mới được ban hành và áp dụng ( NĐ 67/2003/NĐ-CP), nên còn rất mới mẻ và nhiều bất cập khó khăn trong công tác thu phí đồng thời các công ty, cơ sở vẫn chưa ý thức được việc đóng phí BVMT đối với nước thải nên dẫn đến nhiều hiện tượng không chịu chấp hành và trốn tránh việc nộp phí.

- Từ năm 2007- 2011, NĐ 67/2003/ NĐ-CP về phí BVMT đối với nước thải đã được áp dụng và được phổ biến rộng, công tác thu phí BVMT đối với nước thải cũng đã được xiết chặt hơn, từ đó việc thu phí đã được nhiều người, công ty, cơ sở biết đến và ý thức được việc phải nộp phí. Tại quận 12 thì công tác quản lý thu phí nước thải đã được kiểm soát tốt hơn nên số tiền thu phí đã tăng tương đối nhanh, năm 2007: 106.127.000 (VNĐ) đến năm 2011: 364.361.000 (VNĐ). Đặc biệt trong năm 2009 thì số tiền thu phí tăng đột biến con số lên tới 650.000.000(VNĐ), ngoài những nguyên nhân trên thì còn do số lượng các công ty, cơ sở đóng phí tăng lên nhiều (năm 2008: 111 công ty, cở sở; năm 2009: 139 công ty, cơ sở đóng phí). Đồng thời do việc truy thu từ các năm trước được đẩy mạnh nên một số công ty, cơ sở, doanh nghiệp phải đóng những khoản phí BVMT đối với nước thải từ những năm trước.

Đến năm 2012 số tiền đóng phí chỉ còn: 303.767.331 (VNĐ), cũng như đã nói ở trên, nguyên nhân của sự suy giảm này là do chưa kết thúc năm 2013 nên năm 2012 vẫn chưa có con số thống kê chính xác, một số công ty, doanh nghiệp còn chưa đóng nên chưa thể khẳng định là tăng hay giảm hơn so với năm 2011.

2.4. Đánh giá tình hình thu phí nước thải đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh quận 12

Theo đánh giá 5 năm thực hiện thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp của Chi cục bảo vệ môi trường (2004-2009) ta có: Tổng số phí thu được của Quận 12 trong 5 năm từ 2004 đến năm 2009 là 1.255.367.521 đồng.

Nhìn chung, từ năm 2005 – 2012 tình hình thu phí của quận tăng đều với tổng số tiền thu được là 1.890.738.512 đồng. Xu hướng tăng dần đều giữa các phường trong công tác thu phí và nộp phí nước thải. Qua đó cho thấy việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của Quận 12 là tương đối tốt. Do các cơ sở sản xuất kinh doanh đăng kí nộp phí BVMT đều đặn và tự giác qua các năm. Bên cạnh đó Phòng Tài Nguyên Môi Trường Quận 12 đã không ngừng vận động và mở các buổi tập huấn phí nước thải cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn nhằm nâng cao ý thức của các doanh nghiệp.

Năm 2009 - 2012 số tiền thu được từ các doanh nghiệp nộp phí thì tăng lên một cách đột biến do việc doanh nghiệp phải đóng khoản thu phí nước thải còn thiếu trong những năm trước. Qua đó cho thấy công tác tuyên truyền, giáo dục con người là rất cần thiết. Bên cạnh đó còn thể hiện được hiệu quả của việc tổ chức tập huấn phí nước thải của Phòng tài nguyên môi trường Quận 12 trong công tác quản lý và kêu gọi ý thức của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệu quả về mặt môi trường

Bên cạnh những kết quả đạt được của việc thực hiện Nghị Định 25/2013/NĐ – CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường như: góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm, tạo nguồn thu cho hoạt động bảo vệ môi trường, phục vụ cho công tác kiểm soát ô nhiễm, quản lý môi trường và cải

Một phần của tài liệu tìm hiểu về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại quận 12 tp.hcm (Trang 41)