Dựa vào kết quả thu được từ nghiên cứu định tính, tác giả đã lượng hóa các khái niệm, thiết kế bảng câu hỏi định lượng, tiến hành đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố và thuộc tính. Tác giả lựa chọn thang đo Likert 5 mức độ: từ 1 điểm - thể hiện mức độ hoàn toàn không quan trọng (hoàn toàn không đồng ý), đến 5 điểm - thể hiện mức độ rất quan trọng (hoàn toàn đồng ý).
Mỗi câu sẽ là một phát biểu về một tiêu chí được xem là cơ sở để quyết định sử dụng dịch vụ truyền hình tương tác. Với cách thiết kế như vậy, người sử dụng sẽ cho biết đánh giá của mình về mức độ quan trọng của các yếu tố, thuộc tính khi lựa chọn sử dụng dịch vụ truyền hình tương tác.
Phỏng vấn sơ bộ:
Bảng câu hỏi được thiết kế với 40 câu tương ứng với 40 biến, trong đó có 6 biến về thông tin chung của người sử dụng. Tác giả phỏng vấn thử 5 đối tượng nghiên cứu xem các đối tượng nghiên cứu có hiểu đúng các từ ngữ, ý nghĩa của các câu hỏi không, họ có đồng ý cung cấp những thông tin được yêu cầu trong bảng câu hỏi không. Thực tế, các phát biểu đều rõ ràng và đối tượng phỏng vấn hiểu được đúng nội dung của các phát biểu đó. Tác giả sẽ tiếp tục sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn rộng rãi.
Như vậy thang đo thiết kế tại bảng 2.1 là phù hợp để khảo sát rộng rãi và thang đo ban đầu để phân tích dữ liệu sau khi khảo sát.
Phỏng vấn chính thức:
+ Đối tượng tham gia: những người đang sinh sống và sử dụng dịch vụ truyền hình tương tác tại TP.HCM
+ Kích thước mẫu:
Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này sử dụng công cụ phân tích nhân tố khám phá (EFA) với 40 biến quan sát. Theo Hair et al., (1998) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Dựa vào số biến quan sát trong nghiên cứu suy ra số lượng mẫu tối thiểu là 200. Tác giả xác định kế hoạch lấy mẫu là phỏng vấn 250 người.
+ Cách chọn đối tượng: chọn mẫu phi xác suất (phi ngẫu nhiên), thuận tiện những người đang sử dụng dịch vụ truyền hình tương tác trên địa bàn TP.HCM. Phương pháp lấy mẫu phi xác suất có phân tổ theo giới tính, nhóm độ tuổi. Ưu tiên chọn đối tượng là người quen biết để có sự hợp tác tốt nhất.
+ Khảo sát định lượng chính thức được thực hiện tại các khu vực: phường 6 –Quận 3, phường Bình Thọ – Quận Thủ Đức, phường 3 – Quận Gò Vấp, phường 9
Quận Phú Nhuận, phường 25 – Quận Bình Thạnh.
Việc khảo sát thực hiện từ 10/08/2013 đến 30/09/2013. + Thiết kế câu hỏi định lượng (phụ lục 3)
Kết cấu bảng câu hỏi định lượng:
Phần 1: phần chào hỏi, giới thiệu về cuộc nghiên cứu Phần 2: gồm 40 câu hỏi khảo sát
+ Câu 1 đến câu 34: là các câu hỏi trọng tâm, sử dụng thang đo Likert 5 điểm: từ1 điểm –hoàn toàn không đồng ý - đến 5 điểm - hoàn toàn đồng ý
+ Câu 35 đến câu 40: dạng câu hỏi thang đo danh nghĩa, để thu thập thông tin chung của người sử dụng có thể được dùng để phân nhóm người sử dụng.
Nội dung bảng câu hỏi định lượng
Bảng câu hỏi có 40 câu tương ứng với 40 biến khảo sát, trong đó:
Câu 1 đến câu 34: là các phát biểu nhằm mục đích thu thập thông tin của người sử dụng về dịch vụ truyền hình tương tác ITV. 34 phát biểu gồm các nhóm sau, tương ứng các thang đo thiết kế ban đầu.
Câu 35 đến câu 40 (biến V35 → V40): các câu hỏi về thông tin cá nhân V35: giới tính
V36: độ tuổi
V37: truyền hình đã dùng
V38: thời gian dùng dịch vụ ITV V39: sản phầm dịch vụ ITV đang dùng V40: loại thuê bao sử dụng
Kết quả thu thập thông tin
Với 250 bảng câu hỏi phát ra, tác giả thu về 228 bảng trả lời hợp lệ, trả lời đầy đủ thông tin. Quá trình thu thập thông tin tác giả có chú ý kiểm tra lại tính hợp lệ của bảng trả lời, số câu trả lời có đủ chưa, người được phỏng vấn có hiểu vấn đề không. Tác giả loại bỏ các bảng trả lời cùng một mức độ hay một đáp án cho tất cả các câu hỏi. Các bảng trả lời có hơn một đáp án cho một câu hỏi (trừ câu hỏi số 37)
cũng sẽ bị loại bỏ. Thông tin thu được từ 228 bảng trả lời hợp lệ sẽ là cơ sở dữ liệu để phân tích nghiên cứu.