5. Những thuận lợi, khó khăn và kết quả của đề tài
2.2.1. Tài phán hiến pháp ở Thái Lan
2.2.1. ì.Lịch sử hình thành, phái triển
T h á i L a n theo mô hình tài phán hiến pháp tập trung. T ò a án H iế n pháp của nước này được coi là một trong những cơ quan bảo hiến thành cô ng ở khu vực A S E A N và trên thế giớ i.
M ô hình tài phán hiến pháp hiện nay ở T h á i L a n là kết quả chọn lọc từ nhiều trải nghiệm kh ác nhau từ mô hình phi tập trung của H o a K ỳ tới mô hình tập trung theo kiểu Đ ứ c - Á o , từ mô hình tài phán hiến pháp khô ng đầy đủ đến mô hình đầy đủ. T ro n g gần bảy thập k ỷ hình thành và phát triển, tài phán hiến pháp T h á i L a n đã trải qua nhiều thăng trầm, trả g iá cho những thử nghiệm sai lầm , trước kh i đi đến một nền tài phán hiến pháp đủ mạnh để có thế bảo vệ hiến pháp trước các hành v i v i hiến, bảo vệ quyền cơ bản của cô ng dân một cách hữu hiệu như hiện tại.
L à quốc g ia đầu tiên có hiến pháp ở Đ ô n g N am Á (H iế n pháp đầu tiên của T h á i L a n được vu a Ram a V I I ký cô n g bố ngày 27 tháng 6 năm 1932, gần cùng thời điểm vớ i phong trào X ô V iế t N gh ệ T ĩn h ở V iệ t N am ), tuy nhiên, phải 13 năm sau đó, tài phán hiến pháp m ới được xác lập trên thực tế ở T h á i L a n , thông qua vụ án hiến pháp đầu tiên - vụ án Đ ạo luật tội phạm chiến tranh vào năm 1945.26 T ro n g vụ việ c này, T ò a án T ố i cao đã khẳng định quyền của tòa được xem xét và phán quyết các vụ án liên quan đến v i phạm hiến pháp. M ột số nhà nghiên cứu cho rằng, cách luận án của T ò a án T ố i cao T h á i L a n trong vụ án hiến pháp đầu tiên của nước này rất giố n g v ớ i lập luận của T ò a án tối cao L iê n bang H o a K ỳ trong v ụ án nổi tiếng Marburry kiện Madison năm 1803 mà đã xác lập thẩm quyền của hệ thống tư pháp M ỹ vớ i những hành v i v i h iế n .27
T u y nhiên, mô hình tài phán hiến pháp phi tập trung kiể u H o a K ỳ đã kh ô n g được N g h ị việ n T h á i L a n chấp nhận, dẫn đến việ c Hrến pháp 1946 (H iế n
26 D. Jayanama, trích dẫn theo Banịerd Singkaneti. 1998. Das thailảndische Verfassungstribunal im Vergleich mit der deutschen Verfassungsgerichtsbarkeit, S.18.
27 Banjerd Singkaneti.l998,S.22
pháp thú hai của T h á i L a n ) đã quy định thành lập T ò a án H iến pháp - một cơ quan bảo hiến chuyên trách,28 theo hình mẫu T ò a hiến pháp của H iến pháp Á o năm 1920.29 Sở d ĩ mô hình tài phán hiến pháp phi tập trung khô ng bắt rễ được ở T h á i L a n là nó phải được dựa trên một nền tảng là nguyên tắc tam quyền phân lập vữ n g vàn g - điều mà là hiện thực ở H oa K ỳ (và nhiều quốc g ia khác trên thế g iớ i), như ng kh ô n g thực sự đúng ở Th á i L a n (bởi nước này theo mô hình quân chủ n gh ị viện).
T ò a hiến pháp được thành lập ở Th ái L a n từ năm 1946, song thẩm quyền và thủ tục tổ tụng của nó thay đổi tùy thời kỳ. T h e o giáo sư B anjerd Sin gkan eti, có thê ch ia sự phát trien của T ò a hiên pháp T h á i L a n từ 1946 đến nay thành hai giai đoạn:30
G ia i đoạn thứ nhất có đặc trưng là sự ch ia sẻ và teo dần chức năng g iả i thích hiến pháp của N g h ị viện. T ro n g giai đoạn này, do ảnh hưởng của nguyên tắc N g h ị việ n tối cao vẫn còn rất mạnh nên quyền g iả i thích hiến pháp vẫn được trao cho cả hai định chế: N gh ị viện và T ò a hiến pháp. Th eo các bản hiến pháp thời kỳ này, T ò a hiến pháp không có quyền thụ lý trực tiếp mà ch ỉ có thẩm quyền quyết định tính hợp hiến của một đạo luật vớ i hiến pháp, trên cơ sở đơn yêu cầu của một tòa án khác. M ở đầu gia i đoạn này là H iế n pháp 1946. So vớ i các bản hiến pháp về sau, H iến pháp 1946 trao cho N g h ị viện nhiều quyền hơn trong việ c g iả i thích hiến pháp. T u y nhiên chức năng g iả i thích hiến pháp của N g h ị viện teo dần qua năm ban hiến pháp kế tiếp (H iế n pháp năm 1949, 1952, 1968, 1974, 1978) và chỉ dừng lại ở quyền giải thích hiến pháp xu n g quanh các điều khoản liên quan các quan hệ nội bộ của N g h ị việ n .31
G ia i đoạn thứ hai có đặc trưng là tiến tới tài phán hiến pháp đầy đủ. Sau khi bản H iế n pháp 1991 có hiệu lực, quyền giải thích hiến pháp thuộc độc quyền của T ò a hiến pháp. N g h ị viện kh ô n g còn quyền g iả i thích hiến pháp, thậm ch í cả đối vớ i các vấn đề liên quan thẩm quyền của N g h ị viện. K ể cả nếu có nghi vấn về x á c định ranh g iớ i thẩm quyền của N gh ị việ n thì cũng sẽ được T ò a hiến pháp xem xét theo thủ tục quy định tại Đ iều 1 5 % H iế n pháp 1991.32
Sau H iế n pháp 1991, T h á i L a n đã trải qua ba bản hiến pháp nữa: H iế n pháp 1997, H iế n pháp lâm thời 2006 và H iến pháp 2007. B a bản hiến pháp này trao
28 Banjerd Singkaneti.l998,S.22 29 Banjerd Singkaneti.l998,S.22 30 Banjerd Singkaneti.l998,S.24 31 Banjerd Singkaneti.l998,S.24. 32 Banjerd Singkaneti.1998, S.25. 38
cho T ò a hiến pháp ngày càn g nhiều quyền tài phán hơn. V ì vậy, T ò a hiến pháp T h á i L a n ngày nay không chỉ dùng lại ở thâm quyền xem xét tính hợp hiến của m ột đạo luật nữa, mà có quyền xem xét tính hợp hiển của bất k ỳ hành vi của bất k ỳ cơ quan hiến định nào.
N g h iê n cứu về bảo hiến ở Th á i L a n , có thể thấy rất rõ ảnh hưởng lớn của mô hình tài phán hiến pháp Á o - Đ ứ c đối vớ i tài phán hiến pháp ở nước này.
Sau C h iế n tranh thế giớ i lần thứ 2, các ch ính trị g ia T h á i L a n bắt tay vớ i H oa K ỳ và các nước đồng m inh, bởi vậy H o a K ỳ và A n h quốc có ảnh hưởng đáng kể tới chính trị T h á i L a n lúc bấy giờ. T u y nhiên mô hình tài phán hiến pháp H oa K ỳ đã kh ô n g bén rễ được ở T h á i L a n ; thay vào đó, nước này đã lựa chọn H iến pháp Á o năm 1920 như là khuôn m ẫu cho v iệ c x â y dựng tài phán hiến pháp trong H iế n pháp 1946. Sự lựa chọn này, ngoài yếu tố về nguyên tắc phân quyền m ạnh (như đã nêu ở trên) còn có một số yếu tố khác nữa chi phối. C ụ thề, theo m ột học g iả T h á i L a n là Y . Seang-uthai, mô hình tài phán hiến pháp tập trung th ích hợp hơn vớ i T h á i L a n so với mô hình tái phán hiến pháp phi tập trung, v ì ch o đến thời điểm soạn thảo H iến pháp 1946, ở nước này việ c xem xét tính hợp hiến của một đạo luật vần do một hội đồng xét xử gồm hai hoặc ba thẩm phán củ a T ò a án tối cao thực hiện.33 C á ch làm này về hình thức g iố n g như ở tài phán hiến pháp phi tập trung, nhưng bị người T h á i cho là bất hợp lý , v ì một đạo luật phải được thông qua bởi đa số thành viên N g h ị viện (hàng trăm ngư ời), nhưng lạ i có thể dễ dàng bị phán xét lại bởi bất kỳ một thẩm phán ở bất k ỳ cấp nào.34 N ế u x â y dựng một T ò a án H iế n pháp độc lập thì sẽ giúp làm giảm sự bất hợp lý nảy, v ì cơ quan lập pháp cũ n g có quyền tham g ia bổ nhiệm thẩm phán của tòa án h iến pháp, và quan trọng hơn, tòa chuyên biệt sẽ có tính chuyên nghiệp hơn, lại độ c lập vớ i hệ thống tư pháp, do đó sẽ làm tăng tính chính đáng của nó và bảo đảm cân bằng giữ a các nhánh quyền lự c.35
M ột nhà nghiên cứu T h á i L a n khác là s . H o u trakit cũng cho rằng, v iệ c T h á i L a n lựa chọn mô hình T ò a án H iế n pháp độc lập là phù họp, v ì nó bảo đảm tính độc lập cao của tài phán hiến pháp, mặt kh ác bảo đảm tính m ở trong v iệ c bổ n hiệm thẩm phán từ nhiều nguồn khác nhau (từ các lĩnh vự c khác nhau của cuộc sổ n g chứ kh ô n g bó hẹp trong nguồn nhân sự của các tòa án hiện hữu) - điều mà sẽ tạo điều kiệ n để chọn được những thẩm phán có phẩm chất cao và phi đảng ph ái, qua đó sẽ củ n g cố sự độc lập và danh tiếng của tòa là một cơ quan chuyên
33 Y. Saeng-uthai, zit. nach Banjerd Singkaneti.l998,S.59. 34 Y. Saeng-uthai, zit. nach Banjerd Singkaneti.l998,S.59. 35 Y. Saeng-uthai, zit. nach Banjerd Singkaneti.l998,S.59.
môn chứ không nặng về chính trị và giú p ngăn chặn, điều hòa xu n g đột giữa tư pháp, lập pháp và hành pháp. 6 Thêm vào đó, theo s. H outrakit, T ò a án H iến pháp cũ ng giú p tránh được việ c chỉ một tòa án thường cũng có thê quyết định tính họp hiến của một đạo luật ở trong mô hình tài phán hiến pháp phi tập trung - điều mà ông cho rằng như vậ y tư pháp đã can thiệp quá sâu vào công việ c của nhánh lập pháp và thậm chí là mâu thuần với nguyên tắc tam quyền phân lập.37
Quan điểm của s. H outrakit cũ n g tương tự như một số học giả Á o , Đ ức khi họ cho rằng T ò a án H iến pháp kh ô n g đương nhiên xếp được vào nhánh quyền lực tư pháp, tuy nhiên không hoàn toàn đồng nhất vớ i học thuyết bảo hiến cua các triết gia H oa K ỳ . 38
2.2.1.2. Tô chức, hoạt động cua tòa hiến pháp
N ền tài phán hiến pháp đầy đu được xác lập từ H iến pháp 1997; từ đó đến nay, T h á i L a n đã trải qua hai bản hiến pháp nhưng các quy định về T ò a án H iến pháp thì hầu như g iữ nguyên.
Th eo Đ iều 204 H iến pháp 2007 (hiện hành), T ò a án H iế n pháp T h á i L a n bao gồm C hánh án và tám thâm phán. T ro n g chín thành viên này, có ba thành viên từ T ò a án tối cao, ba thành viên từ T ò a án hành chính tối cao, hai thành viê n là những người có trình độ uyên thâm cô n g tác trong các lĩnh vự c pháp luật, m ột thành viên còn lại là những người có trình độ uyên thâm trong các lĩnh vực khoa học như chính trị học, quản trị và các khoa học xã hội khác.
N hằm bảo đảm sợi dây chính đáng được liền m ạch Ợegitimationskette),
các thẩm phán này được Th ư ợ n g viện đề cử và N h à vua bổ nhiệm. N ó i cách khác, cách thức này bảo đảm có sự tham gia của cả ba cành quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp trong quá trình bổ nhiệm thẩm phán T ò a án hiến pháp.
So vớ i mô h ìn h tài phán hiến pháp Đ ứ c, việ c tuyển chọn, bổ nhiệm thấm phán T ò a án H iến pháp có ba điểm «cải biên»:
Thứ nhất, thay v ì H ạ viện như ở Đ ứ c thì chỉ có Thư ợ n g viện T h á i L a n tham g ia vào quá trình bổ nhiệm thấm phán T ò a án hiến pháp. Thư ợ n g viện là một thiết chế có tính đại diện vù n g m iền rất cao, bao gồm 150 Thư ợ n g nghị sĩ được từng tỉnh (C h an gw at) bầu lên. V iệ c kh ô n g cho H ạ việ n mà lại cho Thư ợ ng việ n tham g ia bổ nhiệm thẩm phán tòa hiến pháp khô ng phải là một khiếm
36 S.Houtrakit, zit. nach Banjerd Singkaneti. 1998,s.60. 37 S.Houtrakit, zit. nach Banjerd Singkaneti. 1998,s.60.
38 Die amerikanische Doktrin fuBt darauf, dass Verfassungsgerichtsbarkeit eine Funktion ist, die der Rechtsprechung gehốrt. 40
khuyết về mặt dân chu, mà ngược lại, chính điều này g iú p T ò a án H iến pháp độc lập vớ i T h ủ tướng và các phe phái trong H ạ viện T h á i L a n , vôn rât phức tạp, kh ô n g ổn định như các nước phương T â y . Th eo nhiều tác giả, đây là một điểm bôi cảnh hóa thành công của mô hình tài phán hiến pháp Á o - Đ ứ c tại T h á i La n .
Thứ hai, những người có thể được bổ nhiệm làm thẩm phán T ò a án H iến pháp được quy định tại Đ iều 205 H iế n pháp 2007; bao gồm các cựu bộ trưởng, thẩm phán T ò a quân sự, ủy viên ủ y ban bầu cử quốc gia, thanh tra N g h ị viện, ủy viê n ủ y ban ch ốn g tham nhũng quốc gia, ủy viên ủ y ban kiểm toán quốc gia, ủy viên ủ y ban nhân quyền, T ổ n g công tố quốc gia, Phó tổng công tố quốc gia , người đúng đầu các cơ quan hành pháp hoặc giáo sư đương nhiệm hoặc một luật sư đã hành nghề liên tục ba mươi năm. T u y nhiên, sự cải biên này, theo đánh g iá của m ột số chuyên gia, là một bước thụt lù i so vớ i nguyên mẫu, v ì đã chú trọng quá nhiều vào các chính trị gia thay v ì các thẩm phán và những người g iỏ i về chuyên m ôn. N g o à i ra, không cần thiết và kh ô n g thực tế khi đòi hỏi một luật sư phải hành nghề kh ô n g gián đoạn trong vò n g 30 năm mới được bố nhiệm làm thẩm phán T ò a án hiến pháp, vì từ năm đến mười năm là đã đủ để một thẩm phán bộc lộ tài năng và phẩm chất. H a y nói cách khác, ba mươi năm kinh n ghiệm kh ô n g có ý nghTa trong việc ch ú n g m inh năng lực của thẩm phán.
M ặc dầu kh ô n g có chiến tranh trong suốt hai trăm năm, nhưng lực lượng quân đội luôn đóng vai trò nối trội trong chính trường T h á i L a n và thường tiến hành các cuộc đảo chính trong những thập niên gần đây. M uốn cho chính trường dân chủ thì quân đội T h á i L a n cần giữ vai trò trung lập. C h ín h v ì vậy, việ c để cho các thẩm phán T ò a án quân sự - vốn là những tướng lĩn h quân đội - tham g ia T ò a án hiến pháp sẽ làm cho chính trường T h á i L a n phụ thuộc nhiều vào quân đội. Đ â y cũ n g là một nét cải biên làm giảm tính dân chủ của T ò a án H iến pháp của nước này.
Thứ ba, nhằm ngăn ngừa việ c chính trị hóa các thẩm phán T ò a án H iến pháp, Đ iề u 3 K h o ả n 2 L u ậ t tổ chức v à hoạt động T ò a án H iế n pháp của C H L B Đ ứ c quy định ứng viên thẩm phán T ò a án H iế n pháp phải hội đủ các điều kiện để được bổ nhiệm là một thẩm phán thông thường. Q u y định tương tự khô ng tìm thấy trong hệ thống pháp luật T h á i La n .
C ù n g m ục đích, Đ iều 2 K h o ả n 3 Lu ậ t tổ chức và hoạt động T ò a án H iế n pháp của C H L B Đ ứ c quy định: “ B a thẩm phán của m ỗi B a n phải được lựa chọn
từ cá c thẩm phán của các T ò a án tối cao L iê n bang.39 N gư ờ i được lựa chọn phải từng làm v iệ c tại các Tò a án tối cao L iê n bang ít nhất ba năm ” . Đ iều 205 Khoản 6 H iế n pháp T h á i La n năm 2007 có nhùng quy định tương tự, tuy nhiên yếu ớt hơn nhiều; theo đó, sê không được bố nhiệm làm thẩm phán T ò a án H iến pháp T h á i L a n nếu ứng viên là thành viên của một đảng phái chính trị và thôi giữ chức vụ lãnh đạo trong đảng phái đó chưa tròn ba năm. Đ ô i vớ i các ứng viên thẩm phán T ò a án H iến pháp từ các nguồn khác (kh ô n g phải là lãnh đạo các đảng phái), luật pháp Th ái L a n không đòi hỏi thời gian tối thiều tại v ị ờ các v ị trí tương ứng.
N h ữ n g cải biên nêu trên cũng làm giảm tính độc lập của thâm phán T ò a án H iế n pháp T h á i La n . V iệ c chú trọng vào các chính trị g ia trong bô nhiệm thẩm phán T ò a án H iến pháp Th á i L a n làm cho v iệ c bổ nhiệm m ang đặc điếm của H ộ i đồng H iế n pháp C ộ n g hòa Pháp và làm cho những đặc tính của mô hình nguyên m ẫu (Á o - Đ ứ c) bị phai nhạt.
Thứ tư, mô hình nguyên mẫu của T ò a án H iế n pháp L iê n bang Đ ứ c bao gồ m hai B a n (Sen at) và các Phòng (K a m m e r). M ô hình này m ang tính chuyên m ôn cao v à làm cho T ò a án H iến pháp thêm phần độc lập. T u y nhiên, khi tiếp biến, cơ cấu nội bộ của T ò a án H iến pháp T h á i L a n không còn g iữ đặc điểm này; kh ô n g có B a n cũ ng không có Phòng chuyên môn trực thuộc.
T h ẩ m quyền của Tò a án H iến pháp C H L B Đ ứ c dựa trên nguyên tắc liệt kê, được nêu tại Đ iề u 93 H iến pháp và Đ iều 13 Lu ậ t tổ chức và hoạt động T ò a án H iế n pháp của C H L B Đức. T ò a án H iế n pháp T h á i L a n cũng có các thấm quyền tương tự, tuy nhiên nguyên tắc liệt kê kh ô n g được áp dụng. T h a y vào đó, thẩm quyền và thủ tục tố tụng thường được quy định trong cù ng một điều khoản và nằm tản mát ở các chương khác nhau của H iến pháp T h á i L a n năm 2007.
So vớ i m ô hình tài phán hiến pháp Đ ứ c, thẩm quyền T ò a án H iế n pháp T h á i L a n có hai điếm khác biệt:
Thứ nhất, T ò a án H iến pháp T h á i L a n khô ng có quyền kiểm hiến trừu tượng đối vớ i các đạo luật; nhưng lại có chức năng phòng hiến - chức năng mà T ò a án H iế n pháp C H L B Đ ứ c kh ô n g có. Theo đó, vớ i bất k ỳ dự luật nào sau khi được N g h ị viện thông qua nhưng chưa được N h à vua công bố, một nhóm H ạ