Cuộc cách mạng về kỹ thuật và phương tiện giao tiếp đang diễn ra. Máy tính và điện thoại di động đang trở nên phổ biến, cơ khí hóa trong nông nghiệp sẽ dẫn đế việc giảm sử dụng cơ bắp. Khoa học kỹ thuật phát triển, dẫn đến sự giao nhau nhiều ngành khoa học mới, đó chính là sự tích hợp của khoa học kỹ thuật, đó chính là sự tích hợp của khoa học kỹ thuật có nhiều nghề mới đặc trưng bởi cơ khí hóa, chất lượng lao động thay đổi từ lao động thủ công đến điều khiển cơ khí hóa và tự động hóa.
*Khái niệm tích hợp:
“Có thể hiểu là sự lồng ghép, kết hợp, tổng hợp các nội dung với nhau. Môn học tích hợp được hình thành do lồng ghép, kết hợp các nội dung của các môn học truyền thống có liên quan, hỗ trợ cho nhau”[9].
Các tiến bộ của công nghệ thông tin, viễn thông, tự động hoá đã đưa loài người bước vào nền văn minh thông tin của thế kỷ 21. Ngày nay, một thiết bị hiện đại bao gồm các thiết bị cơ khí, thuỷ lực, điện tử, vi xử lý… Bởi vậy để vân hành hoặc điều chỉnh, bảo trì các thiết bị như vậy, người công nhân cần có kiến thức và kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực kỹ thuật và đuợc đào tạo theo diện rộng. Diện rộng còn tạo khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của công nghệ sản xuất của kinh tế xã hội. [3] “Những tiêu chí quan trọng trong việc
chọn lựa kinh nghiệm dạy học: đa dạng và học tập hiệu quả mang tính tích hợp giữa LT và TH; mục tiêu xác định cụ thể; tính giá trị cao; tiếp cận học tập một cách đa dạng; thích hợp với mọi tình huống học tập”.[10]
*Phân loại tích hợp:
Dựa theo yêu cầu của từng bộ môn người ta phân ra làm 4 loại, theo quan điểm của D’Hainaut [11]:
− Quan điểm “trong nội bộ môn học” (tích hợp trong môn học) ưu tiên các nội dung môn học, quan điểm này duy trì các môn học riêng rẽ.
− Quan điểm “đa môn”, những môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số thời điểm trong quá trình nghiên cứu, các môn học chưa thực sự được tích hợp.
− Quan điểm “liên môn”, có sự liên kết của nhiều môn học làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết một tình huống cho trước; quá trình học tập sẽ không bị rời rạc mà phải liên kết với nhau xung quanh những vấn đề phải giải quyết.
− Quan điểm “xuyên môn”, chủ yếu phát triển những kỹ năng mà SV có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống. Những kỹ năng này gọi là kỹ năng xuyên môn: có thể lĩnh hội các kỹ năng này trong từng môn học và có thể áp dụng ở mọi nơi.
Các mức độ tích hợp có thể thực hiện khác nhau:
− Mức độ thấp: Phối hợp về nội dung, phương pháp của một số môn có liên quan nhưng mỗi môn cần đặt trong một phần hay những chương riêng.
− Ở mức độ cao hơn nội dung sẽ có sự kết hợp chặt chẽ và có sự giao nhau giữa các môn.
− Tích hợp ở mức cao nhất:khi nội dung các môn học hòa vào nhau hoàn toàn, trở thành một môn mới. Môn học mới này đạt hiệu quả và tiết kiệm hơn về nội dung và thời gian.
*Đặc điểm của dạy học theo quan điểm tích hợp:
Dạy học theo quan điểm tích hợp chủ yếu giúp nguời học hoạt động có hiệu quả hơn, vai trò của nó không phải ở chổ nó giúp giảm tải học tập, hạn chế sự trùng lập nội dung…Đặc điểm của PPGD theo quan điểm tích hợp cụ thể là:
− Tính khoa học, ứng dụng thực tiễn: vận dụng lý thuyết chỉ ra những ứng dụng trong thực tế.
− Tính đa chức năng, đa phương án: tạo ra sự phong phú của phương pháp và kỹ năng học tập, dạy SV biết cách lựa chọn công nghệ hợp lý trong mỗi trường hợp cụ thể .
− Tính tiêu chuẩn hóa: dạy SV thực hiện đúng quy trình thao tác thực hành, biết cách tra cứu và sử dung đúng thông số kỹ thuật.
− Tính kinh tế: tiết kiệm thời gian, vật tư, công cụ lao động.
− Tính cụ thể và tính trừu tượng: tính cụ thể biểu hiện thông qua các phương tiện trực quan, thông qua thao tác mẫu của GV…, SV có thể thấy, nghe, nhìn… được ngay trên đối tượng nghiên cứu.Tính trừu tượng biểu hiện từ các khái niệm, nguyên lý kỹ thuật… và để tiếp thu tri thức này, đòi hỏi phải hình dung, tưởng tượng. Để nhớ và tiếp thu thì SV phải nhận thức cảm tính. Nhằm giúp SV có các dữ liệu trên, người ta dùng các ký hiệu, hình vẽ, sơ đồ… mô phỏng nội dung trừu tượng.
− Tính tổng hợp và tích hợp: Bao gồm các kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học có liên quan với nghiên cứu đối tượng kỹ thuật.
Tích hợp là biện pháp được áp dụng ở tất cả các bậc học, song phương thức không giống nhau. Mức độ tích hợp phải tuân theo quy luật lứa tuổi trong sự phát triển hoạt động và tâm lý, cũng như mục tiêu giáo dục của các bậc học khác nhau.
*Những nguyên tắc xây dựng phương pháp dạy học bằng phương pháp tích hợp:
Dạy học theo quan điểm tích hợp nhằm từng bước thực hiện mục tiêu của đối tượng cần đào tạo:
− Hình thành kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất, dựa trên kiến thức cơ sở đó SV thích nghi môi trường sản xuất trong thực tiễn.
− Lĩnh hội, khai thác kiến thức cơ sở với kiến thức chuyên ngành liên ngành nhằm giúp SV tích lũy kiến thức, hình thành kỹ năng kỹ xảo trong quá trình học tập.
− Từng bước rèn luyện cho SV có khả năng tư duy vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Dạy học theo quan điểm tích hợp phải đảm bảo các nguyên tắc sư phạm của quá trình dạy học:
− Kết hợp tính giáo dục và phát triển tư duy kỹ thuật
− Kết hợp tính khoa học với tính vừa sức
− Kết hợp tính lý luận với tính thực tiễn
− Kết hợp tính trực quan