Điều kiện thực hiện các giải pháp đã đề xuất 1 Hoàn thiện công tác phân tích công việc

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Phân tích công tác tiền lương, tiền thưởng tại công ty TNHH May Phù Đổng (Trang 69 - 72)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY.

4. Điều kiện thực hiện các giải pháp đã đề xuất 1 Hoàn thiện công tác phân tích công việc

4.1 Hoàn thiện công tác phân tích công việc

Phân tích công việc là quá trình thu thập các tài liệu và đánh giá một cách có hệ thống thông tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc.

Phân tích công việc sẽ xác định mức độ phức tạp của công việc, những yêu cầu đối với người lao động khi thực hiện công việc đó. Nếu phân tích công việc mà được thực hiện tốt thì sẽ giúp doanh nghiệp bố trí hợp lý lao động trong tổ chức tránh những thời gian lãng phí không cần thiết, đồng thời xác định được mức hao phí lao động chính xác dẫn đến trả lương công bằng cho người lao động.

Tại công ty TNHH May Phù Đổng, công tác phân tích công việc còn mang tính chất chủ quan và kinh nghiệm của những người làm công tác quản lý, công tác phân tích còn mang tính chất qua loa, sơ sài. Để phục vụ cho việc đánh giá thực hiện công việc của người lao động cũng như bình bầu lao động thì cần phải xây dựng được một chương trình phân tích công việc chi tiết, cụ thể.

Phân tích công việc bao gồm 3 văn bản đó là bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc đối với người thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc.

Bản mô tả công việc là một văn bản viết và giải thích về những nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc và những vấn đề có liên quan đến một công việc cụ thể.

Bản mô tả công việc thường gồm 3 nội dung:

Phần xác định tên công việc bao gồm tên công việc, mã số của công việc, chức danh, số người lãnh đạo dưới quyền…

Phần tóm tắt về nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc công việc: bao gồm mô tả chính xác, nêu rõ người lao động phải làm gì, thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm như thế nào, tại sao phải thực hiện nhiệm vụ đó…

Các điều kiện làm việc: bao gồm các điều kiện về môi trường vật chất (các máy móc, công cụ trang bị cần sử dụng), thời gian làm việc, điều kiện vệ sinh, an toàn lao động…

Bản yêu cầu của công việc đối với người thực hiện: là bản liệt kê các công việc đối với người thực hiện về các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần phải có, trình độ giáo dục và đào tạo cần thiết, các đặc trưng về tinh thần và thể lực và các yêu cầu khác.

Bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc không nên quá cao – mức mà người lao động không thể thực hiện được nhưng cũng không nên quá thấp đến mức mà người lao động chẳng cần cố gắng gì cũng có thể thực hiện được.

Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc: là một hệ thống các chỉ tiêu/ tiêu chí phản ánh các yêu cầu về số lượng và chất lượng của sự hoàn thành các nhiệm vụ được qui định trong bản mô tả công việc.

Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất thì tiêu chuẩn thực hiện công việc chủ yếu là mức lao động. Còn đối với bộ phận quản lý và phục vụ thì các tiêu chuẩn công việc thường khó xác định hơn nhưng cố gắng lượng hóa được các tiêu chuẩn càng nhiều thì càng dễ đánh giá.

Một điểm cần lưu ý khi tiến hành phân tích công việc đó là các thông tin thu thập cho quá trình phân tích công việc cần được thực hiện bằng nhiều phương pháp như quan sát, ghi chép, lập bảng hỏi, phỏng vấn để thu được những thông tin đáng tin cậy nhất phục vụ cho việc phân tích công việc chính xác hơn.

4.2 Tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc

Tổ chức bố trí nguồn nhân lực

Bố trí sắp xếp người lao động làm những công việc phù hợp với trình độ, tận dụng tối đa khả năng của họ đã là một trong những chiến lược tồn tại của công ty bởi nếu tận dụng được hết mọi khả năng của người lao động đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả làm việc, tăng NSLĐ. Mặt khác nếu bố trí hợp lý còn làm cho người lao động hăng say, hứng thú với công việc bởi nó phù hợp với khả năng của họ. Một trong những biện pháp tạo động lực cho người lao động mà không quá tốn kém bởi đánh vào tâm lý của họ.

Đối với công nhân trực tiếp sản xuất

Đánh giá chất lượng lao động: công ty nên tiến hành các cuộc thi kiểm tra tay nghề để có thể đánh giá được trình độ thực tế của người lao động từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao tay nghề, bố trí công việc cho phù hợp với trình độ thực tế

Về số lượng lao động: Công ty cần dựa vào kế hoạch sản xuất của công ty thông qua các đơn đặt hàng sẽ nhận gia công từ đó có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng cho phù hợp.

Đối với cán bộ quản lý:

Tăng cường kiểm tra, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý. Hiện nay công tác tiền lương tiền thưởng mới chỉ có một cán bộ đảm nhận tính lương cho tất cả lao động trong công ty. Như vậy so với số lao động trong toàn công ty thì số người làm công tác này còn quá ít và cần tuyển dụng thêm.

Tổ chức phục vụ nơi làm việc:

Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc cần phải đảm bảo liên tục và phục vụ tốt như chuẩn bị nguyên vật liệu, dọn dẹp vệ sinh, sắp xếp sản phẩm gọn gàng… công ty cần mở rộng mặt bằng sản xuất để tạo ra không gian làm việc thoải mái hơn, đảm bảo nhiệt độ cũng như ánh sáng cần thiết để người lao động yên tâm làm việc không bị các yếu tố khách quan ảnh hưởng.

Công ty cần trang bị thêm máy móc thiết bị mới để tăng NSLĐ đồng thời thực hiện bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa máy móc một cách thường xuyên. Đối với bộ phận quản lý cần trang bị thêm máy tính, máy in, máy quét… để thuận tiện cho việc quản lý, điều hành, trao đổi giữa các bộ phận. Thêm vào đó với tính chất đặc thù của ngành may thì công ty cần trang bị hệ thống quạt thông gió, máy hút bụi thay thế cho quạt trần hiện nay để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Bầu không khí trong tập thể cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ. Chính vì vậy việc duy trì một không khí làm việc ôn hòa, vui vẻ sẽ kích thích các cá nhân trong tập thể hợp tác tốt hơn, phối hợp ăn ý, tránh xung đột va chạm giữa cá nhân. Do vậy để có thể đạt được mục tiêu và nhiệm vụ sản xuất cũng như đảm bảo đúng tiến độ sản xuất thì việc trước tiên mà công ty nên bắt đầu là xây dựng bầu không khí tập thể vui vẻ, ôn hòa.

KẾT LUẬN

Như ta đã biết nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng nhất để tạo nên sự thành công của một tổ chức nói chung và một doanh nghiệp nói riêng. Trong đó tiền lương, tiền thưởng là một trong những yếu tố gắn trực tiếp với quyền lợi của người lao động. Vì vậy công tác tiền lương, tiền thưởng cần phải được chú trọng và quan tâm thường xuyên. Đây thực sự là một vấn đề có tính chất hai mặt (tích cực và tiêu cực) liên quan đến công tác quản lý lao động, trình độ lao động, năng suất lao động, chất lượng lao động…

Khi thực hiện công tác trả lương trong doanh nghiệp cần khoa học, công khai, góp phần tăng NSLĐ, khuyến khích người lao động hăng say làm việc, hạn chế được các bất bình, mâu thuẫn gây ra trạng thái chán nản trong công việc. Đối với những người làm công tác tiền lương trong doanh nghiệp thì cần thường xuyên cập nhật những chính sách về lao động tiền lương của nhà nước. Phải thường xuyên theo dõi, phát hiện ra những bất hợp lý phát sinh để tham mưu cho lãnh đạo kịp thời. Thường xuyên lắng nghe ý kiến của người lao động như công đoàn, đoàn thanh niên để phản ánh những bất cập phát sinh. Trong doanh nghiệp may mặc như công ty TNHH May Phù Đổng thì càng phải điều chỉnh liên tục về định mức lao động, bấm giây chế tạo khi thay đổi thiết bị, thay đổi mặt hàng…

Thông qua những lý thuyết đã được học và những nghiên cứu cụ thể thực tế tại công ty May Phù Đổng về công tác tiền lương, tiền thưởng, em đã phân tích và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này tại công ty. Tuy nhiên do hạn chế về kiến thức của bản thân cũng như thời gian nghiên cứu nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, các cô, các bạn để hoàn thiện đề tài khi triển khai ra thực tế.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Phân tích công tác tiền lương, tiền thưởng tại công ty TNHH May Phù Đổng (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w