Đánh giá chung về công tác tiền lương, tiền thưởng tại công ty.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Phân tích công tác tiền lương, tiền thưởng tại công ty TNHH May Phù Đổng (Trang 50 - 52)

II. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY TNHH MAY PHÙ ĐỔNG.

5. Đánh giá chung về công tác tiền lương, tiền thưởng tại công ty.

5.1.1Phân tích mối quan hệ giữa năng suất lao động bình quân và tiền lương bình quân

Mối quan hệ giữa năng suất lao động bình quân và tiền lương được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.15- Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2006, 2007, 2008.

Stt Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Doanh thu (DT) Tỷ đồng 7,67 7,89 8,61

2 Giá trị sản xuất (GO) Tỷ đồng 7,67 7,93 8,78

3 Số lao động (L) Người 315 305 300

4 Lợi nhuận (LN) Triệu đồng 511 434 435

5 Quỹ tiền lương (QTL) Triệu đồng 4.065,1 4.181,7 4.563,3

6 TLBQ ( 6 = 5/3) nghìnđ/người/ tháng 1.075 1.142 1.267 7 Tốc độ tăng TLBQ

(năm sau so với năm trước)

% 6,23 10,94 8 NSLĐBQ ( 8= 2/3) Nghìn đồng /người/ tháng 2.029 2.166,7 2.438,8 9 Tốc độ tăng NSLĐBQ

(năm sau so với năm trước).

% 6,78 12,55

Nguồn: Bộ phận lao động- tiền lương, khối quản lý công ty TNHH May Phù Đổng

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy tốc độ tăng năng suất lao động bình quân luôn lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Cụ thể năm 2007 tốc độ tăng năng suất lao động bình quân là 6,78% thì tốc độ tăng tiền lương bình quân là 6,23%. Và chênh lệch giữa tốc độ tăng tiền lương bình quân và năng suất lao động bình quân có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2008 tốc độ tăng TLBQ là 10,94% thì tốc độ tăng NSLĐBQ lên tới 12,55%. So với năm 2007 thì khoảng cách giữa 2 chỉ tiêu này đã giãn ra đáng kể. Điều này cho thấy công ty đã thực hiện được một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong công tác tiền lương đó là đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng tiền lương bình quân. Sở dĩ đây là một nguyên tắc quan trọng vì nếu tốc độ tăng tiền lương bình quân mà không nhỏ hơn tốc độ tăng NSLĐBQ thì lúc đó tiền lương sẽ không còn phát huy vai trò của nó trong việc khuyến khích, thúc đẩy người lao động làm việc và việc bội chi quỹ tiền lương là không tránh khỏi. Hơn nữa nếu duy trì được tốc độ tăng TLBQ nhỏ hơn tốc độ tăng NSLĐBQ thì điều này

đồng nghĩa với việc giảm chi phí sản xuất cho công ty bởi tăng tiền lương dẫn đến tăng chi phí còn tăng năng suất lao động dẫn đến giảm chi phí như vậy công ty sẽ kinh doanh có hiệu quả nếu mức giảm chi phí do tăng năng suất lao động lớn hơn mức tăng chi phí do tiền lương.

5.1.2. Khả năng giảm giá thành sản phẩm

Khi tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân thì sẽ tạo ra khả năng giảm giá thành sản phẩm.

Công thức:

Z = ( - 1) x dL

Trong đó:

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Phân tích công tác tiền lương, tiền thưởng tại công ty TNHH May Phù Đổng (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w