II. Phần tự luận (6điểm)
2/ Cơ thể trai.
- Gv yêu cầu Hs trả lời câu hỏi: + Cơ thể trai có cấu tạo như thế nào? + Trai tự vệ bằng cách nào? Nêu đặc điểm cấu tạo của trai phù hợp cách tự vệ đó?
( Trai tự vệ bằng cách : co chân, khép vỏ. Nhờ vỏ cứng rắn và 2 cơ khép vỏ vững chắc )
Gv giới thiệu: Đầu trai tiêu giảm.
- Cắt 2 cơ khép vỏ.
+ Mài mặt ngoài có mùi khét vì lớp
sừng bằng chất hữu cơ bị ma sát
cháy mùi khét.
- Đại diện nhóm phát biểu các nhóm
khác bổ sung.
- Hs đọc thông tin tự rút ra đặc điểm cấu tạo cơ thể trai.
+ Cơ thể trai có 2 mảnh vỏ bằng đá vôi che chở bên ngoài.
- Cấu tạo:
+ Ngoài: áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước.
+ Giữa: tấm mang + Trong: thân trai - Chân rìu.
7’ HOẠT ĐỘNG 2DI CHUYỂN
- Gv yêu cầu Hs đọc thông tin và quan sát hình 18.4 SGK thảo luận.
+ Trai di chuyển như thế nào?
- Gv gọi 1 2 Hs phát biểu.
- Gv chốt lại kiến thức.
* Gv: Chân trai thò theo hướng nào
thân chuyển động theo hướng đó.
- Hs căn cứ vào thông tin và hình 18.4
SGK mô tả cách di chuyển.
- 1 2 Hs phát biểu, lớp bổ sung.
* KL:
Chân trai hình lưỡi rìu thò ra thụt vào, kết hợp đóng mở vỏ di chuyển.
8’ HOẠT ĐỘNG 3DINH DƯỠNG
- Gv yêu cầu Hs làm việc độc lập với
SGK thảo luận.
+ Nước qua ống hút vào khoang áo đem những chất gì vào miệng và mang trai?
+ Nêu kiểu dinh dưỡng của trai? - Gv gọi đại diện nhóm trả lời. - Gv chốt lại kiến thức.
+ Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?
- Hs tự thu nhận thông tin.
- Thảo luận nhóm hoàn thành đáp án.Yêu cầu:
+ Nước đem O2 và thức ăn.
+ Dinh dưỡng kiểu thụ động.
- Đại diện nhóm trả lời nhóm khác
bổ sung.
* KL: - Thức ăn: ĐVNS và vụn hữu cơ.
- O2 trao đổi qua mang
5’ HOẠT ĐỘNG 4SINH SẢN
- Gv cho học sinh thảo luận nhóm
trả lời
+ Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ?
- Hs căn cứ vào thông tin SGK thảo
luận nhóm thống nhất ý kiến trả lời. + Trứng phát triển trong mang trai mẹ
được bảo vệ và tăng lượng O2.
+ Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá?
- Gv gọi đại diện nhóm trả lời. - Gv chốt lại kiến thức.
Tăng lượng O2
Được bảo vệ * KL:
- Trai phân tính.
- Trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng.
4. Kiểm tra-đánh gia: 5’
- Gv cho 1 2 học sinh đọc phần kết luận cuối bài.
- Gv cho Hs làm bài tập
Những câu dưới đây là đúng hay sai?
1- Trai xếp vào ngành thân mềm vì có chân mềm không phân đốt.
2- Cơ thể trai gồm 3 phần: đầu, thân và chân trai.
3- Trai di chuyển nhờ chân rìu.
4- Trai lấy thức ăn nhờ cơ chế lọc từ nước hút vào. 5- Cơ thể trai có đối xứng 2 bên.
5. Dặn dò:
- Học bài theo kết luận và câu hỏi trong SGK - Đọc mục “ Em có biết?”
Ngày soạn: 15/10/2010
Ngày giảng: 18/10/2010, 7A1 19/10/2010, 7A2
Tiết : 20
Bài:19: MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
Mô tả được các chi tiết cấu tạo, đặc điểm sinh lí của đại diện ngành Thân mềm (trai sông).
Trình bày được tập tính của Thân mềm. 2/ Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng quan sát tranh, mẫu vật. - Kỹ năng hoạt động theo nhóm.
3/ Thái độ :
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật thân mềm.
II/ Đồ dùng dạy học :
1. GV: Tranh đại diện một số thân mềm (sgk) 2. HS: Vật mẫu: ốc sên, ốc nhồi...
III/ Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: 7A1..., 7A2...