Thực trạng đội ngò công nhân,lao động doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động Công đoàn trong công ty cổ phần do Trường Đại học Công đoàn nghiên cứu, năm 2001 (Trang 31 - 35)

1. Tổng quan về tình hình phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch nói riêng

1.2. Thực trạng đội ngò công nhân,lao động doanh nghiệp ngoài quốc doanh

quốc doanh

Tốc độ phát triển lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với sự chuyển đổi mua bán hàng hoá theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang mua bán theo cơ chế thị trường; chuyển thị trường từ trạng thái chia cắt theo địa giới hành chính sang tù do lưu thông hàng hoá theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật; chuyển từ trạng thái

độc quyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quốc doanh sang bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; chuyển hướng hoạt động xuất khẩu theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá thị trường ngoài nước, một mặt đòi hỏi số lượng, chất lượng lao động phải không ngừng tăng lên, mặt khác đòi hỏi cơ cấu lao động, kỹ thuật trong ngành phải đổi mới (xem bảng số 2).

Bảng sè 2

Tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch tại 32 tỉnh, thành phố

Đơn vị: doanh nghiệp

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng sè DN ngoài quốc doanh 23.071 26.195 35.609 41.048 47.056 DN sử dụng từ 1000 LĐ trở lên 12 17 21 23 313 DN sử dụng từ 500 đến dưới 1000 LĐ 14 14 19 20 663 DN sử dụng từ 100 đến dưới 500 LĐ 284 317 340 441 693 DN sử dụng dưới 100 LĐ 22.761 25.847 35.229 40.564 45.387

(Nguồn: Số liệu của Công đoàn Thương mại và Du lịch)

Theo các đánh giá tổng kết của Bộ Thương mại, Tổng cục Du lịch và các Sở chuyên ngành tại các tỉnh, thành phố cho thấy: các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch phát triển đã thu hót ngày càng nhiều lao động vào làm việc tại khu vực này. Thực tế cho thấy, để thành lập một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thương mại và Du lịch không chỉ đòi hỏi các nhà đầu tư phải có lượng vốn lớn, có nhà xưởng mà còn cần một lực lượng đông đảo lao động. Do vậy, đã thu hót và giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lực lượng lao động (xem bảng số 3).

Bảng sè 3

doanh nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực Thương mại, Du lịch thuộc 32 tỉnh, thành phè qua điều tra, khảo sát

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng sè lao động 624.336 649.237 693.742 739.011 806.754 Số LĐ nữ 311.872 330.935 354.102 377.911 405.245 Tỷ lệ LĐ nữ 49,9% 50,9% 51,0% 51,1% 50,2%

(Nguồn: Số liệu của Công đoàn Thương mại và Du lịch)

Chất lượng công nhân, lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngành Thương mại và Du lịch

- Nhìn chung, công nhân lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực Thương mại và Du lịch có chất lượng không đồng đều về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vô. Công nhân lao động có trình độ học vấn cao không phân bổ đồng đều trong các ngành nghề, loại hình doanh nghiệp, loại hình công việc. Đặc điểm này có thể một phần do tính đặc thù của ngành nghề và do nhu cầu lao động làm việc trong khu vực này chưa ổn định, nên chưa thu hót được đội ngò công nhân, lao động có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp cao. Mặt khác, do ảnh hưởng từ chính sách đào tạo của ngành trong thời gian qua chưa có định hướng và chiến lược lâu dài, đào tạo thường chạy theo xu thế. Việc đào tạo, đào tạo lại lao động trong các doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Chính đặc điểm này lý giải vì sao những lao động trong ngành Thương mại, Du lịch thường có Ýt kinh nghiệm, chưa có tác phong công nghiệp, tâm lý lao động chưa ổn định và th- ường có xu hướng chuyển nghề, chuyển công việc.

Thâm niên nghề nghiệp của công nhân, lao động trong Ngành thấp, phần lớn công nhân có tuổi nghề dưới 5 năm, chiếm 63,3%, số công nhân có tuổi nghề từ 5 năm đến 10 năm chiếm 23,3%, số công nhân, lao động có thời gian làm việc trên 10 năm chỉ chiếm 1,7% (xem bảng sè 4).

Bảng sè 4

Thâm niên nghề nghiệp của cộng nhân, lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc đoanh lĩnh vực Thương mại, Du lịch

Thời gian Tỷ lệ

Không trả lời 11,7%

Dưới 5 năm 63,3%

Từ 5 - 10 năm 23,3%

Trên 10 năm 1,7%

(Nguồn: Số liệu điều tra của Công đoàn Thương mại và Du lịch năm 2005)

Điều đáng lưu ý là, do không có điều kiện kinh tế để tiếp tục tham gia học tập, do quá trình đô thị hóa nông thôn nên đã có một bộ phận lớn học sinh và những lao động trẻ kỹ năng lao động thấp, trình độ học vấn còn hạn chế, chưa được qua đào tạo bài bản ... bổ sung vào lực lượng lao động các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch nên đã phần nào ảnh hưởng không tốt tới năng suất, chất lượng và kỷ luật lao động doanh nghiệp (xem bảng số 5).

Bảng sè 5

Về độ tuổi trung bình của lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc lĩnh vực Thương mại, Du lịch

tại 32 tỉnh, thành phố Đơn vị: người Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng sè lao động 559.630 574.915 624.336 649.237 693.742 739.011 806.754 Tuổi bình quân 30,7 30,4 27,8 30,3 31,0 30,1 31,5

(Nguồn: Số liệu của Công đoàn Thương mại và Du lịch)

- Về nhận thức và thái độ của công nhân lao động đối với một số vấn đề kinh tế - xã hội, quan hệ lao động và Công đoàn:

Chất lượng công nhân, lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phần nào phản ánh thông qua nhận thức và thái độ của họ đối với các vấn đề kinh tế và các mối quan hệ xã hội. Tâm tư, nguyện vọng lớn nhất của người lao động là mong muốn tìm kiếm được một việc làm ổn định đem lại một nguồn thu nhập nhất định để giải quyết nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Họ Ýt có thời gian, thông tin và cơ hội quan tâm cập nhật những kiến thức

về kinh tế, xã hội vượt khỏi phạm vi công việc chuyên môn; do vậy nhận thức và thái độ của người lao động còn nhiều hạn chế. Chính thực trạng này đã hạn chế tư duy sáng tạo, năng động của người lao động trong quá trình thực hiện công việc được giao; những hạn chế về nhận thức pháp luật, đặc biệt là pháp luật lao động đã làm suy giảm khả năng tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tự phát đình công, lãn công của người lao động trong các doanh nghiệp, đặc biệt là trong doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động Công đoàn trong công ty cổ phần do Trường Đại học Công đoàn nghiên cứu, năm 2001 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w