Kiến nghị với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động Công đoàn trong công ty cổ phần do Trường Đại học Công đoàn nghiên cứu, năm 2001 (Trang 98 - 100)

3. Nâng cao chất lượng đội ngò công nhân,lao động trong doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn

4.3.Kiến nghị với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Kiến nghị với Chính phủ sớm nghiên cứu ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

- Cã giải pháp thiết thực, cụ thể để nâng cao hơn nữa việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động thông qua việc tham gia với Nhà nước hoạch định những chế độ, chính sách có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động. Thực hiện tốt công tác này sẽ hạn chế được những bức xúc không đáng có trong công nhân, lao động từ việc ban hành những chế độ, chính sách không xuất phát từ nhu cầu lợi Ých của người lao động, không nhận được sự đồng tình cao của người lao động;

- ĐÒ xuất những nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung vào Bộ Luật lao động, đặc biệt là những điều khoản liên quan trực tiếp đến quyền và lợi Ých của người lao động và Tổ chức Công đoàn trong quan hệ lao động;

- Tập trung nghiên cứu thông qua khảo sát, tổng kết thực tiễn hoạt động công đoàn trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh để hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công đoàn theo hướng ngành nghề và đổi mới các phương pháp hoạt động Công đoàn. Nên hạn chế những can thiệp hành chính trong quá trình chỉ đạo, điều hành hoạt động Công đoàn nhằm tạo ra những cơ chế khuyến khích sự năng động, sáng tạo của Công đoàn cơ sở và đoàn viên công đoàn trong điều kiện hoạt động Công đoàn hầu hết sẽ được tiến hành trong thời gian ngoài giê làm việc của doanh nghiệp và người lao động;

- Chủ động hoạch định chiến lược đào tạo cán bộ công đoàn, đặc biệt là cán bé công đoàn chuyên trách; có kế hoạch đầu tư kinh phí thoả đáng cho công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ công đoàn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Cần có cơ chế đãi ngộ và khuyến khích vật chất tương xứng, động viên kịp thời để cán bộ công đoàn trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh yên tâm tham gia các khoá đào tạo và phát huy tính năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong hoạt động Công đoàn;

- Nghiên cứu, ban hành chế độ tiền lương, phụ cấp trách nhiệm cho Chủ tịch Công đoàn ở mọi thành phần kinh tế từ nguồn ngân sách của Công đoàn cấp trên. Cần nghiên cứu xây dựng và ban hành cơ chế khen thưởng hợp lý và xứng đáng cho các cấp Công đoàn, các cán bé công đoàn có thành tích trong hoạt động Công đoàn thay vì chỉ có các quyết định khen không thưởng kèm theo. Nh vậy sẽ nâng cao và phát huy được đúng tính chất khen thưởng của cấp trên đối với các cấp Công đoàn, các cá nhân cán bộ làm công tác Công đoàn;

- Đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý nguồn thu ngân sách, hoạt động tài chính công đoàn trên cơ sở định hướng để Công đoàn các cấp tự cân đối, trên cơ sở đó phát huy cao tính chủ động trong quản lý và sử dụng ngân sách phục vụ cho hoạt động Công đoàn;

- Tập trung nghiên cứu sớm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của hệ thống Công đoàn cho phù hợp, đồng thời có quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp Công đoàn để đảm bảo cho hoạt động Công đoàn đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả.

- Nghiên cứu, ban hành cơ chế khuyến khích đối với đoàn viên công đoàn, trên cơ sở đó làm động lực thu hót đội ngò lao động chưa phải là đoàn viên tự nguyện tham gia tổ chức công đoàn.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động Công đoàn trong công ty cổ phần do Trường Đại học Công đoàn nghiên cứu, năm 2001 (Trang 98 - 100)