Các tiêu chí đánh giá vai trò Công đoàn cơ sở trong cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động Công đoàn trong công ty cổ phần do Trường Đại học Công đoàn nghiên cứu, năm 2001 (Trang 25 - 27)

nghiệp ngoài quốc doanh

Đánh giá vai trò của Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần dùa vào các tiêu chí cơ bản sau :

- Mét là, trong vai trò là người đại diện cho tập thể người lao động thì Công đoàn phải là đại diện cho tập thể người lao động, đóng vai trò chủ thể một bên của quan hệ lao động. Công đoàn phải lấy việc đại diện và bảo vệ quyền và lợi Ých chính đáng của người lao động làm nội dung cơ bản trong mọi hoạt động của mình.

- Hai là, trong quan hệ lao động giữa công nhân, lao động với giới chủ doanh nghiệp, Công đoàn cần góp phần xây dựng củng cố quan hệ lao động ổn định, tiến bộ trên cơ sở lợi Ých chung của doanh nghiệp và của toàn xã hội; lợi Ých giữa công nhân, lao động với giới chủ doanh nghiệp. Trong xây dựng, củng cố quan hệ lao động, Công đoàn phải lấy quy định của pháp luật làm tiêu chuẩn, làm chỗ dùa cơ bản.

Căn cứ vào 2 tiêu chí trên, Công đoàn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần phải làm tốt các nhiệm vụ sau:

- Đại diện và bảo vệ quyền lợi vật chất, tinh thần cho công nhân, lao động, không để giới chủ doanh nghiệp, nhất là giới chủ nước ngoài, vi phạm quyền dân chủ, quyền công dân của công nhân, lao động.

- Đại diện cho công nhân, lao động trong thương lượng ký kết thoả ước lao động tập thế, tham gia xây dựng định mức lao động, hướng dẫn cho công nhân, lao động giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao

động, vận động tổ chức cho công nhân, lao động thực hiện đầy đủ mọi quy định của luật pháp về lao động, tham gia xây dựng, củng cố quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động nhằm hạn chế, ngăn chặn đình công trái pháp luật.

- Tham gia giải quyết các tranh chấp lao động và các mối quan hệ khác trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Hoạt động của Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, vận động, tổ chức cho công nhân, lao động thực hiện tốt nghĩa vô với Công đoàn. Thông qua đó góp phần thu hót vốn đầu tư phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng, phát triển an sinh xã hội, tạo ra môi trường đầu tư tốt, ổn định lâu dài thông qua việc vận động công nhân lao động tham gia hoàn thiện các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp và toàn xã hội.

- Phát triển lực lượng đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, là nhiệm vụ quan trọng của hoạt động Công đoàn Việt Nam. Để làm được nhiệm vô này, Công đoàn phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động công nhân, lao động, mà còn phải vận động, thuyết phục cả người sử dụng lao động. Mặt khác, Công đoàn phải không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Công đoàn để Công đoàn thực sự hấp dẫn đối với người lao động và với cả người sử dụng lao động. Trên cơ sở đó, người sử dụng lao động tạo điều kiện và ủng hộ việc thành lập công đoàn, công nhân, lao động tự giác tham gia vào hoạt động Công đoàn .

Muốn vậy, trong thời gian tới Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần phải thực hiện tốt các nội dung sau :

Một là, Công đoàn phải vận động kết nạp được từ 80 - 90% sè công nhân, lao động trong doanh nghiệp vào tổ chức Công đoàn. Chú ý tuyên truyền vận động công nhân, lao động nâng cao trình độ tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, nhận thức chính trị vững vàng và tự nguyện gia nhập và hoạt động Công đoàn.

Hai là, thiết lập và giải quyết tốt các mối quan hệ lao động với giới chủ, không để xảy ra các vụ tranh chấp lao động dẫn đến đình công, bãi công; mọi

vướng mắc trong quan hệ lao động phải được giải quyết theo trình tự của pháp luật trên cơ sở hợp tác, tôn trọng và cùng có lợi.

Ba là, tổ chức sinh hoạt Công đoàn đều đặn, nội dung sinh hoạt thiết thực, hiệu quả. Cần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cả công nhân, lao động lẫn giới chủ trong mọi hoạt động của Công đoàn cơ sở.

Bốn là, phải bám sát chủ trương, kế hoạch công tác của Công đoàn cấp trên, quán triệt nghị quyết của cấp uỷ Đảng cùng cấp. Cần phối hợp với người sử dụng lao động và các đoàn thể cùng cấp để hoạt động có hiệu quả.

Chương II

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH LĨNH VỰC

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động Công đoàn trong công ty cổ phần do Trường Đại học Công đoàn nghiên cứu, năm 2001 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w