2.3.1. Điều kiện tự nhiên
Trong khoảng thời gian từ năm 1885 - 1890, người Pháp đã sáp nhập các tổng xung quanh Bình Gia thành đơn vị hành chính có tên gọi là châu Bình Gia. Năm 1947, châu Bình Gia được đổi thành huyện Bình Gia. Ngày 27/12/1975, tỉnh Lạng Sơn nhập với tỉnh Cao Bằng thành tỉnh Cao Lạng, Bình Gia trở thành huyện của tỉnh Cao Lạng. Ngày 29/12/1978, tỉnh Lạng Sơn tái lập, Bình Gia thành huyện của tỉnh Lạng Sơn.
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Bình Gia là một huyện vùng cao miền núi của tỉnh Lạng Sơn, nằm ở phía tây của tỉnh Lạng Sơn, trong khoảng tọa độ địa lý từ 21°44’22” đến 22°18’52” vĩ độ Bắc từ 106°04’12” đến 106°32’32” kinh độ Đông. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 109.352,73 ha gồm 19 xã và một thị trấn. Trụ sở UBND huyện nằm ở trung tâm huyện, cách thành phố Lạng sơn 71km về phía Tây. Cách cửa khẩu Hữu Nghị quan 62km theo quốc lộ 1B và cách Thành phố Thái Nguyên 85km về phía Tây Nam. Vị trí tiếp giáp của huyện như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Tràng Định.
- Phía Đông giáp huyện Văn Quan và huyện Văn Lãng. - Phía Nam giáp huyện Bắc Sơn.
- Phía Tây giáp huyện Na Rì- Tỉnh Bắc Kạn.
Vị trí địa lý không thuận lợi, cơ sở hạ tầng chậm phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông là yếu tố khó khăn cơ bản cho việc giao lưu phát triển
kinh tế - văn hóa - xã hội giữa Bình Gia và các vùng phụ cận, nhất là trung tâm kinh tế lớn của khu vực.
2.3.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Bình Gia bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất và núi đá. Các dãy đồi núi của huyện Bình Gia đều có độ dốc từ 25°- 30° trở lên. Các dải thung lũng hẹp có diện tích nhỏ, không đáng kể vì thế không có sản lượng lúa và hoa màu hàng năm không được cao.
Địa hình của huyện có thể chia thành 4 dạng chính sau đây:
- Dạng địa hình núi đá gồm các dãy núi đá phân bố chủ yếu ở các xã phía Tây và Tây Nam như xã Tân Văn, Hoàng Văn Thụ, Tô Hiệu và một phần ở các xã Minh Khai, Quang Trung và Thiện Thuật.
- Dạng địa hình núi đất là phổ biến, độ dốc trên 25°- 30°, chiếm tới 70% diện tích đất tự nhiên. Ở dạng địa hình này có thể trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên. Ở các dải đồi có độ dốc thấp hơn có thể khai thác phát triển mô hình nông lâm - kết hợp.
- Các dải thung lũng hẹp hiện nay chiếm khoảng 3,5% diện tích đất tự nhiên, trong đó nhân dân đã khai thác để trồng lúa chiếm khoảng 91,4% diện tích các dải thung lũng.
- Các dải đồi thoải có độ dốc 15°- 20°, có diện tích khoảng 4.000 ha. Dạng địa hình này có thể khai thác trồng cây ăn quả như đào, lê, mận, mơ, quýt… và trồng cây công nghiệp lâu năm như cây chè.
Địa thế hiểm trở được tạo ra bởi những dãy núi đá vôi dốc đứng, hang động và khe suối ngang, dọc… Đó là một trở ngại, hạn chế đến quá trình sản xuất và đi lại của nhân dân trong huyện, nhưng đó cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng nếu biết vận dụng và khai thác tiềm năng thiên nhiên…
Địa hình bị chia cắt mạnh là một hạn chế trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng: suất đầu tư hạ tầng lớn, về quy hoạch bố trí dân cư cũng gặp nhiều khó khăn, việc tìm được khu đất rộng và tương đối bằng để xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị gặp nhiều khó khăn, việc mở rộng diện tích sản xuất nông
nghiệp để tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa theo hướng CNH - HĐH cũng rất khó thực hiện.
2.3.1.3. Khí hậu, thủy văn
Bình gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Bắc, là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng mang nhưng nét độc đáo riêng biệt. Là huyện có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc. Số liệu theo dõi liên tục về khí hậu trong nhiều năm ở huyện, thu được kết quả trung bình như sau:
- Nhiệt độ không khí trung bình năm : 20,80 C - Nhiệt độ tối cao tuyệt đối : 37,30
C - Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối : -1,00
C - Lượng mưa trung bình năm : 1540 mm - Số ngày mưa trong năm : 134 ngày - Độ ẩm không khí trung bình năm : 82,0 % - Lượng bốc hơi bình quân năm : 811 mm
- Số ngày nắng trung bình khoảng : 1.466 giờ/năm
Bình Gia có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi. Mùa đông thịnh hành gió đông bắc, lạnh, ít mưa; nhiều năm có sương muối. Tuy nhiên gió bắc, gió đông bắc và sương muối không gây ảnh hưởng nhiều đến sự sinh tồn và phát triển của cây hồi và các loại cây ăn quả như đào, lê, mơ, mận…
Mùa hè thịnh hành gió Đông Nam và Tây Nam. Nền nhiệt độ cao, thích hợp với đặc điểm sinh thái của nhiều loại cây trồng, trong đó có cây hồi và tập đoàn cây ăn quả nêu trên.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa bình quân năm là 1540 mm. Trong các tháng mùa mưa lượng mưa bình quân tháng là 212 mm. Lượng nước mưa là nguồn nước tưới thiên nhiên cho các loại cây trồng hoa màu lương thực, cây ăn quả và cây hồi.
Huyện Bình Gia không ảnh hưởng bởi gió bão nên thích hợp cho phát triển cây trồng dài ngày đặc biệt là cây hồi và cây ăn quả. Với nền nhiệt độ và số giờ nắng trung bình trong năm như trên cũng rất thuận lợi cho việc bố trí
mùa vụ, bố trí các loại cây trồng, là điều kiện để chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần xây dựng nông thôn mới.
2.3.1.4. cơ sở hạ tầng
- Hạ tầng kinh tế
- Hệ thống giao thông - vận tải
Tuyến qốc lộ 1B là tuyến nối liền giữa Lạng Sơn và tỉnh Thái Nguyên, phạm vi tuyến quốc lộ 1B chạy qua địa bàn huyện Bình Gia là 19km, năm 2003 đã được cải tạo và nâng cấp với quy mô đường cấp VI miền núi kết cấu mặt đường dải thảm bê tông nhựa đoạn chạy qua thị trấn được xây dựng theo quy hoạch của huyện, hiện trạng đường còn khá tốt.
Tuyến quốc lộ 279 rẽ từ thị trấn Bình Gia tại km60 quốc lộ 1B đi sang huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn, phạm vi chạy qua huyện Bình Gia là 46km đã được cải tạo nâng cấp với quy mô đường cấp VI miền núi mặt đường láng nhựa đoạn chạy qua thị trấn được xây dựng theo quy hoạch của huyện hiện trạng còn khá tốt.
Đường tỉnh: trên địa bàn huyện Bình Gia có bốn tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài chạy qua địa bàn là 103,14km, gồm ĐT226 (Bình Gia - Thất khê); ĐT231 (Na Sầm - Hưng Đạo); ĐT 232 (Hòa Bình - Bình La - Gia Miễn); ĐT 227 (Pắc Khuông - Thiện Long) cụ thể như sau:
- Đường tỉnh ĐT226 giao với quốc lộ 1B tại km60 đi qua địa bàn
huyện 40,5km. Đã được cải tạo nâng cấp với quy mô đường cấp V miền núi mặt đường láng nhựa hiện trạng đường xếp loại trung bình khá.
- Đường tỉnh ĐT231 có điểm đầu tại km3 đường tỉnh 232 và điểm cuối tại trung tâm xã Hưng Đạo. Đoạn tuyến đi qua đi qua huyện dài 28km, đi qua các xã Hồng Phong, Hoa Thám, Hưng Đạo; đoạn tiếp giáp với huyện Văn Lãng đến Bản Thẳm xã Hoa Thám đã được đầu tư xây dựng mặt đường láng nhựa, hệ thống thoát nước trên tuyến hoàn chỉnh hiện tại thông xe tốt. Đoạn còn lại từ thôn Bản Thẳm đến Bản Chu, xã Hưng Đạo có chiều dài 6,4km chưa được đầu tư cải tạo nâng cấp hiện tại đường đất rất xấu.
- Đường tỉnh ĐT 227 (Pắc Khuông - Thiện Long) có điểm đầu giao với quốc lộ 279 tại km 205 tuyến đi qua các xã Thiện Thuật, Hòa Bình, Thiện
Long. Điểm cuối tại thôn Nà Lù xã Thiện Long, chiều dài toàn tuyến 26km, tuyến đường vừa được nâng cấp, quy mô đường đạt tiêu chuẩn cấp V đường miền núi.
- Đường tỉnh ĐT232B (Hòa Bình - Bình La - Gia miễn) có điểm đầu giao với quốc lộ 1B tại km30 + 400m điểm cuối giao với đường tỉnh ĐTT231 tại km 14+500m có tổng chiều dài 25,5km. Đoạn đi qua địa bàn huyện Bình Gia dài 8,64km, tuyến đường vừa được cải tạo, nâng cấp với quy mô đạt tiêu chuẩn cấp V đường miền núi.
Đường huyện: Huyện Bình Gia có 6 tuyến đường với tổng chiều dài là 70,8km gồm:
- Đường ĐH60 (Tân Văn - Bình La) chiều dài tuyến 12km, hiện trạng đường đất rộng từ 4 - 5m rất xấu trên tuyến có 3 vị cầu bản và 2 vị trí ngầm tràn kết hợp cầu bản vẫn còn tốt.
- Đường ĐH61 (Hoa Thám - Quý Hòa - Vĩnh Yên), tổng chiều dài Tuyến 17km, đường rộng trung bình 3,5km.
- Đường ĐH62 (Khau La - Quang Trung) tổng chiều dài tuyến 14km, nền đường rộng trung bình 4m, đường đất rất xấu các công trình thoát nước trên tuyến có 2 vị trí cầu bản còn tốt và nhiều vị trí cống tròn thoát nước địa hình, 5 vị trí tuyến cắt qua khe hiện tại vẫn còn đi ngầm tự nhiên.
- Đường ĐH63 (Bản Phân - Mông Ân) có điểm đầu giao với quốc lộ 279 tại km 194+450m điểm cuối tại trung tâm xã Mông Ân chiều dài toàn tuyến 4km(đường đất) nền đường rộng trung bình 4m, công trình thoát nước mới xây dựng một vị trí còn lại chưa xây dựng hệ thống thoát nước ngang qua trên tuyến còn 1 vị trí tuyến cắt qua suối tự nhiên.
- Đường ĐH64 (Khuổi Lào - Yên Lỗ) có điểm đầu giao với quốc lộ 279 tại km213 thuộc xã Thiện hòa điểm cuối tại trung tâm xã, toàn bộ tuyến là đường đất rất xấu có tổng chiều dài là 16,3km. Nền đường rộng trung bình 5m, đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A với hệ thống công trình thoát nước hoàn chỉnh.
- Đường ĐH65 (Hòa Bình - Tân Hòa) có điểm đầu giao với TL227 tại km8 đường Pắc Khuông - Thiện Long tại thôn Nà Mèo xã Hòa Bình toàn bộ
tuyến là đường đất rất xấu có tổng chiều dài là 7,5km. Nền mặt đường rộng trung bình 3,5km.
Hệ thống đường giao thông đô thị ở thị trấn huyện lỵ:
Đường nội thị: Theo quyết định 1323/QĐ - UBND ngày 14/9/2012 của chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về việc đặt tên đường phố trên địa bàn thị trấn Bình Gia, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Thị trấn Bình Gia gồm các tuyến đường: Đường 19/4; Đường Hoàng Văn Thụ; Đường Trần Hưng Đạo; Đường Ngô Thị Sĩ; Đường Phai Danh và phố Hòa Bình với tổng chiều dài 4,96km, hiện trạng đường rộng từ 3,5 - 5m đường nhựa nhưng hiện nay đã xuống cấp. Ngoài nhưng đường chính này còn nhiều các đường ngõ phố hiện tại rải bê tông xi măng. Hệ thống thoát nước mới chỉ được đặt tạm chưa được đầu tư đúng mức.
Tổng chiều dài các tuyến đường xã 374,6km; Đường liên thôn, bản, ngõ xóm 433,9km đến nay đã được bê tông hóa được 174km.
Tuy có nhiều cố gắng trong huy động vốn đầu xây dựng giao thông của các cấp chính quyền nhân dân, song do nguồn tài chính còn hạn chế nên việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn, chỉ mới phục vụ được nhu cầu đi lại bình thường, chưa đáp ứng đầy đủ cho việc vận chuyển hàng hóa để phát triển kinh tế; đến nay nhiều tuyến đường chưa được đầu tư nâng cấp, hoặc có đầu tư nhưng chưa đồng bộ giữa đường và cầu nên khả năng lưu thông vận chuyển hàng hóa chưa được thuận lợi.
Mạng lưới giao thông trên địa bàn ngoài những tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện đã và đang được xây dựng theo quy hoạch, còn lại nhưng tuyến đường xã, đường thôn chủ yếu là do nhân dân tự mở nên còn manh mún chưa có định hướng quy hoạch cho tương lai.
Thủy lợi: Trong những năm qua, được sự quan tâm của UBND từ tỉnh đến huyện, sự phối kết hợp của các ngành và nhân dân trong huyện, hệ thống thủy lợi đã không ngừng được mở rộng và phát triển. Công trình hồ chứa có diện tích tưới từ 50ha trở lên đã có 2 công trình với diện tích thiết kế tưới 400ha. Các công trình nhỏ hơn 50ha có 20 công trình với diện tích tưới 250ha. Các công trình đập dâng có quy mô tưới từ 30ha trở xuống có trên 20 công trình với diện
tích tưới thiết kế 200ha. Hấu hết các công trình thủy lợi đã cơ bản được kiên cố hóa, góp phần thuận lợi cho việc tưới tiêu. Bên cạnh đó, hệ thống kênh mương nội đồng đã được kiên cố hóa qua các phong trào ra quân đầu xuân làm thủy lợi với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Mạng lưới điện: hệ thống điện lưới quốc gia ngày càng được quan tâm, mở rộng đến các xã, thôn bản. Đến nay điện lưới quốc gia đã có tại 20/20 xã, thị trấn. Tỷ lệ hộ tiêu dùng điện lưới năm 2010 là 75,1% tổng số hộ. Hiện nay nhà máy thủy điện Bắc Giang đang được xây dựng tại xã Quý Hòa, khi xong sẽ góp phần hòa chung vào điện lưới quốc gia phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
2.3.1.5. Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê năm 2010, dân số huyện Bình Gia là 52.480 người. Dân cư phân bố không đồng đều, xu hướng tập trung theo các trục đường lớn và hình thức này vẫn đang phát triển làm gia tăng nguy cơ mất đất nông nghiệp, nhất là đất lúa.
Huyện lỵ đóng ở thị trấn Bình Gia, cơ sở vật chất của huyện lỵ còn nghèo, một số công trình đang được xây dựng.
Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp có ít và tập trung vào các ngành mộc, nề… Ngành công nghiệp khai thác có ngành khai thác đá, cát sỏi, than và khoáng sản khác nhưng theo kiểu thủ công và mùa vụ.
Thu nhập và đời sống của người dân trong huyện những năm gần đây đã dần được cải thiện. Theo số liệu thống kê giai đoạn 2001 - 2010 thu nhập bình quân đầu người của người dân huyện tăng 17%, đến năm 2010 đạt khoảng 509USD/người/năm (9.080.000 đồng). Tuy nhiên, xu hướng tăng dần khoảng cách chênh lệch giữa nhóm có thu nhập cao và nhóm có thu nhập thấp, nhóm dân cư thành thị và nông thôn ngày càng gia tăng, điều này là một thách thức trong định hướng phát triển để nhằm giảm mức chênh lệch này.
2.3.1.6. Văn hóa - y tế- giáo dục
- Văn hóa: Toàn huyện Bình Gia có một bưu điện huyện và 19 xã có điểm bưu điện văn hóa xã, bán kính phục vụ bình quân 3,0km (chỉ tiêu chung của cả nước là 2,37 km). Số dân phục vụ bình quân là 2.609 người/1 điểm phục vụ (mức bình quân chung của cả nước là 4.332 người/ 1 điểm phục vụ).
- Y tế: Về nhân lực cán bộ y tế luôn được quan tâm đào tạo và đào tạo lại. Cả
thời kỳ 2001 - 2010 có 21 Y sỹ được cử đi đào tạo chuyên tu đại học; 05 lượt hộ sinh, điều dưỡng được cử đi đào tạo cư nhân và cao đẳng. Ngoài đào tạo tập trung, thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, tập huấn chuyên ngành về y tế dự phòng, cấp cứu, điều trị các bệnh chuyên khoa, dân số kế - hoạch hóa gia đình. Đến nay đã đào tạo đủ 20/20 xã, thị trấn có bác sỹ (đạt tỷ lệ 100 %). Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã là 95%.