Làm chân nhang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm loài cây rừng làm nguyên liệu sản xuất Hương thẻ của đồng bào dân tộc Nùng tại huyện bình gia – tỉnh Lạng Sơn. (Trang 57)

- Việc đầu tiên là phải chẻ chân nhang. Chân nhang làm bằng tre, nứa, cần lựa thứ tre nào dầy như tre tầm vong chẳng hạn và cây tre phải không non quá và cũng không già quá.

- Cây tre mua về đem cưa ra từng đoạn ngắn bằng cây nhang rồi dùng dao sắc mà chẻ ra thành thanh nhỏ, (đem ngâm nước khoảng 3 tháng rồi phơi khô để nhang cháy đượm). Chân nhang sau khi chẻ ra được vào lỗ có đục ở miếng tôn hay sắt tây và đóng vào bàn gỗ, như dùng để vuốt tre, mây cho nhẵn và tròn. Nhưng đối với nhang thường nghĩa là nhang ma, nhang đất thì không cần vuốt nhẵn, cứ để nguyên như lúc chẻ cũng được.

- Chân nhang được bó thành bó một muôn, chân nhang chẻ xong được nhuộm đỏ phía dưới để cắm vào bát Hương trước khi làm mình que nhang, hoặc về sau mới nhuộm.

4.3.2. Làm bt nhang

Bột để se mình nén nhang lấy từ thân cây Keo nghiền nhỏ vụn, người ta chặt thành khúc nhỏ rồi dùng máy nghiền cho mịn thành bột. Đem bột ấy mà rây cho nhỏ, mịn, bột nào còn to thì bỏ vào cối mà giã lần thứ hai. Bột mịn nhuyễn gọi là bột áo để bao phía ngoài nén nhang và làm bằng gỗ mục tán và rây thật nhỏ còn bột to gọi là bột hồ để se phía trong.

4.3.3. Làm mình nhang

Lúc se mình nhang bằng bột Keo và bột khác thì lấy một cái bàn độ dài 2 thước, trên bàn để 3 đống bột:

- Đống thứ nhất là bột Keo - Đống giữa là nửa hồ nửa áo

- Đống thứ ba là bột hồ và hai phần bột áo

Lấy chân tre chia ra từng nắm nhỏ, dùng một cây cơ cặp vào để trừ phía dưới chân nhang, đoạn nhúng phần nhang sẽ bọc bột vào thùng nước lạnh cho ngập tới đầu cây cơ chân nhang. Nhúng nước rồi, kéo tre ra mà vẩy cho thật ráo nước. Đem vùi đầu tre đã nhúng nước lạnh vào đống hồ thứ nhất, nhúng vào bột xong bỏ ra ngay và rũ cho rơi bớt bột xuống bàn, đồng thời phải cầm tách các cây nhang ra cho khỏi dính chùm vào nhau nhúng vào bột, kéo ra, rũ bột, làm như thế đến ba lần, khi nào không thấy nước ngấm ra ngoài cây nhang nữa là được. Đem để nắm nhang ấy lên giá gác cho khô rồi lấy nắm khác mà nhúng bột. Thường thường nhúng luôn một muôn cái chân, rồi lúc này lấy nắm đã nhúng nước, nhúng bột đầu mà nhúng lại vào nước lạnh, đoạn đem vùi vào đống bột thứ hai (có một nửa bột hồ, một nửa bột áo). Lần này ở cây nhang đã có bột Keo rồi, gặp nước sẽ có thể rời ra, nên phải cầm đầu cây nhang tách ra một chút, và nhúng xuống nước cũng nên lấy ra ngay, đoạn đem vùi nhang vào đống bột thứ 3 (có 1 phần bột hồ và 2 phần bột áo). Ta nên cầm xòe chân nhang ra như cái quạt, rồi để nằm xuống bàn mà rắc bột đống số 3 lên, xong nắm chụm tre lại mà rũ bột thừa đã bám vào nhang, nhúng xong đem gác lên giá, phên mà phơi cho khô. Cái chân tre nhúng được 3 lần nước, 3 lần bột thì lớn bằng chiếc đũa, nhưng bột thoa chưa được chặt, phải lăn thì nó mới se mình lại.

4.3.4. Cách bo qun

Sau các công đoạn tạo ra được cây nhang, tiếp đến mang cây nhang vừa làm xong ra ngoài nắng phơi khô trong vòng một ngày nếu nắng to, nắng nhẹ phải 2 - 3 ngày thì mới thành. Trong quá trình phơi phải có người ở xưởng trông coi thường xuyên, nếu gặp trời mưa phải lập tức mang vào trong kho, kẻo hương bị hỏng.

4.3.5. Đóng gói và tiêu th

Các cây Hương được xếp thành bó (khoảng 120 que) rồi đóng thùng mang giao cho các cơ sở đại lí, mang ra chợ bán hoặc bán tại chỗ nếu có người đến đặt mua.

4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất Hương thẻ của địa phương

4.4.1. Thun li

- Đã tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương vào việc sản xuất Hương thẻ cũng như các nhân công trên địa bàn, góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống hằng ngày và tạo ra công ăn việc làm ổn định.

- Người dân từ lâu đời đã có kinh nghiệm sử dụng, bảo vệ các loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ có trong tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu sản xuất làm Hương cũng như việc trao đổi, mua bán để tăng thêm thu nhập hàng ngày cho gia đình và cho sự phát triển kinh tế ở địa phương.

- Một số cây nguyên liệu làm Hương thẻ có trong khu vực nghiên cứu được người dân ở đây sử dụng lâu đời, nên nắm rõ được thời gian cần thiết thu hái để đạt được năng suất cao nhất.

- Có các dự án gây trồng và phát triển một số loài cây trên địa bàn, trong đó các cây dùng để sản xuất Hương thẻ như cây Hồi, Keo nên tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, chế biến Hương thẻ.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều phù hợp cho việc gây trồng và phát triển nguồn nguyên liệu sản xuất Hương thẻ trong địa bàn.

- Được chính quyền địa phương luôn quan tâm, chú trọng đến các ngành sản xuất tạo ra công ăn việc làm ổn định cho người dân như cơ sở sản

xuất Hương thẻ. Góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững kinh tế xã hội cho địa phương.

4.4.2. Khó khăn

- Nguồn nguyên liệu để sản xuất Hương thẻ có trong tự nhiên cũng có giới hạn, trong khi việc khai thác diễn ra mạnh, việc gây trồng còn ít mà thời gian sinh trưởng phát triển của các cây khá dài như cây Hồi phải đến 7 năm mới cho ra quả thành thục.

- Mặc dù chính quyền địa phương đã quan tâm đến sự phát triển của địa phương, song vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục như dự án trồng các cây nguyên liệu làm Hương còn ít, các kiến thức khoa học kĩ thuật gây trồng, chăm sóc, chế biến đến người dân chưa thật sự hiệu quả, dẫn đến sản lượng khai thác các loài cây nguyên liệu thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển ở địa phương.

- Ý thức về tầm quan trọng của các cây rừng, cây nguyên liệu làm Hương thẻ của một số người dân chưa cao, nhận thức chưa đúng còn hạn chế. Chính vì thế, chưa chú trọng đúng mức tới việc duy trì, bảo vệ trong khi khai thác và sử dụng vượt quá khả năng cung cấp trong tự nhiên. Do đó cần nâng cao ý thức, giúp người dân hiểu rõ giá trị đúng đắn mà nguồn Lâm sản ngoài gỗ mang lại.

- Một số dự án phát triển và bảo tồn tài nguyên rừng hiện nay đã kết thúc. Do có tư tưởng trông chờ ỷ lại sự hỗ trợ của nhà nước nên việc phát triển các nguồn lợi từ các cây nguyên liệu dùng để sản xuất Hương thẻ gặp nhiều khó khăn.

- Nhà nước và chính quyền chưa kịp thời chuyển giao khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm cho người dân, nên họ chưa thật sự chú trọng đến việc phát triển làm giàu từ cây rừng, từ nguồn LSNG mang lại.

- Người dân thiếu thông tin về nhu cầu thị trường, các thông tin kỹ thuật, về lợi ích nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung cũng như về nguồn lợi từ các loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ.

- Sản phẩm Hương thẻ làm ra chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sử dụng ở địa phương là nhiều, chưa vươn xa tới các thị trường ở nơi khác do sức cạnh tranh còn yếu, trên thị trường lại có rất nhiều loại Hương thẻ khác nhau.

4.5. Đề xuất giải pháp quản lý phát triển và sử dụng hợp lý tập đoàn cây rừng dùng làm nguyên liệu sản xuất Hương thẻ của dân tộc Nùng tại địa rừng dùng làm nguyên liệu sản xuất Hương thẻ của dân tộc Nùng tại địa phương

- Chính quyền địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc phát triển nguồn lợi của một số loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ ở địa phương phục vụ cho lợi ích và nhu cầu của người dân.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp cho người dân hiểu rõ lợi ích, vai trò một số loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ, nguồn LSNG nhưng có hạn, nếu không sử dụng hợp lý hiệu quả và gây trồng, chăm sóc phát triển thì chỉ trong một tương lai gần nguồn lợi này sẽ cạn kiệt và không còn để sử dụng nữa.

- Hỗ trợ kỹ thuật gây trồng, vật tư cần thiết phục vụ cho công tác chăm sóc, phát triển nguồn nguyên liệu sản xuất Hương thẻ.

- Tạo chính sách về vốn đầu tư ưu đãi để làm cơ sở cho việc gây trồng. - Hướng dẫn, cung cấp các thông tin về đầu ra cũng như có chính sách cụ thể về bao tiêu sản phẩm cho người dân

- Về xã hội thông qua các tổ chức đoàn thể quần chúng: Hội phụ nữ, các tổ chức thanh niên, … phát động phong trào gây trồng, bảo vệ một số loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ có sẵn trong địa phương.

- Có thể kết hợp đưa các chương trình học tập tại nhà trường phổ thông những kiến thức cơ bản về một số loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ bằng cách lồng ghép vào chương trình học, thông qua các buổi ngoại khóa cho các em học sinh ngay từ bây giờ, những thông tin về lợi ích các loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ và việc cần thiết bảo vệ nguồn lợi về một số loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ nói riêng, cũng như bảo tồn thiên nhiên nói chung của toàn khu vực huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.

Phần 5

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Sau khi tiến hành điều tra, phân tích các kết quả đã đưa ra được một số các cây nguyên liệu cơ bản dùng để sản xuất Hương thẻ của đồng bào dân tộc Nùng tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, như: cây Hồi, cây Quế, cây Nứa, cây Keo tai tượng, cây Trám trắng và cây Kháo xanh. Cho thấy được tình hình phân bố và đặc điểm của các cây nguyên liệu trên địa bàn nghiên cứu.

Qua điều tra 9 tuyến với 10 điểm quan sát ngẫu nhiên trên địa bàn nghiên cứu, gặp phổ biến và ở mức độ nhiều là cây Hồi với mức trung bình thường gặp là 7,66/9 tuyến, tiếp theo là cây Tre, nứa với mức trung bình gặp là 5,77/9 tuyến, cây Keo là 5,88/9 tuyến, cây Quế với 2,66/9 tuyến, cây Trám trắng 1,66/9 tuyến và cây Kháo xanh 0/9 tuyến điều tra (Do cây không sinh sống tại địa bàn nghiên cứu, chỉ nhập nguyên liệu về để sản xuất Hương thẻ).

Tìm hiểu được quy trình sản xuất Hương thẻ của cơ sở trên địa bàn nghiên cứu, cách bảo quản, tiêu thụ. Qua đó, biết được Hương thẻ làm ra ở đây chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người dân địa phương và giao bán tại một số cơ sở nhỏ, lẻ ở các huyện Bình Gia, Bắc Sơn, Văn Quan,…với số lượng ít.

Đánh giá được những thuận lợi cũng như khó khăn của cơ sở sản xuất Hương thẻ gặp phải. Từ đó đề ra các giải pháp quản lí phát triển và sử dụng hợp lí nguồn nguyên liệu sản xuất Hương thẻ trên địa bàn.

Người dân ở đây đã biết tận dụng nguyên liệu sẵn có để sản xuất Hương thẻ cũng như phát huy lợi thế tiềm năng nguồn LSNG mang lại, góp phần tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập phát triển kinh tế xã hội cho địa phương.

5.2. Kiến nghị

Đề tài mới chỉ tìm hiểu được một số các cây nguyên liệu cơ bản dùng để sản xuất Hương thẻ đang dùng hiện nay tại cơ sở sản xuất, chứ chưa nghiên cứu được hết những loại cây khác mà trước đây đã từng dùng, chưa làm rõ hết đầy đủ được đặc điểm, vai trò của từng loại cây rừng dùng để sản xuất Hương thẻ.

Để đánh giá đúng thực trạng của các loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ có trong khu vực nghiên cứu, cần tiến hành điều tra đầy đủ trên toàn bộ diện tích của khu vực nghiên cứu để đưa ra kết quả chính xác và chi tiết hơn. Trên cơ sở đó, đưa ra được giải pháp có tính khả thi đối với việc phát triển và bảo tồn các loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ tại khu vực nghiên cứu. Cần có các giải pháp gây trồng, bảo vệ và phát triển các loài cây có hiệu quả kinh tế cao như cây Hồi, cây Trám trắng, cây Quế cho các hộ dân để nâng cao thu nhập, mức sống, phát triển kinh tế xã hội cho địa phương.

Quá trình thực hiện đề tài do hạn chế kinh phí hoạt động cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài đã không tránh được những thiếu sót. Do đó trong các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung làm rõ và đủ các thông tin liên quan đến các cây nguyên liệu sản xuất Hương thẻ và một số cây nguyên liệu trước đây được sử dụng. Góp phần làm đa dạng các sản phẩm đặc trưng của dân tộc Nùng tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Lã Quý An (1999), Các vấn đề môi trường trong quá trình phát triển.

2. Phan Kế Bính (1915), “Việt Nam phong tục”.

3. Lê Thạc Cán và cs (2002), dự án "Sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ" tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ và vùng đệm Vườn Quốc gia Ba Bể.

4. Hà Chu Chử và cs (2000), Phân tích phân ngành lâm sản ngoài gỗ

Việt Nam.

5. Vũ Văn Dũng và cs (2001), Tổng quan lâm sản ngoài gỗở Việt Nam.

6. Lê Quý Ðôn (1773), Vân Đài loại ngữ.

7. Trần Công Khánh (2000), Cây thuốc dân tộc và vấn đề bảo tồn tri thức bản địa về cách sử dụng cây thuốc, Tạp chí dược học số 10 /2000, tr. 8-9.

8. Phúc Nguyên (2011), Dâng hương – nét đẹp trong tín ngưỡng, tôn giáo

người Việt,

http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/256/0/1439/Dang_huong_net_dep

_trong_tin_nguong_ton_giao_nguoi_Viet, Ban tôn giáo chính phủ.

9. Hoàng Thám (2013), Tìm hiểu về thắp hương, http://www.baocantho.com.vn

10. Phan Văn Thắng và các cộng sự (2001), Nghiên cứu "giá trị và sử dụng lâm sản ngoài gỗở 2 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn.

11. Nén nhang ngày tết (2013), http://citinews.net/xa-hoi/nen-huong-ngay-tet-

WP76DNI.

12. Tập tục dâng hương (2012), http://www.maylamnhang.com/kien-thuc-

phong-tuc/153-tap-tuc-dang-huong.html, Máy làm nhang.

13. Tài liệu Ebook (2013), http://doc.edu.vn/tai-lieu/khoa-luan-dieu-tra-danh- gia-tiem-nang-cua-mot-so-loai-lam-san-ngoai-go-tai-khu-bao-ton-loai-

14. Tràn lan hương nhang tẩm hóa chất độc hại (2010),

http://www.huongsach.com/2011/11/tran-lan-huong-nhang-tam- hoa-

chat-oc.html, Nhang sạch Ngân Thành.

15. Kenhsinhvien (2012), http://www.maylamnhang.com/kien-thuc-phong- tuc/150-y nghia-cua-viec-thap-huong-nhang.html.

16. www.lihoa.vn (2012), http://www.lyhoa.vn/2012/01/y-nghia-cua-viec- thap-huong-nhang.html#.U1_ezJncfIU.

Tài liệu tiếng anh

17. Charles M. Peter, A.H. Gentry and R.O. Mendelsohn (1989), Valuation of an Amazonian rainforest, Nature 339.

18. J. H. de Beer (1992), Non-wood forest products in Indochina, Mission

report for FAO.

19. Joost Foppes, Thongphoun Saypaseuth and Khamsamay Sengkeo (1997),

The use of Non-timber forest products on the Nakai Plateau, NTEC.

20. Laurie Clark (1997), Non-wood forest products research in Central Africa,

CARPE.

21. N. Myers (1980), Forestland farming in Westerrn Amazonia: stable and

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm loài cây rừng làm nguyên liệu sản xuất Hương thẻ của đồng bào dân tộc Nùng tại huyện bình gia – tỉnh Lạng Sơn. (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)