Xuất giải pháp quản lý phát triển và sử dụng hợp lý tập đoàn cây rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm loài cây rừng làm nguyên liệu sản xuất Hương thẻ của đồng bào dân tộc Nùng tại huyện bình gia – tỉnh Lạng Sơn. (Trang 61)

rừng dùng làm nguyên liệu sản xuất Hương thẻ của dân tộc Nùng tại địa phương

- Chính quyền địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc phát triển nguồn lợi của một số loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ ở địa phương phục vụ cho lợi ích và nhu cầu của người dân.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp cho người dân hiểu rõ lợi ích, vai trò một số loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ, nguồn LSNG nhưng có hạn, nếu không sử dụng hợp lý hiệu quả và gây trồng, chăm sóc phát triển thì chỉ trong một tương lai gần nguồn lợi này sẽ cạn kiệt và không còn để sử dụng nữa.

- Hỗ trợ kỹ thuật gây trồng, vật tư cần thiết phục vụ cho công tác chăm sóc, phát triển nguồn nguyên liệu sản xuất Hương thẻ.

- Tạo chính sách về vốn đầu tư ưu đãi để làm cơ sở cho việc gây trồng. - Hướng dẫn, cung cấp các thông tin về đầu ra cũng như có chính sách cụ thể về bao tiêu sản phẩm cho người dân

- Về xã hội thông qua các tổ chức đoàn thể quần chúng: Hội phụ nữ, các tổ chức thanh niên, … phát động phong trào gây trồng, bảo vệ một số loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ có sẵn trong địa phương.

- Có thể kết hợp đưa các chương trình học tập tại nhà trường phổ thông những kiến thức cơ bản về một số loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ bằng cách lồng ghép vào chương trình học, thông qua các buổi ngoại khóa cho các em học sinh ngay từ bây giờ, những thông tin về lợi ích các loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ và việc cần thiết bảo vệ nguồn lợi về một số loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ nói riêng, cũng như bảo tồn thiên nhiên nói chung của toàn khu vực huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.

Phần 5

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Sau khi tiến hành điều tra, phân tích các kết quả đã đưa ra được một số các cây nguyên liệu cơ bản dùng để sản xuất Hương thẻ của đồng bào dân tộc Nùng tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, như: cây Hồi, cây Quế, cây Nứa, cây Keo tai tượng, cây Trám trắng và cây Kháo xanh. Cho thấy được tình hình phân bố và đặc điểm của các cây nguyên liệu trên địa bàn nghiên cứu.

Qua điều tra 9 tuyến với 10 điểm quan sát ngẫu nhiên trên địa bàn nghiên cứu, gặp phổ biến và ở mức độ nhiều là cây Hồi với mức trung bình thường gặp là 7,66/9 tuyến, tiếp theo là cây Tre, nứa với mức trung bình gặp là 5,77/9 tuyến, cây Keo là 5,88/9 tuyến, cây Quế với 2,66/9 tuyến, cây Trám trắng 1,66/9 tuyến và cây Kháo xanh 0/9 tuyến điều tra (Do cây không sinh sống tại địa bàn nghiên cứu, chỉ nhập nguyên liệu về để sản xuất Hương thẻ).

Tìm hiểu được quy trình sản xuất Hương thẻ của cơ sở trên địa bàn nghiên cứu, cách bảo quản, tiêu thụ. Qua đó, biết được Hương thẻ làm ra ở đây chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người dân địa phương và giao bán tại một số cơ sở nhỏ, lẻ ở các huyện Bình Gia, Bắc Sơn, Văn Quan,…với số lượng ít.

Đánh giá được những thuận lợi cũng như khó khăn của cơ sở sản xuất Hương thẻ gặp phải. Từ đó đề ra các giải pháp quản lí phát triển và sử dụng hợp lí nguồn nguyên liệu sản xuất Hương thẻ trên địa bàn.

Người dân ở đây đã biết tận dụng nguyên liệu sẵn có để sản xuất Hương thẻ cũng như phát huy lợi thế tiềm năng nguồn LSNG mang lại, góp phần tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập phát triển kinh tế xã hội cho địa phương.

5.2. Kiến nghị

Đề tài mới chỉ tìm hiểu được một số các cây nguyên liệu cơ bản dùng để sản xuất Hương thẻ đang dùng hiện nay tại cơ sở sản xuất, chứ chưa nghiên cứu được hết những loại cây khác mà trước đây đã từng dùng, chưa làm rõ hết đầy đủ được đặc điểm, vai trò của từng loại cây rừng dùng để sản xuất Hương thẻ.

Để đánh giá đúng thực trạng của các loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ có trong khu vực nghiên cứu, cần tiến hành điều tra đầy đủ trên toàn bộ diện tích của khu vực nghiên cứu để đưa ra kết quả chính xác và chi tiết hơn. Trên cơ sở đó, đưa ra được giải pháp có tính khả thi đối với việc phát triển và bảo tồn các loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ tại khu vực nghiên cứu. Cần có các giải pháp gây trồng, bảo vệ và phát triển các loài cây có hiệu quả kinh tế cao như cây Hồi, cây Trám trắng, cây Quế cho các hộ dân để nâng cao thu nhập, mức sống, phát triển kinh tế xã hội cho địa phương.

Quá trình thực hiện đề tài do hạn chế kinh phí hoạt động cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài đã không tránh được những thiếu sót. Do đó trong các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung làm rõ và đủ các thông tin liên quan đến các cây nguyên liệu sản xuất Hương thẻ và một số cây nguyên liệu trước đây được sử dụng. Góp phần làm đa dạng các sản phẩm đặc trưng của dân tộc Nùng tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Lã Quý An (1999), Các vấn đề môi trường trong quá trình phát triển.

2. Phan Kế Bính (1915), “Việt Nam phong tục”.

3. Lê Thạc Cán và cs (2002), dự án "Sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ" tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ và vùng đệm Vườn Quốc gia Ba Bể.

4. Hà Chu Chử và cs (2000), Phân tích phân ngành lâm sản ngoài gỗ

Việt Nam.

5. Vũ Văn Dũng và cs (2001), Tổng quan lâm sản ngoài gỗở Việt Nam.

6. Lê Quý Ðôn (1773), Vân Đài loại ngữ.

7. Trần Công Khánh (2000), Cây thuốc dân tộc và vấn đề bảo tồn tri thức bản địa về cách sử dụng cây thuốc, Tạp chí dược học số 10 /2000, tr. 8-9.

8. Phúc Nguyên (2011), Dâng hương – nét đẹp trong tín ngưỡng, tôn giáo

người Việt,

http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/256/0/1439/Dang_huong_net_dep

_trong_tin_nguong_ton_giao_nguoi_Viet, Ban tôn giáo chính phủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Hoàng Thám (2013), Tìm hiểu về thắp hương, http://www.baocantho.com.vn

10. Phan Văn Thắng và các cộng sự (2001), Nghiên cứu "giá trị và sử dụng lâm sản ngoài gỗở 2 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn.

11. Nén nhang ngày tết (2013), http://citinews.net/xa-hoi/nen-huong-ngay-tet-

WP76DNI.

12. Tập tục dâng hương (2012), http://www.maylamnhang.com/kien-thuc-

phong-tuc/153-tap-tuc-dang-huong.html, Máy làm nhang.

13. Tài liệu Ebook (2013), http://doc.edu.vn/tai-lieu/khoa-luan-dieu-tra-danh- gia-tiem-nang-cua-mot-so-loai-lam-san-ngoai-go-tai-khu-bao-ton-loai-

14. Tràn lan hương nhang tẩm hóa chất độc hại (2010),

http://www.huongsach.com/2011/11/tran-lan-huong-nhang-tam- hoa-

chat-oc.html, Nhang sạch Ngân Thành.

15. Kenhsinhvien (2012), http://www.maylamnhang.com/kien-thuc-phong- tuc/150-y nghia-cua-viec-thap-huong-nhang.html.

16. www.lihoa.vn (2012), http://www.lyhoa.vn/2012/01/y-nghia-cua-viec- thap-huong-nhang.html#.U1_ezJncfIU.

Tài liệu tiếng anh

17. Charles M. Peter, A.H. Gentry and R.O. Mendelsohn (1989), Valuation of an Amazonian rainforest, Nature 339.

18. J. H. de Beer (1992), Non-wood forest products in Indochina, Mission

report for FAO.

19. Joost Foppes, Thongphoun Saypaseuth and Khamsamay Sengkeo (1997),

The use of Non-timber forest products on the Nakai Plateau, NTEC.

20. Laurie Clark (1997), Non-wood forest products research in Central Africa,

CARPE.

21. N. Myers (1980), Forestland farming in Westerrn Amazonia: stable and

sustainable, Forest Ecology and Management.

PHỤ LỤC

BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Về tình hình sử dụng 1 số cây rừng dùng làm Hương thẻ

Họ và tên người được hỏi ……….. Tuổi …… giới tính …………... Dân tộc …… trình độ ……Nghề nghiệp ………... Nơi công tác: ... 1. Ông (bà) cho biết ở địa phương hiện nay có nghề sản xuất hương (Nhang) không ?

Có  Không  Ý kiến khác ………... 2. Ông (bà) có biết những loại cây rừng nào để dùng chế biến làm Hương thẻ không? (hãy kể tên):

TT Tên phổ thông Tên địa phương Nơi thu hái Mùa thu hái Mức độ sử dụng Loại rừng Bộ phận sử dụng

3. Ông bà cho biết sau khi sản xuất Hương thẻ được bán ở đâu? Trong gia đình 

Trao đổi trong địa phương  Bán ra ngoài chợ  Xuất khẩu  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ý kiến khác ………..………

4. Tại sao người dân ở địa phương lại không sử dụng Hương thẻ bán ngoài thị trường mà chỉ sử dụng Hương thẻ tự làm ra của địa phương?

……… ……… ………

5. Ông (bà) có biết quy trình sản xuất (chế biến ) Hương thẻ như thế nào không?

……… ……… ……… 6. Ông (bà) có biết quy trình sản xuất (chế biến ) Hương thẻ gặp những khó khăn gì?

……… ……… ……… 7. Ông (bà) có mong muốn được đầu tư dây chuyện hiện đại hơn để sản xuất (chế biến) Hương thẻ không?

……… ……… ……… 8. Theo ông (bà) nghề làm Hương thẻ mang lại những lợi ích như thế nào đối với địa phương?

……….……… ………

Cảm ơn ông bà đã dành thời gian trao đổi!

Bình Gia, Ngày … tháng….. năm 2014

- Phiếu điều tra bổ xung theo tuyến.

PHIẾU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ

MỘT SỐ LOÀI CÂY RỪNG SỬ DỤNG LÀM HƯƠNG THẺ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC NÙNG TẠI HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG

SƠN

Địa điểm điều tra:……….. Ngày điều tra:……….. Người điều tra:……… Hướng tuyến điều tra……… độ dài……….km

TT Tên phổ thông Tên địa phương Tên khoa học

Mức độ thường gặp/10 điểm quan sát

của tuyến Ghi

chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng

Quy đổi: Không xuất hiện; 0 điểm; Xuất hiện ít từ 1 - <5 điểm: Xuất hiện Tb từ 5-7,5 điểm và xuất hiện nhiều >7,5 điểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm loài cây rừng làm nguyên liệu sản xuất Hương thẻ của đồng bào dân tộc Nùng tại huyện bình gia – tỉnh Lạng Sơn. (Trang 61)