Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm loài cây rừng làm nguyên liệu sản xuất Hương thẻ của đồng bào dân tộc Nùng tại huyện bình gia – tỉnh Lạng Sơn. (Trang 37)

3.4.1. Phương pháp thu thp s liu

3.4.1.1. Kế thừa tài liệu

- Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng tại địa bàn nghiên cứu.

3.4.1.2. Chuẩn bị dụng cụ cần thiết

- Bộ câu hỏi phỏng vấn về tình hình sử dụng 1 số cây rừng dùng làm Hương thẻ.

- Phiếu điều tra hiện trạng phân bố một số loại cây rừng sử dụng làm Hương thẻ của đồng bào dân tộc Nùng tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.

- Sổ ghi chép, bút.

3.4.1.3. Điều tra ngoại nghiệp

- Để tiến hành thu thập tài liệu ta chuẩn bị trước bộ câu hỏi phỏng vấn dành cho người dân, chuẩn bị giấy, bút ghi lại các thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung đề tài trong quá trình được hỏi. Bộ câu hỏi phỏng vấn theo mẫu dưới đây:

BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Về tình hình sử dụng 1 số cây rừng dùng làm Hương thẻ

Họ và tên người được hỏi ………. Tuổi ……… giới tính……... Dân tộc ……….… trình độ ………. Nghề nghiệp………... Nơi công tác:………... 1. Ông (bà) cho biết ở địa phương hiện nay có nghề sản xuất Hương (Nhang) không ?

Có  Không  Ý kiến khác ………..……… 2. Ông (bà)? Có biết những loại cây rừng nào để dùng chế biến làm Hương thẻ không (hãy kể tên):

TT Tên phổ thông Tên địa phương Nơi thu hái Mùa thu hái Mức độ sử dụng Loại rừng Bộ phận sử dụng

3. Ông bà cho biết sau khi sản xuất Hương thẻ được bán ở đâu? Trong gia đình 

Bán ra ngoài chợ 

Xuất khẩu 

Ý kiến khác ………..……… 4. Tại sao người dân ở địa phương lại không sử dụng Hương thẻ bán ngoài thị trường mà chỉ sử dụng Hương thẻ tự làm ra của địa phương?

……… ……… ……… 5. Ông (bà) có biết quy trình sản xuất (chế biến) Hương thẻ như thế nào không?

……… ……… ……… 6. Ông (bà) có biết quy trình sản xuất (chế biến) Hương thẻ gặp những khó khăn gì?

……… ……… ……… 7. Ông (bà) có mong muốn được đầu tư dây chuyện hiện đại hơn để sản xuất (chế biến) Hương thẻ không?

……… ……… ……… 8. Theo ông (bà) nghề làm Hương thẻ mang lại những lợi ích như thế nào đối với địa phương?

……….……… ……… ……… Cảm ơn ông bà đã dành thời gian trao đổi!

Bình Gia, Ngày … tháng….. năm 2014

- Trực tiếp đến nhà các hộ dân đưa bộ câu hỏi để cho họ điền vào, và xin chữ kí để xác nhận. Đã điều tra ngẫu nhiên 30 hộ dân ở các thôn trong xã, tổng hợp phiếu điều tra làm tại liệu thứ cấp.

- Phỏng vấn bao gồm các hộ dân, trưởng thôn, cán bộ xã, Kiểm lâm và đặc biệt, phỏng vấn kĩ hơn đối với chủ sản xuất Hương thẻ ở địa phương.

- Tại cơ sở sản xuất Hương thẻ đã trực tiếp quan sát cách làm và hỏi rõ chủ sản xuất về nguồn nguyên liệu làm Hương thẻ, quy trình chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.

- Phỏng vấn người dân về sự hiểu biết các loài cây dùng để làm nguyên liệu sản xuất Hương thẻ được sử dụng, về kinh nghiệm thu hái, bảo vệ, gây trồng và phát triển trong khu vực nghiên cứu thông qua bộ câu hỏi.

- Sau khi phỏng vấn người dân đã đưa ra được một số loài cây rừng được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất Hương thẻ ở địa phương, sau đó sẽ tiến hành lập tuyến điều tra để biết tình trạng phân bố, đặc điểm sinh sống, sinh thái học của các cây nguyên liệu đó. Tuyến điều tra được chọn ở 3 thôn đó là thôn: Kéo Coong, Bản Hấu, Nà Dảo.

- Tại mỗi thôn lập 3 tuyến điều tra, hướng đi của mỗi tuyến có thể theo hướng Bắc, hướng Nam, hướng Tây hoặc hướng Đông và độ dài là khác nhau tùy thuộc vào địa hình địa mạo của đường đi.

- Chia độ dài của tuyến thành 10 điểm quan sát, ghi lại mức độ xuất hiện của cây nguyên liệu sử dụng làm Hương thẻ ở mỗi điểm trên tuyến điều tra, có thể quan sát vào sâu 2 bên mỗi điểm 5m.

- Sau khi điều tra xong 9 tuyến sẽ tiến hành tổng hợp mức độ xuất hiện của từng loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ bằng cách tính ra trung bình của từng loài, sau đó được quy ước theo 4 mức: Không xuất hiện: 0 điểm; Xuất hiện ít từ 1 - <5 điểm; Xuất hiện Trung bình từ 5 - 7,5 điểm và xuất hiện nhiều >7,5 điểm.

PHIẾU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ

MỘT SỐ LOÀI CÂY RỪNG SỬ DỤNG LÀM HƯƠNG THẺ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC NÙNG TẠI HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH

LẠNG SƠN

Địa điểm điều tra:……….. Ngày điều tra:……….. Người điều tra:……… Hướng tuyến điều tra……… độ dài……….km

TT Tên phổ thông Tên địa phương Tên khoa học

Mức độ thường gặp/10 điểm quan sát

của tuyến Ghi

chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng

Quy đổi: Không xuất hiện; 0 điểm; Xuất hiện ít 1 - <5 điểm: Xuất hiện Tb từ 5 - 7,5 điểm và xuất hiện nhiều >7,5 điểm

3.4.2. X lí s liu

Các bộ câu hỏi phỏng vấn về tình hình sử dụng 1 số cây rừng dùng làm nguyên liệu sản xuất Hương thẻ cùng phiếu điều tra theo tuyến về hiện trạng phân bố một số loài cây rừng sử dụng làm Hương thẻ của đồng bào dân tộc

Nùng, tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Sau khi điều tra xong sẽ tiến hành tổng hợp hoàn chỉnh làm cơ sở để viết báo báo đề tài.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khảo sát tình hình sử dụng 1 số loài cây rừng dùng làm nguyên liệu sản xuất Hương thẻ của dân tộc Nùng tại xã Tân Văn, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng xuất Hương thẻ của dân tộc Nùng tại xã Tân Văn, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

Đề tài tiến hành điều tra phỏng vấn 30 hộ dân trên địa bàn nghiên cứu theo mẫu bảng phỏng vấn in sẵn, trong đó người được phỏng vấn bao gồm các hộ dân, trưởng thôn, cán bộ phụ nữ xã, phó chủ tịch xã, kiểm lâm viên, đặc biệt là phỏng vấn chủ sản xuất Hương thẻ sống tại địa bàn.

Sau khi trực tiếp điều tra phỏng vấn các hộ dân đã đưa ra được một số loài cây nguyên liệu dùng để sản xuất Hương thẻ ở địa phương, được tổng hợp ở bảng dưới đây:

Bng 4.1. Thống kê một số loài cây được sử dụng làm nguyên liệu làm Hương thẻ của đồng bào dân tộc Nùng tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn TT Tên Việt

Nam Tên khoa học phương Tên địa Bộ phận sử dụng Ghi chú

1 Hồi Ilicium verum Mạy Hồi Thân Rừng trồng 2 Quế Cinnamomum verum Mạy Quể Vỏ Rừng trồng 3 Nứa B.chirostachyoides

Kurzex. Gamble. Mạy Lệ Thân Rừng TN, rừng trồng 4 Keo tai tượng Acacia mangium Mạy Keo Thân Rừng trồng 5 Trám trắng Canarium album

(Lour.) Raeusch Mác Cởm Nhựa - Rừng trồng - Lấy nhựa 6 Kháo xanh Cinnadenia

paniculata Mạy Khảo Thân Tự nhiên - Qua điều tra thống kê tại huyện Bình Gia – tỉnh Lạng Sơn đã thu thập được danh lục một số loài thực vật thường được người dân sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất Hương thẻ thông dụng, trong đó có cơ sở sản xuất Hương thẻ tại địa phương. Nguyên liệu này được đem ra mua bán, trao đổi rất nhiều.

- Điển hình một số cây được sử dụng làm Hương thẻ ở địa phương gồm: cây Hồi, cây Keo, cây Nứa, cây Quế, cây Trám trắng, cây Kháo xanh. Các cây này khá là phổ biến tại địa phương tuy chỉ có cây Kháo xanh là không thấy gặp, nên có thể nói đây là nguồn liệu sẵn có để sản xuất Hương.

- Các loài thường được người dân sử dụng sau khi phỏng vấn người dân, họ đều cho rằng đó là những cây nguyên liệu chính tại địa phương được sử dụng nhiều nhất để làm Hương thẻ.

- Các bộ phận sử dụng ở các cây nguyên liệu khác nhau như rễ, thân, quả …những bộ phận này cũng được đem mua bán, trao đổi ở địa phương.

Trong quá trình phỏng vấn, hỏi người dân về một số đặc điểm của các cây nguyên liệu được sử dụng để sản xuất Hương thẻ bao gồm: Tên địa phương, mùa thu hái, mức độ sử dụng nhiều hay ít, có trao đổi mua bán hay không. Sau đó tổng hợp được dữ liệu đưa ra bảng dưới đây:

Bng 4.2. Thống kê mùa thu hái, mức độ sử dụng các loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ người dân thường được sử dụng hàng năm

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Tên địa phương Mùa thu hái Mức độ sử dụng Traođổi/ mua bán

1 Hồi Ilicium verum Mạy hồi Tháng 3-11 Nhiều Có

2 Nứa B.chirostachyoids

Kurzex. Gamble Mạy lệ Quanh

năm Nhiều Có

3 Quế Cinnamomum

verum Mạy Quể Quanh

năm Ít Có

4 Keo tai

tượng Acacia mangium

Mạy Keo Quanh năm Nhiều Có 5 Trám trắng Canarium album (Lour.) Raeusch Mác cởm Tháng 8-9 Ít Có

6 Kháo xanh Cinnadenia

paniculata Mạy Khảo Quanh năm Ít Không

- Các loài cây được người dân sử dụng quanh năm, nhất là vào sau mùa sinh trưởng, họ đã biết tận dụng các nguyên liệu sẵn có ở địa phương thông qua trao đổi, mua bán.

- Qua điều tra theo dõi tại các cơ sở sản xuất Hương thẻ tại khu vực nghiên cứu, tôi thấy người dân đã phát huy được nhiều lợi thế trong sản xuất Hương.

- Các loài cây được sử dụng làm nguyên liệu làm Hương thẻ ở địa phương có mức độ nhiều, ít khác nhau tùy vào địa hình và điều kiện thích nghi sinh sống của mỗi loài.

4.2. Một số đặc điểm của cây rừng dùng làm nguyên liệu sản xuất Hương thẻ Hương thẻ

4.2.1. Phân b các loài cây nguyên liu làm Hương th

Sau khi phỏng vấn người dân biết được tên một số loài cây rừng được sử dụng làm nguyên liệu làm Hương thẻ, tiến hành lập tuyến điều tra về tình hình phân bố của các cây nguyên liệu đó ở địa phương theo 9 tuyến điều tra, lập mỗi thôn 3 tuyến, lấy 3 thôn đó là thôn Kéo Coong, thôn Nà Dảo, thôn Bản Hấu. Tại mỗi tuyến quan sát 10 điểm khác nhau, ghi lại kết quả được bảng dưới đây:

Bng 4.3. Phân bố các loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ tại khu vực nghiên cứu theo tuyến

Tuyến Loài cây 1 2 3 4 5 6 7 8 9 TB các tuyến Hồi 8 9 9 8 6 7 8 8 9 7,66 Quế 4 3 2 3 2 2 3 2 3 2,66 Nứa 4 6 7 6 7 5 6 5 6 5,77 Keo tai tượng 5 6 6 6 6 6 7 5 6 5,88 Trám trắng 2 1 0 3 2 1 2 1 3 1,66 Kháo xanh 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Quy đổi: Không xuất hiện; 0 điểm; Xuất hiện ít từ 1 - <5 điểm: Xuất hiện Tb từ 5 - 7,5 điểm và xuất hiện nhiều >7,5 điểm

Qua bảng điều tra một số loài cây nguyên liệu làm Hương thẻ trên địa bàn nghiên cứu theo 9 tuyến điều tra với mỗi tuyến quan sát 10 điểm riêng biệt tại 3 thôn ta thấy như sau:

+ Cây Hồi: xuất hiện nhiều.

Là cây phổ biến nhất trong các cây nguyên liệu dùng để sản xuất Hương thẻ với mức độ trung bình xuất hiện là 7,66/9 tuyến. Đây là cây được người dân ở đây trồng nhiều ngoài mục đích làm Hương, cây Hồi được các thương nhân trên địa bàn thu mua để chế biến tinh dầu và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc rất nhiều.

+ Cây Nứa: Xuất hiện trung bình.

Các loại cây thuộc họ tre, nứa ở trên địa bàn cũng gặp khá nhiều trên các tuyến điều tra với tổng trung bình xuất hiện là 5,77/9 tuyến. Tre, nứa dùng làm chân nhang. Ngoài ra tre, nứa còn được người dân sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau để phục vụ cuộc sống hằng ngày như làm hàng rào xung quanh nhà, đan rổ,cói …

+ Cây Quế: Xuất hiện ít.

Ở trên địa bàn xã Tân Văn, cây Quế là cây gặp khá ít trên các tuyến điều tra, với mức độ trung bình xuất hiện là 2,66/9 tuyến. Cây Quế chỉ gặp ở xung quanh vườn của một số hộ dân một cách riêng lẻ, chứ không tập trung trồng thành vùng đồi rộng lớn như cây Hồi hay cây Keo. Lí do ở địa phương cây này chưa có dự án trồng, bao tiêu đầu ra hay cở sở thu mua, chế biến nguyên liệu. Một số hộ dân trồng chỉ để làm thuốc hay dùng để đun nước uống.

+ Cây Keo tai tượng: Xuất hiện trung bình.

Có tổng trung bình xuất hiện là 5,88/9 tuyến điều tra. Là cây nguyên liệu dùng để làm bột Hương thẻ, được cở sở sản xuất ở đây sử dụng. Mấy năm gần đây cây Keo được người dân mang về trồng khá nhiều theo các dự án xóa đói giảm nghèo của tỉnh và địa phương, người dân được cung cấp cây giống, hỗ trợ kĩ thuật… nên số lượng vườn Keo đã không ngừng tăng lên.

+ Cây Trám trắng: Xuất hiện ít.

Trên địa bàn điều tra cây Trám trắng xuất hiện với tổng trung bình là 1,66/9 tuyến. Đây là cây có giá trị kinh tế cao, vừa cho nhựa, cho gỗ lại cho quả làm thực phẩm, do đó cần được gây trồng với diện tích lớn hơn nữa.

+ Cây Kháo xanh: không xuất hiện.

Trong tất cả các loài cây dùng làm nguyên liệu sản xuất Hương thẻ ở địa phương, cây Kháo xanh là cây không có sinh sống tại đây, tổng trung bình đánh giá là 0/9 tuyến, nên việc sản xuất Hương từ cây Kháo xanh phải nhập bột gỗ từ huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Hiện tại cở sở làm Hương ở đây đã không còn dùng bột cây Kháo xanh làm Hương nữa, do đây là cây gỗ quý được bảo vệ nghiêm ngặt, giá mua bột gỗ là khá cao, không phù hợp với nhu cầu sử dụng bình dân của người dân tại địa phương.

4.2.2. Nghiên cu mt s đặc đim ca cây rng dùng làm nguyên liu sn xut Hương th

Đặc điểm sinh thái học của một số loài cây rừng sử dụng để sản xuất Hương ở địa phương như: Bộ phận sử dụng, mùa hoa, quả… được tổng hợp ở bảng dưới đây:

Bng 4.4. Nghiên cứu một số đặc điểm của cây rừng dùng làm nguyên liệu sản xuất Hương thẻ

STT Loài cây Dạng sống Mùa lá non, chồi non (tháng) Mùa hoa, quả (tháng) Bộ phận sử dụng Bộ phận của Hương 1 Hồi Gỗ lớn Tháng 2-3 Thu hái quả vào tháng 7-9 và tháng 11- 12 Quả Bột Hương 2 Keo tai tượng Thân gỗ Tháng 2-3 - Miền Bắc: quả chín tháng 5-6. - Miền Nam: tháng 2-3 và 11- 12 Thân Bột Hương 3 Quế Gỗ lớn Tháng 2-3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm loài cây rừng làm nguyên liệu sản xuất Hương thẻ của đồng bào dân tộc Nùng tại huyện bình gia – tỉnh Lạng Sơn. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)