Cách bố trí tƣợng thờ

Một phần của tài liệu khai thác giá trị hệ thống chùa thủy nguyên phục vụ phát triển du lịch (Trang 39 - 40)

5. Bố cục bài khóa luận

2.2.1. Cách bố trí tƣợng thờ

Một đặc điểm thường thấy ở các ngôi chùa ở miền Bắc nói chung cũng như ở các ngôi chùa Thủy Nguyên nói riêng là có hệ thống tượng thờ vô cùng phong phú và đa dạng, hầu hết các ngôi chùa đều có gian thờ mẫu, ban thờ các nhân vật Nho và Đạo giáo. Trong khi đó, hệ thống tượng tại các chùa miền Trung và miền Nam đã giản lược đi rất nhiều, bắt đầu xuất hiện các chùa thờ Phật độc tôn. Cũng giống như các ngôi chùa Bắc Bộ chùa ở Thủy Nguyên thường có 4 khu vực: Chính điện, tiền đường, nhà hành lang, nhà tổ và nhà trai.

Ở chính điện triết lý vô thường có thể thấy rõ trong việc bài trí tượng thờ, đó là van vật luôn biến đổi, mọi không gian thời gian bao gồm quá khứ hiện tại và tương lai trong Phật giáo gọi là tam thiên thế giới gồm trang nghiêm đại kiếp (quá khứ), hiền đại kiếp (hiện tại) và tinh tú đại kiếp tương lai. Triết lý này được thể hiện qua bộ tượng tam thế Phật và việc bố trí theo hàng dọc gồm tượng Di Đà tam tôn (quá khứ), Thích ca niệm hoa còn gọi là Hoa nghiêm tam thánh (Hiện tại) và Di lặc (thể hiện tương lai). Lớp thứ hai gồm: Quan Thế Âm Bồ Tát – Phật A Di Đà – Đại Thế Chí Bồ Tát. Lớp thứ ba gồm: Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát – Phật Thích Ca Mâu Ni – Phổ Hiền Bồ Tát (có một số nơi thay hai vị Bồ Tát này bằng tượng của các ngài A Nan, Ca Diếp). Lớp thứ tư gồm: Pháp Hoa Lâm Bồ Tát – Phật Di Lặc – Đại Diệu Tướng Bồ Tát. Ngoài ra, tại một số chùa, trong chính điện thì phía dưới cùng còn bố trí ban Cửu Long, tức là ban thờ đức Phật đản sinh, ở hai bên của ban này có tượng của Đế Thích và Phạm Thiên. Chúng ta có thể nhận ra rằng các lớp thứ hai, ba, tư là sự “diễn giải cụ thể” về hiện thân của đức Phật tại lớp (tượng) thứ nhất qua không gian, thời gian. Ngoài ban thờ Đức Ông, còn phải kể đến ban thờ Đức Thánh Hiền (hai ban này có vị trí đối xứng với nhau). Theo giáo lý nhà Phật chép thì Đức Ông chính là trưởng giả

Cấp Cô Độc, còn Đức Thánh Hiền chính là ngài A Nan. Nhưng thực tế ở nhiều nơi, người ta quan niệm Đức Ông là hiện thân của võ quan có công dẹp giặc giữ nước, còn Đức Thánh Hiền là hiện thân của quan văn có công đóng góp xây dựng đất nước. Thêm vào đó, với vị trí địa lý đặc biệt, miền Bắc nước ta là vùng có sự giao thoa văn hóa và tín ngưỡng. Bởi vậy, ở đa số các chùa Thủy Nguyên, tại hậu cung thường có sự phối thờ với các ban thờ thánh Mẫu, ban Công Đồng Tứ Phủ.

Một phần của tài liệu khai thác giá trị hệ thống chùa thủy nguyên phục vụ phát triển du lịch (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)