Công tác quản lí và tổ chức khai thác

Một phần của tài liệu khai thác giá trị hệ thống chùa thủy nguyên phục vụ phát triển du lịch (Trang 66 - 67)

5. Bố cục bài khóa luận

2.5.3. Công tác quản lí và tổ chức khai thác

Thuỷ Nguyên là huyện có tài nguyên du lịch khá phong phú và đặc sắc. Tuy nhiên việc nhận thức của cơ quan chính quyền và người dân địa phương về việc khai thác các giá trị tài nguyên du lịch còn rất hạn chế, tuỳ tiện chưa có quy hoạch tổng thể để định hướng khai thác các di tích một cách hợp lí và có hiệu quả.

Tại các ngôi chùa người dân địa phương tự huy động kinh phí sửa chữa, tu bổ không làm đúng văn bản hướng dẫn, việc tu bổ còn mang tính tự phát, thiếu sự giám sát của cơ quan quản lí chuyên ngành. Chính sự tự giác đó dẫn đến làm phá vỡ kiến trúc phật giáo nguyên gốc của rất nhiều ngôi chùa. Hơn nữa việc tu bổ lại một số ngôi chùa trên địa bàn do một số nhà sư chủ trì mời một số cá nhân đứng ra tu tạo nên phần nhiều mang tính chủ quan và phá vỡ một số kiến trúc có giá trị do họ không hiểu hết được giá trị đích thực của chúng.

Việc khai thác các chùa Thủy Nguyên vào hoạt động du lịch còn mang tính tự phát quy mô nhỏ,hiệu quả chưa cao nên gây nhiều lãng phí tài nguyên. Trong khi đó việc khai thác các tiềm năng này thiếu một sự gắn kết chặt chẽ với các hoạt động khác của tỉnh, do huyện Thuỷ Nguyên chưa có một trung tâm lữ hành cho nên các chương trình du lịch được thiết kế chào bán và tổ chức từ các doanh nghiệp của tỉnh chỉ tập trung vào khai thác hiệu quả hơn tiềm năng du lịch của huyện làm tăng số lượng khách đến các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn huyện.

Mặc dù Thuỷ Nguyên có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch nhưng công tác quản lí,bảo vệ,tôn tạo các ngôi chùa trên địa bàn huyện chưa được chú trọng dẫn đến nhiều ngôi chùa đã bị xuống cấp hoạc bị phá hủy, bỏ hoang. Việc quản lí nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện còn hạn chế và có

nhiều vấn đề bất cập, chưa có cán bộ chuyên ngành hiểu biết và có kiến thức sâu về vấn đề này.

Các lễ hội ở chùa Thuỷ Nguyên đều mang nhiều nét dân gian truyền thống của một vùng quê Bắc Bộ. Cả phần nghi lễ và phần hội đều mang đậm bản sắc văn hoá có tính biểu cảm và tính nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên những năm gần đây do sự phát triển của kinh tế nền kinh tế thị trường giao lưu với văn hoá nước ngoài, nhiều lễ hội đã có phần bị biến dạng lai căng,một số nghi thức ở phần hội bị mai một làm mất giá trị nhân văn vốn có của chúng,

Một phần của tài liệu khai thác giá trị hệ thống chùa thủy nguyên phục vụ phát triển du lịch (Trang 66 - 67)