Chùa Nhân Lý

Một phần của tài liệu khai thác giá trị hệ thống chùa thủy nguyên phục vụ phát triển du lịch (Trang 55 - 57)

5. Bố cục bài khóa luận

2.3.4. Chùa Nhân Lý

2.3.4.1. Lịch sử Chùa

Chùa Nhân Lý thuộc thôn Nhân Lý, xã Cao Nhân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Theo một số nhà nghiên cứu, chùa Nhân Lý thuộc thiền phái Trúc Lâm, có chốn tổ ở núi Yên Tử, do vua Trần Nhân tông sáng lập.

2.3.4.2. Kiến trúc

Một số hiện vật đáng lưu ý của chùa gồm: Ba pho tượng Tam Thế và pho tượng Adiđà, một quả chuông đồng cao 1,25 m đôi chóe sứ men xanh lam, cao 0,6m, trang trí cảnh tùng, lộc...tượng Quan Âm Tống Tử ( Quan âm Thị Kính ). Tại vườn tháp có 4 mộ tháp đều dặt xá lỵ của các vị sư. Đáng chú ý là ngôi tháp

bên tả mang tên Phả Đồng tháp, cao 3 tầng, có bài minh bằng chữ Hán với nôi dung chủ yếu ca ngợi cảnh chùa. Tháp có niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 8 ( 1801 ).

Do chiến tranh, 3 ngôi miếu và một ngôi đình đã bị tàn phá nên nhân dân đã đưa các vị thành hoàng của mình vào phối thờ tại nhà tổ của chùa. Ba vị thành hoàng là Quý Minh đại vương, Quảng Tế Hùng cư sĩ, Lôi Công. Về tiểu sử Quý Minh, theo thần tích chép: bấy giờ, Hùng Duệ Vương tuổi đã già, sức đã yếu, Thục Phán đem quân đánh. Có người anh em kết nghĩa với Tản Viên họ Trương, tên Tuấn, tự Quý Minh về triều tâu vua xin cho phá quân Thục.[7;54]

Quả nhiên quân Thục bị đánh tan, phải rút về. Ông Tuấn về triều dự lễ mừng công, sau đó xin phép vua thăm các doanh đồn cũ, trong đó có trang Nhân Lý. Ông Tuấn mất ngày 12/9 âm lịch, vua Hùng thương tiếc truyền cho trang Nhân Lý lập đền thờ, cấp 300 quan tiền để xuân thu quốc tế phong tặng là Quý Minh Đại Vương. Dân làng tôn kính gọi là Đức thánh Cả. Quý Minh còn được tôn thờ ở Tam Hưng ( huyện An Dương ) và nhiều nơi khác trên đất Hải Phòng ngày nay.

Vị thứ 2 là Quảng Tế Hùng cư sỹ, trước đây có miếu thờ ở Đồng Quýt, sau bị thất lạc. Nhân dân chỉ còn giữ lại bức tượng, văn khấn, một số sắc phong do các vua Triều Nguyễn phong tặng: Dực bảo trung hưng, Quảng Tế Hùng cư sỹ đại vương, thượng đẳng thần.

Vị thứ 3 tên là Lôi Công, trước đây thờ tại miếu Đông. Theo gia phả họ Đỗ thì Lôi Công tức là Đào Văn Lôi, con ông Đào Cam Mộc, mẹ họ Đỗ người làng Vân Tra. Cả hai cha con đều có công giúp nhà Lý, làm quan to. Ông ngoại Đào Văn Lôi vốn là một hào trưởng có uy tín trong vùng, cũng có quan tước ở triều Lý. Đào Văn Lôi sau khi mất được dân làng tôn thờ làm thành hoàng. Đào Văn Lôi còn được vua Lý Thánh Tông, sau khi dẹp loạn 3 vương, phong là Tả Phúc Tâm.

Ba pho tượng thể hiện các vị thành hoàng ngồi trong ngai vàng son rực rỡ, vẻ mặt uy nghi. các hiện vật đáng lưu ý: tượng 3 vị sư tổ, đôi chóe sứ có nắp đậy

cao 40 cm, men xanh lam; đôi chĩnh men xanh hình lục lăng cao 65 cm, trang trí sơn thủy; đồ đồng có bộ đèn nến và một số đỉnh đồng kiểu chữ nhật; một quả chuông đồng cao 70cm, đường kính miệng 37cm; bản sắc phong của các vua triều Nguyễn phong cho 3 vị thành hoàng làng Nhân Lý.

Chùa Nhân Lý, xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên là một di tích lịch sử văn hóa được nhà nước xếp hạng năm 1992.

Một phần của tài liệu khai thác giá trị hệ thống chùa thủy nguyên phục vụ phát triển du lịch (Trang 55 - 57)