5. Bố cục bài khóa luận
1.3.3. Giá trị lịch sử, kiến trúc văn hóa
Các di tích lịch sử văn hóa bên cạnh các giá trị tâm linh về mặt đời sống của cộng đồng, nó còn có vai trò to lớn đối với sự phát triển của hoạt động du lịch của địa phương cũng như của đất nước.
Di tích lịch sử văn hóa là những công trình có giá trị lịch sử : Đình ,Chùa,Nghè , Miếu đó là những di sản văn hóa vật thể ẩn chứa trong nó những trang sử hào hùng, những giá trị tôn giáo, tâm linh của từng thời kỳ lịch sử, của từng vùng miền.Đây là chốn linh thiêng của các vị Thành Hoàng, những vị anh
hùng dân tộc có công trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước.
Di tích lịch sử văn hóa là những bằng chứng xác thực , trung thành cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi đất nước nó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp , những tinh hoa trí tuệ tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia.Tất cả các di tích lịch sử này đều mang đến cho con người những thông điệp từ quá khứ , nó làm thỏa mãn những nhu cầu về tham quan, hiểu biết tìm về cội nguồn của du khách. Là tài nguyên du lịch nhân văn quý giá giúp cho du lịch địa phương và quốc gia ngày càng phát triển ổn định và bền vững.
Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 đã nêu ra các cơ sở lý luận về du lịch và chùa chiền.
Đưa ra khái niệm về tài nguyên du lịch nhân văn cũng như các loại tài nguyên du lịch nhân văn.
Đưa ra lý luận cơ bản về chùa chiền Việt Nam gồm: Khái niệm về Chùa.
Đặc điểm Chùa chiền Việt Nam.
Cách bài trí và đặc điểm các pho tượng trong Chùa Việt Nam. Kết lại đưa ra Giá trị lịch sử, kiến trúc văn hóa
Dựa vào những cơ sở lý luận và thực tiễn đó có thể xây dựng bài khóa luận về Khai thác giá trị hệ thống chùa Thủy Nguyên phục vụ phát triển du lịch được tốt hơn.Từ đó góp phần đưa ra những giải pháp góp phần đưa du lịch tại Thủy Nguyên ngày càng phát triển.
CHƢƠNG 2: KHAI THÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA HỆ THỐNG CHÙA TẠI THỦY NGUYÊN PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
2.1. Giới thiệu khái quát về huyện Thủy Nguyên