Tổng kết đánh giá thuận lợi khó khăn đang tồn tại

Một phần của tài liệu khai thác giá trị hệ thống chùa thủy nguyên phục vụ phát triển du lịch (Trang 68 - 72)

5. Bố cục bài khóa luận

2.5.6. Tổng kết đánh giá thuận lợi khó khăn đang tồn tại

2.5.6.1. Thuận lợi

Thủy nguyên là huyện có tiềm năng du lịch rất lớn. Với 99 ngôi chùa được phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện cùng nhiều di tích lịch sử văn hóa khác. Đây là điều kiện lý tưởng cho phép huyện Thủy Nguyên phát triển một cách nhanh chóng và bền vững nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch văn hóa, du lịch lễ hội, du lịch tâm linh.

Huyện Thủy Nguyên đã đặt ra mục tiêu và phương hướng trong những năm tới là không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra sức hấp dẫn với du khách đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành du lịch ở Thủy Nguyên. Từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện. Việc phát triển mạnh ngành du lịch sẽ có tác dụng thúc đẩy việc tôn tạo tu bổ các di tích lịch sử văn hóa mà trọng điểm chính là các ngôi chùa trên địa bàn huyện.[3;25]

Mặc dù các chùa trên địa bàn huyện Thủy Nguyên hiện nay hầu hết không còn giữ được những nguyên vẹn như trước nữa. Nhưng ở các ngôi chùa đều giữ gìn được rất nhiều các hiện vật có giá trị lịch sử văn hóa quan trọng đây là tiền đề để khai thác thu hút khách du lịch trong và ngoài nước về tìm hiểu và tham quan du lịch.

Hệ thống giao thông vận tải tại Thủy Nguyên được đánh giá là tương đối tốt, với hệ thông cầu phà được đầu tư tương đối hiện đại, với nhiều tuyến đường huyết mạch quan trọng chạy qua. Huyện Thủy Nguyên có 405 km đường mật độ 1,67 km/km2. Các tuyến đường chạy qua huyện có đoạn quốc lộ 10 cũ(Cầu bính- Phà Rừng) dài 14km và đoạn quốc lộ 10 từ cầu Kiền đến cầu Đá Bạc dài 14km. Hiện nay 100% các xã có đường ô tô vào đến trung tâm. Đây chính là nền tảng quan trọng để khai thác du lịch tại các ngôi chùa trên địa bàn huyện

2.5.6.2. Khó khăn

Mặc dù với số lượng chùa rất lớn 99 ngôi chùa phân bố trên khắp các xã của huyện trong đó có rất nhiều các ngôi chùa cổ, các lễ hội dân gian nổi tiếng thu hút du khách. Tuy nhiên trong những năm qua hoạt động du lịch trên địa bàn huyện còn đơn lẻ chưa tương xứng với tiềm năng.

Dân cư ở Thủy Nguyên trình độ còn nhiều hạn chế, do chưa có điều kiện phát triển bằng khu vực thành phố, nên đội ngũ nhân viên làm việc trong các công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn có trình độ đại học còn ít chủ yếu là những người được đào tạo qua trung cấp. Đây là hạn chế với việc phát triển du lịch tại

Thủy Nguyên nói chung và với chùa tại Thủy Nguyên nói riêng vì vai trò của họ rất quan trọng. Họ chính là người giúp du khách hiểu biết về nơi đến, những phong tục tập quán văn hóa của người dân địa phương.

Ở Thủy Nguyên rất ít các công ty du lịch, phần lớn các công ty ở đây đều là các công ty nhỏ chưa có các công ty lớn và hoạt động có quy mô. Vì vậy việc triển khai các chương trình du lịch tại Thủy Nguyên thăm quan khai thác giá trị tại các ngôi chùa tại địa bàn huyện là rất khó khăn vì để triển khai phải có sự phối kết hợp đồng bộ giữa chính quyền với các công ty du lịch lữ hành tại địa phương trong việc xây dựng tour-tuyến quảng bá sản phẩm du lịch đến với du khách trong và ngoài nước.

Hiện nay rất nhiều ngôi chùa Thủy Nguyên tuy đã được tu bổ xây dựng là khang trang nhưng vấn đề quan trọng đó là gốc tích và lịch sử của chùa thì lại bị lãng quên do các tài liệu ghi chép đều đã bị thất lạc trong thời kì chiến tranh còn các cụ cao niên trong làng thì đều đã gần đất xã trời.

Công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch tại chùa trong các dịp diễn ra lễ hội chưa được quan tâm thường xuyên, phát triển du lịch mà chưa đồng thời với công tác bảo vệ môi trường và thuần phong mỹ tục của địa phương

Muốn phát triển du lịch tại các ngôi chùa trên địa bàn huyện Thủy Nguyên cần có một lượng lớn tiền để tu bổ sửa sang lại chùa. Tức là phải có nguồn thu ổn định từ du khách qua các dịch vụ. Tuy nhiên ở Thủy Nguyên tình trạng đang phổ biến đó là sự thiếu vắng các loại hình dịch vụ bổ trợ, cao cấp dẫn đến khả năng chi tiêu của khách bị hạn chế

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 đã giới thiệu khái quát về huyện Thủy Nguyên, hệ thống chùa tại Thủy Nguyên từ đó đi sâu giới thiệu một số ngôi chùa cổ có giá trị nổi bật tại địa bàn huyện.

Qua chương 2 ta thấy được: Đặc điểm của hệ thống chùa tại Thủy Nguyên sự khác nhau giữa chùa Thủy Nguyên với hệ thống các chùa tại miền trung và Miền Nam.

Thực trạng phát triển du lịch tại các chùa trên địa bàn huyện Thủy Nguyên.Ưu nhược điểm việc khai thác giá trị văn hóa lịch sử của chùa Thủy Nguyên phục vụ du lịch.

Các giá trị lịch sử, văn hóa, cộng đồng, tâm linh mà hệ thống chùa ở Thủy Nguyên đem lại

Từ thực trạng phát triển du lịch tại các chủa trên địa bàn huyện Thủy Nguyên ở chương 2 có thể đưa ra những đề xuất đóng góp để bảo tồn và phát huy giá trị và khai thác một cách có hiệu quả nhất tiềm năng du lịch tại các chùa Thủy Nguyên

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ GIÁ TRỊ VĂN HÓA, LỊCH SỬ

Một phần của tài liệu khai thác giá trị hệ thống chùa thủy nguyên phục vụ phát triển du lịch (Trang 68 - 72)