- Đơn vị dự toán cấp I là Bộ Tài chính (Vụ Tài vụ quản trị), đây là
b. Hình thức kiểm tra đột xuất được thực hiện theo yêu cầu của thủ trưởng đơn vị cấp trên, thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên
3.3.4. Thu gọn số lượng các đơn vị dự toán của các Bộ, ngành
Như đã phân tích tại chương 2, Các Bộ, ngành nên nghiên cứu, sắp xếp theo hướng: giảm bớt số lượng các đơn vị dự toán trực thuộc. Như đối với Bộ Tài chính, không nên quy định các Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước huyện, Tổng kho Dự trữ Quốc gia là đơn vị dự toán; khi đó các Cục Thuế, Kho bạc
Nhà nước tỉnh, Dự trữ Quốc gia Khu vực sẽ là các đơn vị dự toán cấp III trực tiếp sử dụng kinh phí.
Để giải quyết vấn đề thanh toán các nội dung chi của các đơn vị như Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước huyện, Tổng kho Dự trữ Quốc gia khi các đơn vị này không còn là đơn vị dự toán sẽ được thực hiện như sau: các khoản chi có tỉ trọng lớn nhất là thanh toán cho cá nhân (tiền lương, phụ cấp) sẽ được thanh toán qua tài khoản của các cá nhân tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại có trụ sở tại cấp huyện, vì hiện nay Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có cơ sở đến cấp huyện trong phạm vi toàn quốc; các khoản chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ sẽ được thanh toán qua tài khoản của các đơn vị cung cấp, điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Nhà nước là hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, chi trả tiền lương cho các đối tượng thụ hưởng qua tài khoản cá nhân. Đối với các khoản chi hành chính, các đơn vị sẽ thực hiện tạm ứng kinh phí, theo định kỳ hàng tháng các đơn vị sẽ tập hợp các chứng từ để làm thủ tục thanh toán tạm ứng với đơn vị cấp trên trực tiếp theo quy định hiện hành.
KẾT LUẬN
Ở nước ta, các cơ quan HCSN có số lượng lớn và có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Các cơ quan HCSN là những đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn theo quy định của Nhà nước và cũng là những đơn vị sáng tạo ra các sản phẩm đặc biệt ở dạng vật chất hoặc phi vật chất của đất nước.
Hàng năm, kinh phí NSNN được các cơ quan HCSN quản lý và sử dụng rất lớn, việc quản lý và sử dụng nguồn lực này chính là trách nhiệm đối với sự phát triển triển kinh tế - xã hội của đất nước và đối với nhân dân. Do đó công tác quản lý và sử dụng kinh phí NSNN tại các cơ quan HCSN phải được thực hiện trên cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý, đạt được hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước trong từng thời kỳ nhất định.
Trong những năm qua, kinh phí NSNN được các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính quản lý và sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên công tác quản lý và sử dụng kinh phí NSNN trong lĩnh vực HCSN vẫn còn những hạn chế nhất định; chưa đạt được kết quả, hiệu quả như mong muốn, chính vì thế cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng kinh phí NSNN tại các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính.
Với những kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua; với sự nỗi lực của các cơ quan chức năng, chúng ta hoàn toàn tin tưởng trong thời gian tới, việc quản lý và sử dụng kinh phí NSNN tại các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính sẽ ngày càng tiết kiệm, hiệu quả, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển chung của đất nước./.