Mục tiêu chiến lƣợc tài chính, định hƣớng phát triển công tác quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nƣớc của Bộ Tài chính đến năm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại các cơ quan hành chính - sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính (Trang 83 - 84)

- Đơn vị dự toán cấp I là Bộ Tài chính (Vụ Tài vụ quản trị), đây là

b. Hình thức kiểm tra đột xuất được thực hiện theo yêu cầu của thủ trưởng đơn vị cấp trên, thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên

3.1. Mục tiêu chiến lƣợc tài chính, định hƣớng phát triển công tác quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nƣớc của Bộ Tài chính đến năm

lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nƣớc của Bộ Tài chính đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2015

Với mục tiêu tổng quát về định hướng phát triển ngành Tài chính Việt Nam đến năm 2010 theo tinh thần Quyết định số 211/2004/QĐ-TTg ngày 14/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ là: bảo đảm tiềm lực tài chính quốc gia đủ mạnh để chủ động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, có khả năng kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ, giá cả và thị trường; hệ thống chính sách động viên, phân phối tài chính có hiệu lực cao, đảm bảo công bằng, năng động, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, có tác động mở đường khai thông các nguồn nội lực, thu hút ngoại lực và sử dụng hiệu quả toàn bộ các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, công khai, minh bạch, dân chủ, được quản lý và kiểm toán chặt chẽ, làm cho tài chính trở thành thước đo hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; năng lực, hiệu lực quản lý Nhà nước về tài chính được tăng cường và đổi mới trên cơ sở đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hoá công cụ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính; củng cố và nâng cao vị thế tài chính Việt Nam trong quan hệ quốc tế trên cơ sở bảo đảm độc lập tự chủ và an ninh tài chính quốc gia.

Từ những mục tiêu tổng quát nêu trên đã đặt cho công tác quản lý và sử dụng kinh phí NSNN của Bộ Tài chính giai đoạn từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 phải được đổi mới cơ bản cả về chất và lượng, nhận thức được đầy đủ vai trò của nhiệm vụ điều hành và quản lý tài chính ngân sách

trong thực hiện các chiến lược về cơ sở vật chất và chiến lược đào tạo nguồn nhân lực nhằm tạo động lực cho thực hiện thắng lợi mục tiêu hiện đại hóa ngành từ nay đến 2010 và tạo tiền đề vững chắc cho giai đoạn 2010-2015. Giai đoạn 2007-2015 ngân sách của Bộ Tài chính cũng như của các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính phải xây dựng một cơ cấu chi hợp lý, phù hợp mục tiêu của giai đoạn, dự toán và kế hoạch của mỗi năm, của từng đơn vị phải được đặt trong kế hoạch tổng thể của cả giai đoạn 2006-2010 và theo định hướng đến năm 2015, tính toán đầy đủ các nhiệm vụ chi theo lộ trình từng chương trình, đề án đã được Bộ duyệt như: Chiến lược cải cách Thuế đến năm 2010; Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan; Dự án hiện đại hoá đến 2010 của các hệ thống Kho bạc Nhà nước, Dự trữ Quốc gia. Đảm bảo đủ nguồn cho duy trì và phát triển thị trường tài chính, các Trung tâm giao dịch chứng khoán và nâng cấp các Trung tâm thành Sở giao dịch chứng khoán, nâng cấp mở rộng quy mô trụ sở của một số trường đào tạo phù hợp với định hướng quy hoạch đào tạo của Bộ Tài chính, tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho thực hiện chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức thực sự đáp ứng yêu cầu quản lý nền tài chính trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới.

Để đạt được mục tiêu tổng quát của Bộ Tài chính, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các đơn vị chức năng của Nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện theo các mục tiêu, định hướng về công tác quản lý và sử dụng kinh phí cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại các cơ quan hành chính - sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)