Nội dung quản lý kinh phí ngân sách nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại các cơ quan hành chính - sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính (Trang 28 - 32)

hành chính - sự nghiệp

1.2.3.1. Công tác hướng dẫn, cụ thể hóa các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức theo quy định của Nhà nước

Đây là nội dung quan trọng làm nền tảng cho công tác quản lý và sử dụng kinh phí tại các đơn vị, Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức theo quy định. Các cơ quan HCSN, đặc biệt là các đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm chủ động nghiên cứu, tiếp tục hướng dẫn, cụ thể hóa

trong từng ngành, lĩnh vực, đảm bảo theo quy định của Nhà nước, phù hợp với đặc điểm, đặc thù của mỗi ngành mỗi lĩnh vực cụ thể làm căn cứ để các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện.

1.2.3.2. Tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh phí ngân sách nhà nước

Đây là việc tổ chức một hệ thống bộ máy quản lý kinh phí NSNN tại các cơ quan HCSN trực tiếp sử dụng kinh phí, tại các đơn vị quản lý các cấp để thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát các nội dung chi kinh phí NSNN nhằm mục tiêu đảm bảo cho công tác quản lý và sử dụng kinh phí NSNN tại các cơ quan HCSN được thực hiện có hiệu quả nhất. Việc tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh phí NSNN phải đảm bảo các nguyên tắc:

- Tổ chức bộ máy từ Trung ương đến các cơ quan HCSN trực tiếp sử dụng kinh phí NSNN phải gọn nhẹ theo hướng thu gọn các đầu mối cơ quan quản lý và đơn giản hoá thủ tục hành chính.

- Phân định và phân cấp cụ thể giữa các cơ quan trong quá trình quản lý chi kinh phí NSNN đảm bảo quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, công khai, thuận lợi cho kiểm tra, giám sát.

- Tổ chức bộ máy quản lý kinh phí NSNN phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị, phù hợp với việc ứng dụng các thành tựu khoa học trong quản lý như công nghệ thông tin... và phù hợp với sự tình hình kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.

1.2.3.3.Công tác xây dựng, phân bổ; thẩm định và phê duyệt dự toán kinh phí ngân sách nhà nước

Công tác xây dựng, phân bổ; thẩm định và phê duyệt dự toán kinh phí NSNN có ý nghĩa rất quan trọng đến chất lượng và hiệu quả của các khâu chấp hành và quyết toán chi kinh phí NSNN. Dự toán chi kinh phí NSNN

được xây dựng, phân bổ, thẩm định và phê duyệt trên cơ sở khoa học và thực tế sẽ có tác dụng quan trọng trong quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các khoản chi kinh phí NSNN.

Công tác xây dựng, phân bổ; thẩm định và phê duyệt dự toán chi kinh phí NSNN của các cơ quan HCSN phải dựa trên các căn cứ như: kết quả phân tích dự báo kinh tế của các cơ quan chức năng; mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính quốc gia trong từng giai đoạn và từng thời điểm cụ thể...; kết quả đánh giá việc chấp hành kinh phí NSNN của các năm trước và các nội dung, nhiệm vụ, chương trình công tác năm kế hoạch....

Yêu cầu của công tác xây dựng, phân bổ; thẩm định và phê duyệt dự toán chi kinh phí NSNN là phải đảm bảo đáp ứng theo hệ thống chế độ, chính sách và tiêu chuẩn, định mức hiện hành, phù hợp với thực tiễn, đặc điểm, đặc thù của từng đơn vị; theo đúng trình tự và thời gian quy định; nội dung, chi tiết dự toán phải đảm bảo phù hợp với hệ thống mục lục ngân sách hiện hành. Bên cạnh đó dự toán kinh phí NSNN của các cơ quan HCSN phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn, đặc điểm, đặc thù của từng đơn vị và bám sát với nhu cầu chi tiêu của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong giai đoạn hiện nay, dự toán kinh phí NSNN của các cơ quan HCSN còn phải đảm bảo đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu: tăng cường cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan HCSN, phục vụ chiến lược hiện đại hóa và yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước.

1.2.3.4. Công tác chấp hành dự toán kinh phí ngân sách nhà nước

Sau khi dự toán kinh phí NSNN của cơ quan HCSN được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phân bổ và giao dự toán thì quá trình chấp hành ngân sách tại các đơn vị được triển khai thực hiện. Nội dung của quá trình này là việc bố trí kinh phí đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi của từng đơn vị thụ hưởng NSNN theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời cơ quan

quản lý các cấp có trách nhiệm kiểm soát mọi khoản chi kinh phí NSNN đảm bảo đúng dự toán, đúng chế độ, định mức theo quy định hiện hành. Thực chất của quá trình chấp hành dự toán kinh phí NSNN chính là quá trình tổ chức triển khai các nội dung chi kinh phí đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả, đúng chế độ quy định và đơn giản hoá thủ tục hành chính. Để đạt mục tiêu trên, công tác chấp hành dự toán kinh phí NSNN phải đảm bảo một số nguyên tắc:

- Quy định cụ thể trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan HCSN với trách nhiệm của các cơ quan quản lý như: cơ quan tài chính, đơn vị dự toán cấp trên, Kho bạc Nhà nước.

- NSNN phải đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu chi của các cơ quan HCSN thụ hưởng kinh phí NSNN theo đúng dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Mọi khoản chi NSNN phải được Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát trước khi chi trả. Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản sẽ thanh toán cho các nhà cung cấp sản phẩm, hàng hoá, các loại dịch vụ và tiền lương của từng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị bằng chuyển khoản.

Các cơ quan HCSN có trách nhiệm tổ chức ghi chép, phản ánh, hạch toán chính xác, kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các nội dung chi kinh phí NSNN theo đúng quy định của chế độ kế toán.

1.2.3.5. Công tác quyết toán chi kinh phí ngân sách nhà nước

Quyết toán chi kinh phí NSNN tại các cơ quan HCSN bao gồm các công việc tổng hợp, phân tích, đánh giá các nội dung, nhiệm vụ chi kinh phí NSNN đã được thực hiện trong niên độ ngân sách và phải được cơ quan quản lý các cấp phê duyệt theo đúng quy định. Công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc:

- Phản ánh trung thực, đầy đủ, chính xác, kịp thời toàn bộ các nội dung chi kinh phí NSNN trong niên độ ngân sách theo đúng mẫu biểu báo cáo, tài khoản, mục lục NSNN theo quy định.

- Theo đúng trình tự thủ tục và thời gian quy định tại mỗi đơn vị dự toán, mỗi cơ quan HCSN.

- Phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại tất cả các khâu, các giai đoạn, các đơn vị trước khi tổng hợp, thẩm định, phê duyệt báo cáo quyết toán của mỗi cơ quan HCSN, mỗi cấp, mỗi đơn vị dự toán.

1.2.3.6. Kiểm tra, tự kiểm tra quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước

Công tác kiểm tra, tự kiểm tra không chỉ có tác dụng đối với mỗi đơn vị cụ thể mà còn rút ra được những bài học, những kết luận phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên. Qua kiểm tra, tự kiểm tra để đánh giá tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách, uốn nắn sai lệch trong quá trình thực hiện và đề xuất chủ trương, biện pháp mới. Bên cạnh đó qua hoạt động kiểm tra, tự kiểm tra sẽ giúp rà soát lại tính đúng đắn, tính khả thi của chính sách, quy định hiện hành để có các kiến nghị với các cơ quan chức năng không ngừng hoàn thiện. Đây là khâu cuối cùng trong các nội dung quản lý và sử dụng kinh phí của mỗi đơn vị.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại các cơ quan hành chính - sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính (Trang 28 - 32)