Hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại các cơ quan hành chính - sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính (Trang 35 - 36)

các cơ quan hành chính - sự nghiệp

Hiệu quả thường được xem xét, đánh giá trên cơ sở chi phí bỏ ra và kết quả đạt được, chi phí càng nhỏ nhưng kết quả càng lớn thì hiệu quả của chi phí đó càng cao. Hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí NSNN trong lĩnh vực HCSN luôn gắn liền và có tác dụng thúc đẩy năng suất, hiệu quả hoạt động của các cơ quan HCSN, do vậy cần phải được xem xét dưới hai tiêu chí:

Thứ nhất, chi phí quản lý so với kết quả đạt được phải ở mức thấp

nhất: chi phí quản lý thấp nhất không có nghĩa là giảm thiểu tất cả các loại chi phí, mà cần được hiểu là phải quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu trong các cơ quan HCSN, phòng ngừa và xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi tham ô, lãng phí, thất thoát kinh phí...; có chế độ, định mức chi tiêu và cơ chế quản lý rõ ràng minh bạch; có cơ chế giám sát quản lý sát sao, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan với việc quản lý và sử dụng kinh phí tại mỗi cơ quan, đơn vị.

Trong đó cần phải quan tâm, đánh giá đúng mức đến các yếu tố mang tính tổng quan, dài hạn, vì: một số nội dung có thể lượng hóa được, nhưng

một số nội dung khó có thể lượng hóa, như: có thể lượng hóa được số lượng các văn bản pháp quy được ban hành hàng năm, nhưng rất khó lượng hóa được đầy đủ về tác động của những văn bản pháp quy đó đến các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội; hoặc chi phí tiền lương cao cho một số lĩnh vực, một số người tài để thu hút những cán bộ, công chức giỏi có điều kiện cống hiến lâu dài cho đất nước có thể không thấy được hiệu quả trong thời gian ngắn, nhưng sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt trong dài hạn.

Thứ hai, năng suất, hiệu quả hoạt động của các cơ quan HCSN đạt

được ở mức cao nhất: được thể hiện qua một số mặt như: đổi mới tổ chức bộ máy, đổi mới thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính có chất lượng; giảm được công sức, tiền bạc của nhân dân; giảm tỷ lệ phạm tội hoặc các tệ nạn xã hội; các cơ chế, chính sách của Nhà nước có tác động tích cực đến mọi lĩnh vực của đất nước; tạo môi trường lành mạnh và tạo sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Kết quả này phụ thuộc rất nhiều đội ngũ cán bộ công chức, như: số lượng, chất lượng cán bộ, mức độ nhiệt tình với công việc, động cơ làm việc... Tuy nhiên, điều này liên quan trực tiếp đến công tác đào tạo, tuyển dụng cán bộ công chức; cơ chế, chính sách tiền lương, thu nhập để có thể đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình; cơ chế thưởng, phạt công minh, kịp thời; phân công trách nhiệm rõ ràng; trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác chuyên môn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại các cơ quan hành chính - sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)