Những thành tựu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại các cơ quan hành chính - sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính (Trang 74 - 76)

- Đơn vị dự toán cấp I là Bộ Tài chính (Vụ Tài vụ quản trị), đây là

2.3.1.Những thành tựu

b. Hình thức kiểm tra đột xuất được thực hiện theo yêu cầu của thủ trưởng đơn vị cấp trên, thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên

2.3.1.Những thành tựu

Trong những năm qua, việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính đã đạt được những thành tựu chủ yếu sau:

- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và sử dụng kinh phí NSNN tại các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính: được đào tạo, bổ sung kiến thức thường xuyên. Công tác điều hành dự toán, Bộ Tài chính và các cơ quan HCSN thuộc Bộ đã có điều chỉnh về cơ cấu bố trí ngân sách, hàng năm đã dành nguồn kinh phí cho thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ trên cơ sở thực hiện đề án đào tạo đến năm 2010 của Bộ Tài chính.

- Công tác hướng dẫn, cụ thể hóa các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức: Bộ Tài chính đã tạo lập được một hệ thống các quy định về quản lý và sử dụng kinh phí đối với các cơ quan HCSN trực thuộc. Các nội dung, định mức của Nhà nước được Bộ Tài chính hướng dẫn, cụ thể hóa là cơ sở để các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính xây dựng dự toán và tổ chức thực hiện dự toán hàng năm; làm cơ sở để các cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính bố trí nguồn kinh phí, thực hiện thẩm tra, xét duyệt và tổng hợp quyết toán, tạo điều kiện để thực hiện tiết kiệm, có hiệu quả trong quản lý và sử dụng kinh phí; tạo lập một số nội dung, chỉ tiêu thống nhất, đảm bảo phù hợp trong lĩnh vực tài chính giữa các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính và phù hợp giữa Bộ Tài chính với các Bộ, ngành khác.

- Về công tác thực hiện dự toán: Các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính, mặc dù có số lượng lớn và trải rộng trên phạm vi toàn quốc, nhưng trong công tác thực hiện dự toán đã tuân thủ đầy đủ các quy trình, chế độ quy định. Mặc dù chế độ cho phép một số nội dung có thể được thanh toán bằng tiền mặt, nhưng các đơn vị đã hạn chế tối đa việc rút dự toán kinh phí NSNN bằng tiền mặt từ Kho bạc Nhà nước, môt số đơn vị đã thực hiện chi trả tiền lương, phụ cấp... cho các cán bộ qua tài khoản cá nhân.

- Về cơ chế quyết toán kinh phí: mặt tích cực là quy định rõ ràng về thời gian, trách nhiệm của các đơn vị trong công tác tổng hợp, quyết toán kinh phí; tạo điều kiện tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan Tài chính và các đơn vị, các cấp quản lý và sử dụng kinh phí; tăng cường kiểm tra, giám sát của cơ quan Tài chính, đơn vị dự toán cấp trên đối với đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí. Quy định về thời gian chỉnh lý quyết toán giúp các đơn vị có điều kiện tổng hợp, đánh giá đúng đắn kết quả sử dụng kinh phí theo các nội dung nhiệm vụ của năm quyết toán, giảm số kinh phí chưa được quyết toán phải chuyển sang năm sau...

- Về công tác kiểm tra, tự kiểm tra nội bộ: đã chỉ ra các tồn tại cần khắc phục, sửa chữa; phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong nghiệp vụ. Những thông tin qua kiểm tra, tự kiểm tra và những kiến nghị đề xuất, chấn chỉnh đã phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, chỉ đạo của Nhà nước, của các cơ quan quản lý cấp trên; góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách của Nhà nước và hệ thống các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa cơ chế, chính sách phục vụ quản lý và sử dụng kinh phí của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó cũng đã phát hiện các việc chi tiêu vượt định mức, chi tiêu không hiệu quả... góp phần không nhỏ vào việc chống lãng phí và thực hành tiết kiệm.

Những thành tựu trên đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí thuộc các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại các cơ quan hành chính - sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính (Trang 74 - 76)