Hiệp định về việc Thực hiện Điều VII của GATT 1994 (CVA)

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 57)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3.4.Hiệp định về việc Thực hiện Điều VII của GATT 1994 (CVA)

Trong lĩnh vực xác định trị giá tính thuế nhập khẩu, Ủy ban Trị giá thuế quan của WTO đã thông qua “Quyết định về xác định giá trị của vật chứa phần mềm cho thiết bị xử lý dữ liệu”, trƣớc đó đã đƣợc thông qua tại Vòng Tokyo năm 1984. Quyết định này đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp một vật chứa phần mềm, chẳng hạn băng hay đĩa từ chứa dữ liệu đƣợc nhập khẩu. Theo Quyết định này, các thành viên có hai lựa chọn áp thuế nhập khẩu: 1) Theo giá trị của vật mang (rất ít giá trị); 2) Theo giá trị của vật mang và giá trị của phần mềm (thƣờng là rất cao). Dù áp dụng _____________________

23. Tổng quan về các hoạt động của WTO liên quan tới thƣơng mại điện tử. Bộ Công Thƣơng – Cục Thƣơng mại điện tử và công nghệ thông tin – Tháng 10 năm 2008.

24. Tổng quan về các hoạt động của WTO liên quan tới thƣơng mại điện tử. Bộ Công Thƣơng – Cục Thƣơng mại điện tử và công nghệ thông tin – Tháng 10 năm 2008.

57

theo cách nào thì cũng phải tuân thủ nguyên tắc MFN và thông báo cho Ủy ban. 2.2.3.5. Hiệp định về các sản phẩm Công nghệ thông tin (ITA)25

Hiệp định Công nghệ thông tin ra đời tại Hội nghị Bộ trƣởng tổ chức tại Xingapo vào tháng 10/1996 có mục đích là tự do hóa thị trƣờng công nghệ thông tin toàn cầu, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa nền công nghiệp công nghệ thông tin trên thế giới trong thế kỷ XXI. Những nguyên tắc cơ bản mà thành viên tham gia ITA cần phải thực hiện gồm:

(i) Tuân thủ danh sách các sản phẩm liên quan đến công nghệ thông tin đƣợc ghi trong Hiệp định. Danh sách này đƣợc liệt kê đầy đủ các sản phẩm và mô tả chi tiết về các sản phẩm đó;

(ii) Từng bƣớc giảm dần thuế xuất nhập khẩu đối với những sản phẩm đƣợc liệt kê trong Hiệp định và tiến tới bỏ hẳn thuế xuất/nhập khẩu;

(iii)Tất cả các loại thuế khác cũng cần đƣợc gỡ bỏ từng bƣớc.

Theo Hiệp định thì không có ngoại lệ cho bất kỳ sản phẩm nào có trong danh sách, tuy nhiên đối với một số trƣờng hợp thì có thể nới rộng thời gian giảm thuế. Thành viên tham gia phải chủ động đề xuất những sản phẩm này. Trong đó, các nƣớc đang phát triển sẽ có nhiều cơ hội nới rộng thời hạn vì các nƣớc này còn trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông, thuế nhập khẩu đối với sản phẩm công nghệ thông tin đóng góp rất nhiều vào ngân sách quốc gia. Do vậy, việc cắt giảm đột ngột thuế nhập khẩu với những sản phẩm này là chƣa hợp lý. Một điểm khác quan trọng trong nội dung Hiệp định là: mặc dù các nƣớc tham gia ITA không nhất thiết phải là thành viên của WTO, nhƣng các điều khoản quy định trong ITA áp dụng đƣợc cho tất cả các thành viên WTO. Do vậy, một số nƣớc mặc dù chƣa tham gia ITA nhƣng nếu đã là thành viên của WTO thì vẫn đƣợc hƣởng lợi ích giống nhƣ các nƣớc thành viên ITA.

_____________________

58 2.2.3.6. Trợ giúp thƣơng mại 26

Theo chỉ đạo của Hội nghị Bộ trƣởng Xingapo, Hội đồng Thƣơng mại hàng hóa đã thảo luận về vai trò của thƣơng mại điện tử đối với việc trợ giúp xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải và thủ tục hải quan. Quản lý dựa trên công nghệ thông tin đối với dữ liệu đƣợc nhận, xử lý và gửi trên mạng bởi thƣơng nhân, các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các bên liên quan khác trong quá trình giao dịch xuất nhập khẩu giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả chính phủ và thƣơng nhân, đồng thời cho phép nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội tham gia thƣơng mại quốc tế. Công nghệ thông tin đã đƣợc thừa nhận chung là một công cụ thiết yếu để hiện đại hóa và đơn giản hóa việc kiểm soát và thủ tục hải quan, bao gồm việc áp dụng kỹ thuật đánh giá rủi ro. Việc loại bỏ các rào cản quản lý “vô hình” này sẽ đảm bảo cho các cam kết về tiếp cận thị trƣờng đƣợc thực hiện một cách đầy đủ.

2.2.3.7. Tuyên bố về thƣơng mại điện tử toàn cầu27

Tuyên bố này đƣợc thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998 với hai nội dung cơ bản. Thứ nhất, Đại hội đồng, tại phiên họp tiếp theo của mình, phải xây dựng một chƣơng trình làm việc toàn diện về thƣơng mại điện tử để xem xét tất cả các khía cạnh liên quan tới thƣơng mại điện tử toàn cầu, bao gồm cả những vấn đề do các thành viên đề xuất. Chƣơng trình làm việc sẽ thu hút các cơ quan liên quan của WTO, có tính tới các nhu cầu về kinh tế, tài chính và phát triển của các nƣớc đang phát triển cũng nhƣ công việc đang đƣợc triển khai tại các tổ chức quốc tế khác. Đại hội đồng sẽ lập một báo cáo về sự tiến bộ của chƣơng trình làm việc và đƣa ra các khuyến nghị để đệ trình lên Hội nghị Bộ trƣởng lần thứ ba.

Thứ hai, bất chấp kết quả của chƣơng trình làm việc và các quyền và nghĩa vụ của các thành viên theo các hiệp định của WTO, các thành viên tuyên bố tiếp tục không áp dụng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm đƣợc cung cấp trên mạng. Khi _____________________

26. Tổng quan về các hoạt động của WTO liên quan tới thƣơng mại điện tử. Bộ Công Thƣơng – Cục Thƣơng mại điện tử và công nghệ thông tin – Tháng 10 năm 2008.

27. Tổng quan về các hoạt động của WTO liên quan tới thƣơng mại điện tử. Bộ Công Thƣơng – Cục Thƣơng mại điện tử và công nghệ thông tin – Tháng 10 năm 2008.

59

báo cáo tới Hội nghị Bộ trƣởng lần thứ ba, Đại hội đồng sẽ rà soát lại thỏa thuận này, việc kéo dài thỏa thuận sẽ đƣợc quyết định trên nguyên tắc đồng thuận có xét tới tiến bộ của chƣơng trình làm việc.

2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực thi thƣơng mại điện tử

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã và đem lại những chuyển biến mạnh mẽ trên toàn thế giới, công nghệ cũng đang từng bƣớc di chuyển tƣ bản và thông tin từ nƣớc này sang nƣớc khác đều mang lại cơ may mới cho các nhà đầu tƣ. Theo nhà kinh tế học Milton Friedman, cách mạng công nghệ trong lĩnh vực vi tính và viễn thông đã khiến cho chuyện “một công ty có thể đặt văn phòng tại bất cứ nơi đâu, sử dụng tài nguyên bất cứ nơi nào, sản xuất một sản phẩm có thể bán đƣợc ở bất cứ ở đâu nếu muốn” biến thành hiện thực “với một mức độ vô cùng rộng lớn hơn bất kỳ thời đại nào trong lịch sử thế giới”. Friedman thấy rằng công nghệ đi đôi với chính trị làm sinh ra sự thay đổi lạ thƣờng. Ông phát biểu sự tan rã của các nƣớc Đông Âu đã tạo nên một kiểu cách mạng chính trị, nhƣ cũng diễn ra ở Trung Quốc, với kết quả là:

Trên khắp thế giới, có vẻ như hai tỉ rưỡi người giờ đây đang kết hợp cùng

nhau trong mối quan hệ tương liên mới với các nước tiên tiến của thế giới. Điều này đang mang lại cho thế giới một cơ may khổng lồ, cơ may của một cuộc cách mạng công nghiệp lớn không thua gì cuộc cách mạng đã diễn ra cách đây vài trăm

năm”.28

Việc áp dụng thƣơng mại điện tử đã vƣợt ra khỏi biên giới của quốc gia, các hoạt động kinh doanh chuyển từ kinh doanh quốc nội sang kinh doanh quốc tế cũng sẽ ngày càng tăng. Và, khi số lƣợng các công ty đa quốc gia tăng lên và kỹ năng của họ cũng sắc bén hơn, nền kinh tế thế giới cũng sẽ mang tính hội nhập hơn. Các hệ thống sản xuất cũng nhƣ phân phối mới mẻ và hiệu quả sẽ xuất hiện và góp phần nâng cao thịnh vƣợng cho đại đa số dân chúng trên thế giới. Áp dụng thƣơng mại điện tử trong nền kinh tế thế giới sẽ mang lại những ƣu và nhƣợc điểm sau:

_____________________

28. Bùng nổ và phát triển kinh tế trong thế kỷ 21 của Frank vogl & James Sinclair. NXB Thống kê năm 2003.

60

2.3.1. Những thuận lợi

Thƣơng mại điện tử đang thúc đẩy sự liên kết và toàn cầu hóa kinh doanh, thay đổi quan hệ điều tiết thị trƣờng bằng điều tiết phi thị trƣờng. Tự do cạnh tranh trong cung cấp, tiếp nhận và xử lý thông tin là cơ sở hình thành xã hội thông tin. Các đƣờng biên giới quốc gia truyền thống dƣờng nhƣ đang bị xóa nhòa và xem nhƣ chỉ còn ý nghĩa lịch sử và văn hóa. Thƣơng mại điện tử ngày càng tác động và tạo nên những thay đổi về chất trong các lĩnh vực của kinh tế thị trƣờng, nhà nƣớc pháp quyền và xã hội công dân, các quan hệ thị trƣờng từng bƣớc hạn chế đƣợc tính tự phát, tiến dần đến tính kế hoạch do tăng khả năng dự báo, sự điều tiết của nhà nƣớc. Thƣơng mại điện tử tạo ra những cơ hội trao đổi thông tin một cách tự do và liên kết kinh doanh không phụ thuộc vào thời gian và không gian; tạo ra những điều kiện hình thành xã hội tri thức dựa trên việc tích tụ và trao đổi tri thức thông qua mạng Internet toàn cầu với cơ hội mang lại hiểu biết cho mọi ngƣời. Thƣơng mại điện tử đòi hỏi phải có lực lƣợng sản xuất chuyên nghiệp, hiện đại làm biến đổi các lĩnh vực của đời sống xã hội, buộc các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế phải có những thay đổi trong các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội, nhất là quản lý nhà nƣớc và cải cách hành chính công. Phƣơng thức quản lý mới của nhà nƣớc hình thành là chính phủ điện tử, tạo điều kiện cho việc quản lý và duy trì trật tự và an toàn xã hội nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các quốc gia – dân tộc ngày càng có điều kiện tham gia vào quá trình giao lƣu, hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho tiến trình dân chủ hóa xã hội và chính trị, cải cách thể chế nhà nƣớc và pháp luật đƣợc thúc đẩy. Áp dụng các giao dịch điện tử trong thƣơng mại điện tử đòi hỏi trí tuệ hóa lao động, việc trí tuệ hóa lao động trở nên phổ biến làm tăng nhu cầu và khả năng duy trì hòa bình, tăng cƣờng hợp tác và thúc đẩy phát triển ở các cấp độ cá nhân, xã hội, quốc gia và quốc tế. Do trình độ và cơ sở hạ tầng để thực thi thƣơng mại điện tử ở mỗi quốc gia là khác nhau đang đòi hỏi và cho phép hình thành và chấp nhận rộng rãi nhiều chuẩn mực; đây chính là cơ sở của hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ, ngăn chặn sự đe dọa tấn công trên mạng, xóa bỏ chế độ phân biệt đối xử trong thƣơng mại, xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, thực hiện bình đẳng giới và các quyền công dân cũng nhƣ quyền con ngƣời. Bản thân việc thực thi thƣơng mại điện tử cũng đang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

61

đƣợc quốc tế hóa với những nội dung và hình thức khác nhau nhƣ khai thác quốc tế đối với năng lực về công nghệ của mỗi quốc gia, hợp tác nghiên cứu và triển khai các chƣơng trình đào tạo, nghiên cứu công nghệ cao; trao đổi, hợp tác giữa các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức kinh tế trong đầu tƣ, chia sẻ chi phí, rủi ro; hợp tác nghiên cứu chính thức và phi chính thức giữa các cơ quan khoa học và các nhà khoa học các nƣớc. Rõ ràng, thƣơng mại điện tử đã trở thành một hệ giải pháp lựa chọn để tồn tại và phát triển trong thế giới toàn cầu mà không một nhà nƣớc, một chính phủ, một chính đảng cầm quyền nào không tính tới. Không một quốc gia – dân tộc nào có thể phát triển trong thế cô lập và khép kín. Nhìn toàn cục thế giới ngƣời ta thấy các quốc gia – dân tộc khác nhau về ý thức hệ, chế độ chính trị và trình độ phát triển, nhƣng đều tồn tại trong một thế giới toàn cầu, đều phải đối mặt với những tình huống phát triển của chính mình trong xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Sự tăng lên rõ rệt những lợi ích của các quốc gia – dân tộc làm cho thế giới ngày càng liên hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau hơn. Sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh tế còn đem lại những lợi ích to lớn cho toàn xã hội, việc thực thi thƣơng mại điện tử trong nền kinh tế quốc gia sẽ đem lại một số thuận lợi nhƣ giúp các doanh nghiệp nắm đƣợc những thông tin về kinh tế - thƣơng mại một cách chính xác; giảm các chi phí sản xuất, bán hàng, tiếp thị; giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch (từ khâu quảng cáo, tiếp xúc ban đầu, giao dịch đặt hàng và thanh toán)… Ngoài những lợi ích cơ bản nhƣ đã đề cập phần trên, về mặt kinh tế - xã hội, thƣơng mại điện tử còn:

2.3.1.1. Giúp thiết lập và củng cố quan hệ đối tác và làm giảm các vấn đề toàn cầu cầu

Thƣơng mại điện tử tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào quá trình thƣơng mại. Thông qua mạng (nhất là dùng Internet/Web) ngƣời tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau (liên lạc trực tuyến) do đó bỏ qua đƣợc các khâu trung gian. Trƣớc đây, ngay cả khi một nhà máy có thể sản xuất tới một triệu mặt hàng, nhƣng họ không biết khách hàng của họ ở đâu. Với Internet, điều này sẽ không xảy ra. Vào năm 1999, công ty Dell đã bán đƣợc 10 triệu máy tính PC trực tiếp cho

62

ngƣời sử dụng. Họ đã tránh đƣợc rủi ro không tìm thấy khách hàng và không mất chi phí lƣu kho hàng hóa. Hoặc có những ngƣời vẫn còn nghĩ rằng chúng ta chỉ tới đơn đặt hàng khi nói về thƣơng mại điện tử. Có ngƣời hiểu rằng đó là việc mua cái mà chúng ta thích trên Internet và hãng sản xuất sẽ giao hàng đến cửa nhà chúng ta. Ý tƣởng này dƣờng nhƣ rất giống với đơn đặt hàng. Những ngƣời hiểu điều này đã thực sự dự báo trƣớc đƣợc sức mạnh của hệ thống tạo ra của cải vật chất mới. Nó hoàn toàn không phải là đơn đặt hàng. Thƣơng mại điện tử đã phá vỡ các giới hạn của thời gian và không gian. Ví dụ, hiệu sách lớn nhất thế giới có thể chứa khoảng 170.000 cuốn sách. Nhƣng bạn có thể xem hàng triệu cuốn sách của Amazon trên Internet. Hơn thế nữa, số lƣợng sách ngày càng tăng theo thời gian. Lý do là nó không bị hạn chế về không gian và thời gian.

Nhƣ vậy, thƣơng mại điện tử gần nhƣ không còn khoảng cách địa lý và thời gian nữa, nhờ đó cả sự hợp tác giữa các cá nhân - doanh nghiệp – nhà nƣớc lẫn sự quản lý điều hành đều đƣợc tiến hành nhanh chóng và liên tục. Các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới đƣợc phát hiện nhanh chóng trên bình diện toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới, và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn. Ở cấp độ vĩ mô, mỗi chính phủ sẽ kiểm soát đƣợc những giao dịch thƣơng mại trên cấp độ quốc gia hoặc giao dịch vƣợt ra khỏi lãnh thổ của quốc gia mình.

Nhƣ đã nói ở phần trên, thƣơng mại điện tử là hình thức giao dịch qua mạng Internet, nó vƣợt qua biên giới và không bị giới hạn về thời gian. Thƣơng mại điện tử cũng góp phần giải quyết các vấn đề toàn cầu nhƣ vấn đề di dân, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng và sự gia tăng về chỗ ở tại các thành phố lớn, vấn đề tội phạm, v.v.. Thƣơng mại điện tử cho phép chúng ta không phải sống và làm việc trong các thành phố để có năng suất lao động cao hoặc dịch chuyển lực lƣợng lao động từ quốc gia

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 57)