Vai trò của thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 29)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Vai trò của thương mại điện tử

Trong thời đại Internet hiện nay, với những lợi thế ƣu việt của mình, thƣơng mại điện tử đang trở dần thành công cụ, một giải pháp giúp các doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng, xã hội liên kết với nhau trên phạm vi toàn cầu.

Thứ nhất, đối với doanh nghiệp

Thƣơng mại điện tử ra đời và đang trở thành xu thế mới thay thế dần phƣơng thức kinh doanh cũ với rất nhiều ƣu thế nổi bật nhƣ nhanh hơn, rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian…

Thƣơng mại điện tử hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trƣờng. Nhờ sự hỗ trợ của các phƣơng tiện điện tử, các doanh nghiệp có thể dễ dàng trong việc tìm kiếm, tiếp cận các nhà cung cấp, các khách hàng, đối tác trên _____________________

25

phạm vi toàn cầu. Thƣơng mại điện tử đã mang lại những cho doanh nghiệp những lợi ích nhƣ sau:

(i) Giảm chi phí: Thƣơng mại điện tử đã giúp cho các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất một cách đáng kể tạo thế cạnh tranh giá cả trên thị trƣờng. Trƣớc hết, thƣơng mại điện tử giúp giảm chi phí hoạt động của văn phòng. Mô hình văn phòng không giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều so với văn phòng truyền thống, chi phí chuyển giao những tài liệu cũng nhƣ in ấn đã hầu nhƣ không còn cần thiết nữa. Điều này đã giúp các nhân viên giải phóng những công việc văn phòng nhƣ phôtô, in ấn…, để tập trung vào những công việc quan trọng khác. Thƣơng mại điện tử còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. Với công cụ email và website, doanh nghiệp có thể tạo ra những catalogue điện tử phong phú, dễ cập nhật thông tin so với catalogue in ấn truyền thống vốn bị giới hạn bởi kích thƣớc in ấn và mau bị lỗi thời trƣớc khi sản phẩm đến tay công chúng. Với công cụ email và website, phạm vi tiếp thị sản phẩm và năng lực làm việc của nhân viên cũng sẽ tăng lên đáng kể bởi họ không cần mất thời gian đi lại mà vẫn có thể giao dịch trực tiếp với nhiều khách hàng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Cuối cùng, thƣơng mại điện tử giúp giảm thời gian giao dịch và giảm chi phí giao dịch của các doanh nghiệp. Các phƣơng tiện điện tử giúp cho việc trao đổi thông tin giữa ngƣời bán và ngƣời mua diễn ra gần nhƣ ngay lập tức giúp việc đƣa sản phẩm mới ra thị trƣờng một cách nhanh chóng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc kinh doanh những mặt hàng cần thời gian lƣu thông ngắn nhƣ các loại thực phẩm, rau quả tƣơi sống… hoặc những dịch vụ du lịch nhƣ việc đặt phòng lƣu trú, thanh toán qua Internet…, cụ thể: thời gian giao dịch qua Internet thƣờng chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua fax và bằng khoảng 0,5 phần nghìn thời gian giao dịch qua bƣu điện chuyển phát nhanh.12 Thông qua việc rút ngằn thời gian và giảm chi phí trong khâu giao kết hợp đồng, thanh toán, thƣơng mại điện tử cũng tạo giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể các chi phí mua sắm thông thƣờng chẳng hạn nhƣ chi phí thanh toán qua Internet chỉ _____________________

12. Trung tâm thông tin thƣơng mại, Bộ Thƣơng mại(2006), Thƣơng mại điện tử dành cho doanh nghiệp, NXB Lao động Xã hội.

26

bằng từ 10% đến 20% chi phí thanh toán theo cách thông thƣờng.13

(ii) Tăng lợi nhuận: Do việc giảm chi phí kinh doanh và khả năng mở rộng tiếp thị sản phẩm ra thị trƣờng “không biên giới” mà không bị giới hạn về phạm vi lẫn không gian, thời gian nên nếu biết ứng dụng thƣơng mại điện tử một cách phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận trong sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, cần lƣu ý đến chất lƣợng, giá cả sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng vẫn là khâu then chốt quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, việc ứng dụng thƣơng mại điện tử phải đƣợc đầu tƣ đúng mức theo nhu cầu của doanh nghiệp để tránh lãng phí.

(iii)Tăng chất lƣợng dịch vụ khách hàng: Sử dụng những tiện ích của thƣơng mại điện tử đã hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong việc củng cố quan hệ với khách hàng nhƣ việc cung cấp các catalogue, brochure, bảng giá, mẫu hợp đồng…, cho khách hàng lựa chọn hàng hóa một cách tức thời mà không cần thiết phải đến những trụ sở, xƣởng sản xuất của doanh nghiệp…, việc cung cấp các dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng nhƣ hƣớng dẫn sử dụng, giải đáp thắc mắc về sản phẩm, thông tin các chƣơng trình chăm sóc khách hàng…, cũng đƣợc sử dụng qua phƣơng tiện điện tử.

(iv)Thu nhập đƣợc nhiều thông tin: Khi tham gia vào môi trƣờng thƣơng mại điện tử toàn cầu, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với nguồn thông tin đa dạng, thu thập đƣợc nhiều tin tức về thị trƣờng, đối tác, tạo dựng và củng cố mối quan hệ bạn hàng. Với lƣợng thông tin phong phú ấy, doanh nghiệp có thể xây dựng nên chiến lƣợc kinh doanh phù hợp để tối ƣu hóa hiệu quả kinh doanh. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi phải cạnh tranh một cách bình đẳng với doanh nghiệp nƣớc ngoài.

Thứ hai, đối với ngƣời tiêu dùng

Thƣơng mại điện tử không chỉ đem lại lợi ích ứng dụng mà còn có thể tạo nên những tiện ích to lớn cho ngƣời tiêu dùng. Thƣơng mại điện tử cho phép ngƣời tiêu _____________________

13. Trung tâm thông tin thƣơng mại, Bộ Thƣơng mại(2006), Thƣơng mại điện tử dành cho doanh nghiệp, NXB Lao động Xã hội.

27

dùng có nhiều lựa chọn về các sản phẩm, dịch vụ mà mình có nhu cầu khi thông tin về sản phẩm cần mua đa dạng, phong phú cũng nhƣ có nhiều sự lựa chọn, so sánh về giá cả hàng hóa, dịch vụ và nhà cung cấp. Đặc biệt, thƣơng mại điện tử đã cho phép ngƣời tiêu dùng mua hàng ở bất kỳ nơi đâu, vào bất kỳ lúc nào và với bất kỳ nhà cung cấp nào trên thế giới mà không bị hạn chế nào về không gian và thời gian mua sắm.

Đối với các sản phẩm có thể số hóa nhƣ hình ảnh, nhạc, phim, sách điện tử, phần mềm…, thì việc giao hàng đƣợc thực hiện ngay sau khi thanh toán thông qua Internet hoặc ngƣời tiêu dùng vừa có thể tham gia mua bán hàng trực tuyến trên các sàn C2C.

Thứ ba, đối với xã hội

Thƣơng mại điện tử ra đời và phát triển theo những thay đổi trong quá trình hoạt động kinh tế và xã hội. Với các hoạt động trực tuyến, thƣơng mại điện tử tạo ra môi trƣờng làm việc, mua sắm, giao dịch từ xa…, giảm thiểu việc đi lại, thuê trụ sở văn phòng, tiết kiệm các nguồn tài nguyên và hạn chế ô nhiễm môi trƣờng cũng nhƣ hạn chế những tai nạn có thể xảy ra trong quá trình di chuyển của con ngƣời.

Thƣơng mại điện tử cũng góp phần nâng cao chất lƣợng sống của con ngƣời. Nhƣ đã trình bày ở phần trên, thƣơng mại điện tử giúp ngƣời tiêu dùng dễ dàng lựa chọn những loại hàng hóa đáp ứng nhu cầu của bản thân, bởi vì họ có thể truy cập thông tin đa chiều về hàng hóa, dịch vụ mà họ định mua. Hơn thế nữa, họ cũng dễ dàng tiếp cận nhiều nhà cung cấp khác nhau để có thể so sánh giá cả từ đó quyết định lựa chọn hàng hóa, dịch vụ rẻ hơn nhƣng vẫn bảo đảm chất lƣợng.

Đối với quốc gia đang phát triển thì thƣơng mại điện tử tạo điều kiện để các quốc gia này có thể dễ dàng trong việc tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ từ các nƣớc phát triển. Đồng thời các quốc gia đang phát triển cũng dễ dàng học tập các kinh nghiệm, kỹ thuật của các quốc gia phát triển và vận dụng hợp lý vào đất nƣớc mình, góp phần nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa nƣớc phát triển và các quốc gia đang phát triển.

Thƣơng mại điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ công nhƣ giáo dục, y tế, cấp phép qua mạng…, đƣợc thực hiện với chi phí thấp hơn,

28

thuận tiện hơn, tạo ra những động lực cải cách mạnh mẽ cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc để theo kịp sự phát triển chung của xã hội.

Mặc dù ứng dụng thƣơng mại điện tử sẽ tạo ra những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, cá nhân, xã hội nhƣng việc ứng dụng nó vẫn phải đối mặt nhiều thách thức nhƣ về độ an toàn, rủi ro, rào cản thƣơng mại truyền thống… Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò của thƣơng mại điện tử đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội, mang lại những lợi ích to lớn cho đời sống và sự phát triển của con ngƣời trong thời đại hiện nay.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)