Xuất giải pháp nhằm tăng doanh thu tại công ty CP may Sơn Hà

Một phần của tài liệu Phân tích doanh thu tại Công ty CP may Sơn Hà (Trang 55 - 61)

- Trong đó: chi phí đi vay 260.595.540 260.595

CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG DOANH THU TẠI CÔNG TY CP MAY SƠN HÀ

3.2.1. xuất giải pháp nhằm tăng doanh thu tại công ty CP may Sơn Hà

Từ kết quả phân tích và thực tế quan sát tại công ty em xin đưa ra một số giải pháp nhằm tăng doanh thu cho công ty trong thời gian tới như sau:

3.2.1.1. Giải pháp 1: “Chiến lược khách hàng phải được ưu tiên hàng đầu” * Lý do đưa ra giải pháp:

+ Khách hàng là vấn đề sống còn trong môi trường cạnh tranh. Sự tín nhiệm của khách hàng đôi khi là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm đó đạt được do biết thoả mãn một cách tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

+ Do tình hình kinh tế thế giới suy thoái các đơn hàng giảm nhiều, giá giảm.mức độ cạnh tranh giữa các DN trong ngành gay gắt. Vì vậy muốn giữ vững được lòng tin từ khách hàng trong chiến lược này thì vấn đề quan trọng nhất là phải đảm bảo được yêu cầu về chất lượng và tiến độ giao hàng cực kỳ khắt khe của khách hàng.

* Nội dung giải pháp:

+ Công ty cần lập bảng phân loại khách hàng hịên tại cũng như khách hàng tương lai. Các thông tin thu được từ bảng này là cơ sở định hướng cho việc hoạch định kế hoạch.

+ Công ty cần có những hoạt động chăm sóc khách hàng cụ thể, tăng cường giao lưu với khách hàng, biến khách hàng thành “bạn hàng”.Công ty cần thực hiện tốt chức năng kinh doanh của mình, vượt qua các lần khách kiểm nhà máy. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định tới công ăn việc làm và đời sống của cán bộ công nhân lao động của công ty.

* Điều kiện thực hiện:

Tất cả các phòng ban, cán bộ, công nhân đều phải hiểu và thực hiện chiến lược hướng tới khách hàng bằng những hành động cụ thể: Niềm nở chào hỏi khách, lắng nghe khách hàng, nếu có ý kiến khác với khách hàng thì phải có phương pháp chứng minh bằng thực tế phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng về may mẫu, nhảy mẫu, lấy mẫu, cân đối vật tư, báo thiếu vật tư, làm chứng từ hàng xuất , kể cả có khách hàng vô lý. Đặc biệt hiện nay công ty có nhiều nhân viên mới, các phòng ban cần có sự đào tạo về vấn đề này.

3.2.1.2. Giải pháp 2: “Tổ chức áp dụng chiến lược Marketing và hoạt động nghiên cứu thị trường”.

* Lý do đưa ra giải pháp:

Do công ty CP may Sơn Hà chưa có riêng một bộ phận chuyên về nghiên cứu thị trường nên hoạt động này chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao trong kế hoạch tăng DT của công ty thời gian vừa qua. Trước khi đi vào hoạt động kinh doanh, nhà quản lý doanh nghiệp nào cũng phải tiến hành công việc đầu tiên đó là tìm hiểu, nghiên cứu khách hàng, thị trường xem thị trường đang cần gì để mà cung cấp và thực hiện phương châm: “Cung cấp cái thị trường cần chứ không chỉ cung cấp cái doanh nghiệp có”. Cho đến khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh thì các công ty vẫn phải tiếp tục nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các khách hàng nhằm đảm bảo cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa cũng như hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, điều tra, nghiên cứu thị trường có vai trò quan trọng đối với công ty ngay từ khi bắt đầu đi vào hoạt động và trong suốt quá trình kinh doanh, đòi hỏi DN cần chú ý.

* Nội dung của giải pháp:

Hiện nay, ở các công ty lớn, công tác này chủ yếu do phòng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đảm nhận kết hợp với các thông tin đơn đặt hàng từ các khách hàng cung cấp, còn ở các công ty nhỏ thì công tác này có thể được thực hiện bởi phòng kinh doanh hay phòng kế toán. Do công ty kinh doanh xuất khẩu là chủ yếu nên các hoạt động marketing và hoạt động nghiên cứu thị trường do phòng kinh doanh XNK đảm nhiệm.

Hơn nữa thị trường của công ty rất rộng và có cả những thị trường khó tính như Mỹ, EU…do đó việc điều tra nghiên cứu thị trường đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực marketing. Đặc biệt là việc thu thập các thông tin phản hồi từ phía khách hàng về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty, cũng như tìm hiểu về các thông tin đó của đối thủ cạnh tranh.

* điều kiện thực hiện:

Để có thể làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, hàng năm công ty cần phải lập kế hoạch, đưa ra các chương trình xúc tiến bán hàng, xác định mục tiêu cụ thể, phương hướng hoạt động kinh doanh, chuẩn bị nhân sự, dự trù ngân sách và tiến hành đánh giá kết quả công tác nghiên cứu thị trường.

3.2.1.3. Giải pháp 3: “Đặc biệt chú trọng trong công tác quản lý và đào tạo” * Lý do đưa ra giải pháp:

+ Tay nghề lao động của công nhân công ty được nâng cao sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, vì chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng để xác định tính cạnh tranh của công ty trước đối thủ trong ngành.

+ Công ty cũng cần nâng cao chất lượng của ban quản lý sản xuất tại các phân xưởng và đội ngũ thiết kế của công ty. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty chỉ cần trong hệ thống quản lý yếu ở một số vị trí không đảm đương được công việc thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động của DN, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn doanh thu và uy tín của DN. Mặt khác hiện nay công ty CP may Sơn Hà đã mở thêm chi nhánh bên Phú Thọ và đang đi vào hoạt động. vì vậy công ty phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề đào tạo nhân viên mới nhanh chóng cho kịp tiến độ hoạt động của DN.

* Nội dung giải pháp:

+ Công ty cần kiên quyết với những cá nhân yếu kém chây lười và sự bao che của cấp trưởng. Duy trì cải tiến công tác thi đua, tăng cường vai trò và hiệu lực của công tác thanh tra.

+ Công ty cần phải không ngừng nâng cao tay nghề cho người lao động trong công ty, tiếp tục đào tạo, nâng cao hơn nữa trình độ lao động cho người công nhân, cho cán bộ quản lý trong từng phân xưởng, từng phòng ban.

* Điều kiện thực hiện:

+ Mở rộng phân quyền cho các phân xưởng, nâng cao tính chủ động của các cấp trưởng. Từng cá nhân từng đơn vị đảm bảo tự giác thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình triển khai công việc của mình khắc phục tính ỷ lại, né tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.

+ Tổ chức thực hiện tốt việc đào tạo cán bộ ở các phòng cho nhân viên mới, tự đào tạo lại cnh ở các tổ. Kiên quyết loại bỏ khỏi hệ thống những cá nhân quản lý yếu kém.

3.2.1.4. Giải pháp 4: “Chú trọng công tác phân tích thị trường, phân tích vị thế công ty trên thị trường”.

* Lý do đưa ra giải pháp:

Thị trường xuất khẩu của công ty CP may Sơn Hà bao gồm những thị trường rộng lớn, đông dân cư như thị trường Mỹ, thị trường EU, thị trường Nhật Bản… Mỗi thị trường đều có những đặc tính về tiêu dùng và những tiềm năng khác nhau trong quan hệ mua bán. Mà hiện tại công tác phân tích thị trường của công ty còn nhiều yếu kém, làm bỏ lỡ đi nhiều cơ hội trong việc ký kết hợp đồng với đối tác khách hàng lớn. Vì vậy công ty cần chú trọng công tác phân tích thị trường hơn nữa để khẳng định vị thế thương hiệu công ty, gia tăng doanh thu xuất khẩu hàng năm.

* Nội dung của giải pháp:

+ Công ty cần xây dựng một bộ phận riêng có chuyên môn về marketing, nghiên cứu và phân tích thị trường. Luôn đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về thị trường, đối tác kinh doanh…cho ban lãnh đạo công ty để có những chiến lược thích hợp, kịp thời nắm bắt cơ hội làm việc với các đối tác quốc tế. nâng cao vị thế công ty trên thị trường quốc tế.

+ Phân tích thường xuyên từng thị trường để thấy sự biến động tăng giảm trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty, nắm bắt được sự thay đổi theo thời gian trong thị hiếu và nhu cầu người tiêu dùng

+ Bộ phận thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu phân tích thị trường tăng cường quảng bá thương hiệu doanh nghiệp và sản phẩm dệt may trên internet, đẩy mạnh thương hiệu điện tử trong kinh doanh dệt may. Đa dạng hóa và tranh thủ các hình thức hợp tác quốc tế để quảng bá thương hiệu bên cạnh việc nâng cao năng lực thiết kế, chất lượng sản phẩm, tổ chức các kênh phân phối, tiêu thụ một cách có hệ thống.

+ Trên trang web của công ty cần mô tả về sản phẩm dệt may bao gồm giá cả, thời gian giao hàng, phương thức giao hàng. Mô tả và thuyết minh về chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã…nhằm truyền tải thông tin cho các thị trường đã được phân tích trước đó.

3.2.1.5. Giải pháp 5: “Xây dựng và hoàn thiện chiến lược và kế hoạch tiêu thụ hàng hóa sản phẩm”.

* Lý do đưa ra giải pháp:

+ Việc xây dựng chiến lược và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, thị trường cụ thể giúp công ty có những chính sách đúng đắn, sự ứng biến kịp thời với những sự biến đổi trên thị trường và những động thái của đối thủ cạnh tranh.

+ Tốc độ tăng doanh thu bình quân của công ty chỉ tăng vượt kế hoạch hơn 6% qua các năm 2008- 2012, thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh trong ngành. Những mặt hàng chủ yếu có tốc độ tăng còn thấp, vì vậy cần có các giải pháp để tăng doanh thu bán hàng của từng mặt hàng.

* Nội dung của giải pháp:

Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cụ thể:

+ Về công tác tổ chức tiêu thụ: Cần tránh tình trạng tổ chức cây tiêu thụ cồng kềnh, rắc rối, khó kiểm soát thông tin và chi phí trung gian quá cao sẽ trực tiếp làm mất hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm và doanh thu của Công ty.

+ Ngoài chiến lược đa dạng hóa mặt hàng tiêu thụ, công ty có thể thực hiện chiến lược khác biệt hóa mặt hàng tiêu thụ nhằm tung ra thị trường một loại áo jile hoặc quần âu theo phong cách hiện đại kết hợp với phong cách truyền thống, khác biệt hẳn với những mặt hàng công ty đã từng cung cấp ra thị trường các nước.

+ Tổ chức khai thác tốt nguồn hàng, nguồn cung ứng đầu vào cho công ty như doanh nghiệp cần phải tạo các mối quan hệ thân thiện đối với các nhà cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất cho mình, đồng thời doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn cung cấp với giá rẻ, đa dạng hoá nguồn hàng và nguồn cung cấp để có được nguồn hàng và nguồn cung cấp đầu vào ổn định có chất lượng.

* Điều kiện thực hiện:

+ Để thực hiện được giải pháp này, đòi hỏi công ty phải dự kiến xây dựng các phương án tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho từng điều kiện, từng tình huống cụ thể. Như vậy, khi có tình huống xảy ra bất ngờ thì công ty đã có sẵn các phương án để kịp thời thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có hiệu quả cao nhất trong từng trường hợp cụ thể. Các phương án dự kiến cần xây dựng là: giá cả, khối lượng, Phương án về kênh tiêu thụ, hoạt động xúc tiến cho hoạt động tiêu thụ.

+ Trong những năm qua, công ty đã thực hiện tương đối tốt công tác xây dựng chiến lược và hoàn thiện các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Trong thời gian tới, công ty cần phải thực hiện tốt hơn nữa công tác này cụ thể cho từng tháng, quý, năm.

3.2.1.6. Giải pháp 6: “ Hoàn thiện công tác phân tích doanh thu tại công ty” * Lý do đưa ra giải pháp:

+ Do công việc phân tích doanh thu tại công ty là do kế toán viên thực hiện và tính toán nên còn hạn chế về năng lực chuyên môn phân tích. Vậy nên hiệu quả của các thông tin có được từ việc phân tích đối với việc ra quyết định của các nhà quản lý chưa cao, chưa thể hiện rõ rệt.

+ Công ty tiến hành phân tích định kỳ hàng năm tuy nhiên việc thống kê dừng lại ở việc so sánh tăng (giảm) doanh thu so với năm trước, đánh giá xem mặt hàng nào tăng, giảm, không đổi để điều chỉnh kế hoạch cho năm sau.

+ Công ty không tiến hành phân tích thường xuyên sẽ không biết được tình hình thực hiện kế hoạch của công ty như thế nào nên các phương án điều chỉnh đưa ra còn chậm trễ.

+ Công ty cần xây dựng một phòng ban dành cho bộ phận phân tích kinh tế riêng, đào tạo tuyển dụng nhân viên có năng lực chuyên môn về phân tích.

+ Ngoài việc phân tích định kỳ hàng năm, công ty cần tổ chức phân tích thường xuyên nhằm đánh giá đúng tình hình, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, phát hiện những lãng phí thiệt hại đã xảy ra, những việc làm không có hiệu quả, những nhân tố ảnh hưởng trong sản xuất kinh doanh để tìm ra những biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả kinh tế góp phần tăng doanh thu cũng như lợi nhuận của cty.

* Điều kiện thực hiện:

+ Bộ phận làm nhiệm vụ phân tích doanh thu tại công ty cần chú trọng từ khâu phân tích đúng hướng, xây dựng kế hoạch đến khâu thực hiện kế hoạch.

+ Luôn theo sát quá trình thực hiện để có những phương án điều chỉnh kịp thời trong từng trường hợp để đảm bảo nguồn thu cho công ty liên tiếp trong định kỳ hàng năm. + Hàng tháng, hàng quý bộ phận phân tích kinh tế DN cần lập các báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, nguồn thu đầu vào và chi phí đầu ra cho ban lãnh đạo công ty để có biện pháp xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu Phân tích doanh thu tại Công ty CP may Sơn Hà (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w