- Trong đó: chi phí đi vay 260.595.540 260.595
CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG DOANH THU TẠI CÔNG TY CP MAY SƠN HÀ
3.1.2. Những mặt còn hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được công ty cũng có không ít những vấn đề tồn tại, những khó khăn, những tác động bất lợi từ bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp khiến cho việc kinh doanh của công ty bị chững lại.
Doanh thu của doanh nghiệp qua các năm đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu năm 2008 – 2012 không đều. Doanh thu tăng lên nhưng tốc độ phát triển liên hoàn lại giảm. So với năm 2008 thì doanh thu của năm 2009 tăng lên 51,63% nhưng năm 2010 so với năm 2009 đã giảm mạnh xuống chỉ còn 18,71%. Năm 2011 so với 2010 chỉ còn 8,04%; nhưng đến năm 2012 do có thêm hàng FOB nên doanh thu tăng lên mức 123,86%.Vậy nguyên nhân do đâu lại dẫn đến tình trạng này? Qua quá trình điều tra và phân tích cho thấy:
- Doanh thu của công ty tăng giảm chủ yếu do ảnh hưởng của nhân tố số lượng thành phẩm xuất khẩu.Vì vậy số lượng thành phẩm được sản xuất ra bao nhiêu có tính quyết
định đến việc đáp ứng các đơn đặt hàng từ khách hàng. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất kinh doanh còn gặp phải một số vấn đề như:
+ Do vị trí của công ty nằm xa so với nguồn nguyên liệu nên việc vận chuyển gặp nhiều khó khăn.
+ Do đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất chủ yếu là nữ nên công ty gặp một số khó khăn như công nhân nghỉ đẻ, ốm đau gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của DN + Bên cạnh đó trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty may xuất khẩu nên sự cạnh tranh diễn ra gay gắt, do đó đòi hỏi nhiều công nhân và người quản lý phải có trình độ tay nghề cao. Nhưng công nhân còn hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ quản lý trong công ty còn thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
- Công ty chưa có riêng một bộ phận chuyên về marketing và nghiên cứu thị trường. công tác này ở công ty còn nhiều yếu kém, chưa chủ động trong việc tìm kiếm đối tác mà chủ yếu do các bạn hàng tìm đến công ty đặt hàng. Đây là một điểm yếu cần được công ty khắc phục nhanh chóng nhằm tìm kiếm thêm đối tác và dự báo nhu cầu thị trường.
- Đối với công tác phân tích doanh thu của công ty: Tuy công ty đã nhận biết được tầm quan trọng nhưng trong quá trình thực hiện công tác này vẫn chưa được chú trọng nhiều.
+ Do công việc phân tích doanh thu tại công ty là do kế toán viên thực hiện và tính toán nên còn hạn chế về năng lực chuyên môn phân tích. Vậy nên hiệu quả của các thông tin có được việc phân tích đối với việc ra quyết định của các nhà quản lý chưa cao, chưa thể hiện rõ rệt.
+ Công ty tiến hành phân tích định kỳ hàng năm tuy nhiên việc thống kê dừng lại ở việc so sánh tăng (giảm) doanh thu so với năm trước, đánh giá xem mặt hàng nào tăng, giảm, không đổi để điều chỉnh kế hoạch cho năm sau. Vì thế công ty chưa tiến hành phân tích doanh thu so sánh với ngành để xây dựng kế hoạch doanh thu cho năm tới. + Không tiến hành phân tích thường xuyên sẽ không biết được tình hình thực hiện kế hoạch của công ty như thế nào nên các phương án điều chỉnh đưa ra còn chậm trễ. Vì
vậy để thực hiện kế hoạch doanh thu tốt cần chú trọng từ khâu phân tích đúng hướng, xây dựng kế hoạch đến khâu thực hiện kế hoạch, luôn theo sát quá trình thực hiện để có những phương án điều chỉnh cho từng trường hợp.