Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích doanh thu tại công ty CP may Sơn Hà

Một phần của tài liệu Phân tích doanh thu tại Công ty CP may Sơn Hà (Trang 30 - 36)

- Trong đó: chi phí đi vay 260.595.540 260.595

16. Tỷ lệ LN/DT (%)(15/1) 13,02 13,74 0,

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích doanh thu tại công ty CP may Sơn Hà

Nhật bản… góp phần làm tăng doanh thu chung của toàn công ty.

Bên cạnh đó qua phân tích trên ta cũng thấy được lợi nhuận của công ty tăng chủ yếu do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng. Điều đó chứng tỏ sản phẩm của Công ty luôn đạt chất lượng có uy tín với khách hàng và được thị trường chấp nhận, tín nhiệm. Đây cũng là điểm mốc đánh dấu sự tồn tại và phát triển của Công ty trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Tuy nhiên tỷ lệ LN/DT năm 2012 so với năm 2011 chỉ tăng 0,72%. Điều này chứng tỏ việc tăng doanh thu làm cho lợi nhuận tăng chậm hơn. Vì vậy có thể nói rằng việc tăng doanh thu của công ty chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao. DN cần có những giải pháp chiến lược phù hợp để khắc phục.

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích doanh thu tại công ty CP may Sơn

2.1.2.1. Môi trường ngành * Đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong phương thức gia công hàng may mặc là các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kong, Philippin… Đây là những quốc gia có ngành công nghiệp dệt may rất phát triển, mà trong đó Trung Quốc là đối thủ đáng gờm nhất ( hiện nay Trung Quốc chiếm 30% thị phần dệt may thế giới và ngày càng có xu hướng tăng nhanh). Trung Quốc không những đã đe dọa ngành công nghiệp dệt may các nước nhập khẩu lớn mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều nước xuất khẩu dệt may khác, trong đó có Việt

Nam nói chung và đối với công ty CP may Sơn Hà là công ty chuyên gia công hàng xuất khẩu nói riêng.

Bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp còn cạnh tranh gay gắt với nhau trên thị trường nội địa để giành những hợp đồng gia công xuất khẩu, giành quota để vào các thị trường hạn ngạch, nhất là giữa các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, làm cho giá gia công ngày càng giảm. Đây là một thực tại đáng lo ngại cho công ty sản xuất gia công hàng may mặc vì khi giá gia công giảm thì hoạt động gia công sẽ không có tính hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều công ty trong nước và nước ngoài sản xuất kinh doanh cùng mặt hàng may mặc với công ty CP may Sơn Hà như: Công ty may Việt Tiến; Công ty may Thái Nguyên; Công ty may Sông Hồng; Công ty may 10…. Đều là những công ty may lâu năm và có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Điều đó đặt ra áp lực lớn đối với công ty CP may Sơn Hà cần phải có những chiến lược kinh doanh hợp lý ngay từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ thành phẩm đạt hiệu quả mới có thể gia tăng doanh thu hàng năm và khẳng định thương hiệu của mình trước những đối thủ như vậy được.

* Nhà cung cấp:

Hoạt động chính của công ty CP may Sơn Hà là gia công nên nguyên phụ liệu chính phần lớn nhập từ nước ngoài vào. Nguồn vật tư của công ty chủ yếu do bên đặt gia công cung cấp, còn công ty chỉ cung cấp những phụ liệu trong quá trình sản xuất và tiêu thụ như các loại thùng hộp, kim, chỉ may, túi nilon,…do công ty nhập từ các nguồn trong nước bao gồm các công ty giấy và bao bì Hà Nội, chi nhánh công ty vải sợi Nghĩa Hưng, công ty Phương Đông…và một số công ty vừa là đối thủ cạnh tranh vừa là nhà cung cấp như công ty may Sông Hồng, công ty may Việt Tiến,…

Như vậy, nguồn vật tư phục vụ cho hoạt động gia công của công ty chủ yếu do nước ngoài cung cấp. Nguồn nguyên liệu chính do bên đặt gia công cung cấp trung bình chiếm 40% - 60% nguồn nguyên liệu sản xuất. Có điều này là do bên đặt gia công chưa tin tưởng hoàn toàn vào chất lượng nguyên liệu chính mà công ty cung cấp. Bên cạnh đó sự yếu kém trong thị trường nguyên phụ liệu của nước ta cũng chính là khó khăn cho công ty khi cung cấp các nguyên liệu này.

* Khách hàng:

Lựa chọn khách hàng đặt gia công là khâu đầu tiên trong hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty. Trong quá trình lựa chọn bên đặt gia công, các cán bộ bên marketing đóng vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu thị trường.

Việc tìm đối tác gia công của công ty chủ yếu dựa vào việc tham gia vào hội chợ trong nước và quốc tế. khách hàng thông qua hội chợ này biết tới công ty và tự tìm đến với công ty thiết lập quan hệ làm ăn. Trong tất cả các đơn đặt hàng gia công của công ty thì số hợp đồng mà bên đối tác tìm đến chiếm 90% tổng số hợp đồng. Khách hàng chính là người trả lương cho doanh nghiệp.Vì vậy bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động đều phải đưa ra những chiến lược khách hàng đặt lên hàng đầu.Vấn đề quan trọng nhất là phải đảm bảo được yêu cầu về chất lượng và tiến độ giao hàng cực kỳ khắt khe của khách hàng.

2.1.2.2. Môi trường vĩ mô * Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN thông qua các vấn đề như: tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp.... Các vấn đề này ảnh hưởng một cách gián tiếp tới việc mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.

+ Trong những năm vừa qua, do cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của rất nhiều nước trên thế giới và khu vực. Trong đó nước ta cũng chịu ảnh hưởng rất nặng nề và hậu quả là lạm phát ngày càng tăng. Lạm phát tăng mạnh khiến giá cả của các mặt hàng đua nhau tăng đã gây không ít khó khăn cho các công ty, trong đó công ty CP may Sơn Hà cũng không phải là ngoại lệ. Điều này đã làm cho lượng hàng hóa tiêu thụ giảm rất nhiều.

+ Khi nền kinh tế tăng trưởng cao, thu nhập của người dân tăng lên, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện thì chi tiêu cho may mặc cũng tăng lên. Người tiêu dùng yêu cầu một sản phẩm không những bền mà phải đẹp và hợp thời trang, lịch sự... Đây chính là lúc gia tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty. *Môi trường chính trị – pháp luật:

Hiện nay, Việt Nam đang được đánh giá là một trong những nước có sự ổn định về chính trị; môi trường luật pháp trong nước đang ngày càng được hoàn thiện để các doanh nghiệp có một hành lang pháp lý lành mạnh, ổn định giúp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được ổn định. Đây là một thuận lợi lớn đới với các DN nói chung và Công ty CP may Sơn Hà nói riêng. Trong những năm gần đây, luật pháp nước ta luôn coi trọng mặt hàng dệt may là mặt hàng phát triển chiến lược của Việt Nam. Chính vì vậy mà luật pháp Việt Nam luôn có những văn bản pháp luật để hướng dẫn và quy định về xuất khẩu, những ưu đãi dành cho các DN dệt may.

Đối với các nguyên phụ liệu của ngành dệt may nhập khẩu từ nước ngoài hoặc mua trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu thì không phải nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Hồ sơ xin Visa đã được giảm bớt nhiều giấy tờ.

Bộ Thương mại đã ra những thông báo mới : Các DN xuất khẩu dệt may số lượng dưới hai mươi tá không cần phải có sự phê duyệt của liên bộ. Đây là một thông báo rất có lợi cho công ty gia công xuất khẩu hàng mẫu cho bạn hàng kiểm tra vì số lượng hàng mẫu thường không lớn, nếu xin đủ giấy phép thì sẽ mất nhiều thời gian, gây kéo dài hợp đồng và tăng thêm chi phí sản xuất…

* Môi trường văn hóa – xã hội:

Môi trường văn hóa xã hội là yếu tố có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển thị trường may mặc. Hàng may mặc không chỉ đơn thuần đáp ứng yêu cầu bảo vệ mà còn phải đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ, nâng cao địa vị xã hội. Đây chính là giá trị văn hóa của sản phẩm may mặc. Sự khác biệt về nhu cầu cũng như các giá trị văn hóa ở các thị trường khác nhau sẽ tạo ra những phong cách thời trang khác nhau, do vậy ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm may của công ty. Bên cạnh đó, ngành may mặc là một ngành ảnh hưởng rất lớn bởi thị hiếu của người tiêu dùng. Vì vậy các sản phẩm may mặc phải đáp ứng được tiêu chí hợp thời trang, đối với từng độ tuổi thì phong cách ăn mặc cũng rất khác nhau. Đây chính là một thách thức lớn đối với công ty vì bộ phận thiết kế của công ty còn yếu, chưa nắm bắt kịp hết các xu hướng thời trang trong nước và trên thế giới.

Môi trường khoa học công nghệ luôn là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tham gia kinh doanh. Ngành may mặc là một ngành đòi hỏi dây truyền công nghệ hiện đại để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật của các bạn hàng lớn trên thế giới. Đối với công ty CP may Sơn hà có nhiều thị trường khách hàng lớn và khó tính như thị trường Mỹ, thị trường EU, thị trường Nhật Bản… Do vậy, muốn xuất khẩu được hàng dệt may của mình sang các thị trường như vậy đòi hỏi công ty cần phải chú trọng đầu tư, đổi mới trnag thiết bị để đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về kỹ thuật của bạn hàng.

Mặt khác, trình độ phát triển khoa học – công nghệ cũng là yếu tố tác động mạnh đến việc gia tăng sức mạnh cạnh tranh của công ty với đối thủ khác trong ngành. Công ty sử dụng nhiều phần mềm thông minh sẽ tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp. Không ngừng nâng cao chất lượng và ứng dụng sự phát triển của khoa học công nghệ vào kinh doanh sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp phát triển.

2.1.2.3. Môi trường bên trong doanh nghiệp * Về con người:

Người lao động là nhân tố quyết định sự sống còn của DN.

+ Về đội ngũ công nhân của DN: Công ty CP may Sơn Hà hoạt động với hình thức may theo dây truyền công nghiệp, tuy nhiên tư thế tác phong làm việc của công nhân chưa công nghiệp, chỉ cần một tổ trong dây truyền nào đó ngừng lại thì toàn bộ phân xưởng đó sẽ bị gián đoạn. Làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện hợp đồng của công ty; giảm doanh thu tiêu thụ và giảm uy tín công ty với khách hàng. Hơn nữa lao động của công ty là lao động phổ thông, người lao động có bằng đaị học, cao đẳng chiểm tỷ lệ ít. Điều đó cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Mặt khác, công nhân ngành may phải làm việc vất vả, thường xuyên phải làm tăng ca, tăng giờ nhưng giá lao động thấp nên họ thường chuyển sang làm ngành khác, gây nên tình trạng không có lao động và phải bỏ thêm nhiều chi phí để đào tạo mới nguồn lao động khác.

+ Về đội ngũ quản lý của DN: là người đào tạo, theo dõi, phân công công việc trực tiếp ở các phân xưởng. Hình tượng và năng lực làm việc của người quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến tác phong làm việc và năng suất lao động của công nhân.

Những cán bộ quản lý yếu kém trong công ty chính là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả kinh doanh công ty bị giảm xuống....

* Cơ cấu mặt hàng và chất lượng sản phẩm:

Cơ cấu mặt hàng có ảnh hưởng tới tốc độ tiêu thụ hàng hóa của DN bởi vì nhu cầu tiêu dùng trên thị trường rất đa dạng và phong phú; còn chất lượng sản phẩm là yếu tố giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng và tạo dựng, giữ gìn chữ tín tốt nhất.

Cơ cấu mặt hàng và chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng đánh giá mức độ cạnh tranh, khẳng định thương hiệu của công ty CP may Sơn Hà với các công ty may khác trong nước và ngoài nước. Mỗi nhóm hàng, mặt hàng có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác nhau trong kinh doanh và quản lý, do đó để đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh đòi hỏi DN cần nghiên cứu và xác định những mặt hàng chủ yếu.

Do xác định được thị trường tiêu thụ chính là Mỹ và thị trường EU nên mặt hàng sản xuất của công ty CP may Sơn Hà chủ yếu là áo Jacket và áo sơ mi. Công ty đa dạng hóa được sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó, công ty luôn đảm bảo về chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng vì vậy mà lượng hàng hóa tiêu thụ ngày càng tăng góp phần tăng doanh số tiêu thụ.

*Chính sách chi trả lương, thưởng và phạt:

Ngay từ đầu năm công ty đã xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn thi đua để người lao động có cơ sở phấn đấu thực hiện trong năm, như tiêu chuẩn đạt danh hiệu lao động giỏi, thưởng đầu truyền, thưởng tuần, thưởng tháng và các tiêu chuẩn thi đua khác. Năm 2011 công ty đã ban hành thêm hình thức thưởng chuyên cần nhằm động viên kịp thời người lao động tích cực tham gia lao động sản xuất.

Ngoài ra mỗi năm công đoàn công ty còn có chính sách cho công nhân viên trong công ty đi tham quan nghỉ mát, công đoàn có chế độ thăm hỏi đối với công nhân viên bị ốm đau, thai sản, cưới xin...

Ngược lại nếu người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao sẽ có hình thức kỷ luật tương ứng như hạ hệ số chuyên cần, giảm tiền lương ngày công,...

Điều này đã góp phần động viên tinh thần làm việc của mọi người, từ đó tạo không khí làm việc tích cực và thoải mái cho mọi người trong công ty, góp phần tăng năng suất lao động.

Một phần của tài liệu Phân tích doanh thu tại Công ty CP may Sơn Hà (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w