Phân tích so sánh các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính so sánh Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC, Công ty cổ phần Tập đoàn HIPT (Trang 73 - 91)

nghiệp

2.2.2.1. Nhóm hệ số về khả năng thanh toán

Bảng 2.9: Hệ số về khả năng thanh toán giai đoạn 2009 - 2011

Công ty

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh FPT 1.61 1.31 1.63 1.17 1.38 0.98 CMC 1.44 1.05 1.34 1.04 1.45 0.93 HIPT 1.76 1.6 3.63 3.37 2.01 1.7

(Nguồn: Báo cáo tài chính FPT, CMC, HIPT giai đoạn 2009 – 2011) Hệ số thanh toán ngắn hạn

65

Hệ số thanh toán ngắn hạn của FPT thay đổi không đáng kể từ 1.61 lần năm 2009 lên 1.63 lần năm 2010 nhƣng giảm nhiều hơn xuống mức 1.38 lần. Sự thay đổi này là do năm 2011 Nợ ngắn hạn tăng tới 11.01% so với năm 2010 trong khi Tài sản ngắn hạn chỉ tăng 4.11% so với năm 2010.

Hệ số thanh toán ngắn hạn của CMC trong giai đoạn 2009 - 2011 cũng có sự thay đổi nhƣng sự thay đổi này không lớn. Năm 2009 hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty là 1.44 lần, sang năm 2010 giảm nhẹ xuống còn 1.34 lần và đến năm 2011 tăng lên đạt 1.45lần.

Hệ số thanh toán ngắn hạn của HIPT tăng lên đáng kể từ năm 2009 đến năm 2010. Năm 2009 hệ số này ở mức 1.76 lần nhƣng đến năm 2010 đã tăng lên 3.63lần. Nguyên nhân của sự gia tăng lớn này là do sang năm 2010, Nợ ngắn hạn giảm tới 20.49% trong khi Tài sản ngắn hạn chỉ giảm nhẹ ở mức 1.72%. Năm 2011 hệ số này có giảm hơn so với năm 2010 còn 2.01 lần do Nợ ngắn hạn tăng mạnh thêm 15% so với năm 2010 nhƣng Tài sản ngắn hạn chỉ tăng rất ít ở mức 0.56% nhƣng hệ số này vẫn ở mức tƣơng đối cao. Tuy nhiên, cần lƣu ý không nên duy trì mức tỷ trọng khá lớn trong tài sản Các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty để tránh tình trạng hiệu quả sử dụng vốn giảm.

Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh của FPT giảm xuống qua các năm từ 2009 – 2011. Hệ số thanh toán nhanh của công ty trong giai đoạn này lần lƣợt là: 1.31 lần; 1.17 lần; 0.98 lần. Hệ số này của công ty giảm xuống do tỷ trọng Hàng tồn kho qua các năm tăng lên nhiều. Mặc dù hệ số thanh toán nhanh năm 2011 nhỏ hơn 1 nhƣng cũng không quá thấp nên công ty vẫn đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của mình.

Cũng giống nhƣ FPT, hệ số thanh toán nhanh của CMC giảm qua các năm trong giai đoạn 2009 – 2011. Hệ số này giảm từ 1.05 lần vào năm 2009 xuống 1.04 lần năm 2010 và 0.93lần năm 2011 nhƣng có thể thấy sự thay đổi

66

này không đáng kể và thể hiện đƣợc khả năng có thể thanh toán nhanh nợ ngắn hạn của công ty.

Hàng tồn kho của HIPT chiếm tỷ trọng không lớn trong Tài sản ngắn hạn cũng nhƣ Tổng tài sản của công ty nên hệ số thanh toán nhanh của công ty cũng không chênh lệch nhiều so với hệ số thanh toán ngắn hạn trong giai đoạn 2009 – 2011. Đồng thời, tỷ trọng hàng tồn kho cũng thay đổi không nhiều. Sự tăng lên của hệ số thanh toán nhanh năm 2011 là so sự giảm mạnh trong nợ ngắn hạn của công ty. Mặc dù hệ số này cũng nhƣ hệ số thanh toán ngắn hạn của HIPT khá cao nhƣng cũng chƣa thể hiện đƣợc khả năng thanh toán nhanh tốt do Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn.

Nhƣ vậy, Hệ số thanh toán ngắn hạn cũng nhƣ Hệ số thanh toán nhanh của các công ty khác nhau và có sự thay đổi riêng qua các năm tuy nhiên có thể thấy nhìn chung các hệ số này trong giai đoạn 2009 – 2011 đều lớn 1 và xấp xỉ 1. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của các công ty khá tốt – một đồng nợ ngắn hạn có thể đƣợc đảm bảo bằng nhiều hơn hoặc gần bằng một đồng tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, cũng không nên duy trì mức Các khoản phải thu ngắn hạn ở mức cao nhƣ ở trƣởng hợp công ty HIPT dẫn đến ứ đọng vốn trong sản xuất kinh doanh.

2.2.2.2. Nhóm hệ số hoạt động

67

Bảng 2.10: Hệ số vòng quay hàng tồn kho giai đoạn 2009 - 2011 Hệ số vòng quay

hàng tồn kho Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

FPT 25.14 19.31 13.35

CMC 6.48 5.43 4.87

HIPT 14.31 16.07 9.6

(Nguồn: Báo cáo tài chính FPT, CMC, HIPT giai đoạn 2009 – 2011)

Hệ số vòng quay hàng tồn kho của FPT giảm mạnh trong thời ba năm qua: Năm 2009 hệ số này là 25.14 lần nhƣng đến năm 2011 chỉ còn 13.35 lần. Nguyên nhân của sự giảm mạnh trong hệ số này là do trong thời gian qua tỷ trọng hàng tồn kho tăng lên mạnh từ 13.72% năm 2009 lên 21.73% năm 2011 trong khi giá vốn hàng bán tăng lên không nhiều. Mặc dù giảm nhƣng hệ số vòng quay hàng tồn kho của công ty vẫn ở mức cao.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho của CMC cũng giảm trong giai đoạn 2009 – 2011 nhƣng sự sụt giảm này không nhiều từ 6.48 lần năm 2009 xuống còn 4.87 lần năm 2011.

Công ty HIPT có sự thay đổi phức tạp hơn trong hệ số vòng quay hàng tồn kho giai đoạn phân tích. Từ năm 2009 đến năm 2010 hệ số này tăng từ 14.31 lần lên 16.07 lần nhƣng sang năm 2011 lại giảm xuống 9.6 lần. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do năm 2010 hàng tồn kho giảm xuống trong khi giá vốn hàng bán tăng lên còn năm 2011 thì ngƣợc lại hàng tồn kho tăng lên trong khi giá vốn hàng bán lại tăng lên.

Có thể thấy hệ số vòng quay hàng tồn kho của ba công ty khá cao trong giai đoạn 2009 – 2011 đặc biệt là hệ số của FPT và HIPT thể hiện số lần hàng tồn kho của các công ty đƣợc bán hết trong năm nhiều và vốn bỏ vào hàng tồn kho không bị ứ đọng.

68

Hệ số vòng quay khoản phải thu

Bảng 2.11: Hệ số vòng quay khoản phải thu giai đoạn 2009 - 2011 Hệ số vòng quay

khoản phải thu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

FPT 15.74 14.34 12.28

CMC 3.39 2.61 2.82

HIPT 2.58 2.81 2.53

(Nguồn: Báo cáo tài chính FPT, CMC, HIPT giai đoạn 2009 – 2011)

Hệ số vòng quay khoản phải thu của FPT có sự giảm sút trong các năm từ 2009 – 2011. Hệ số này giảm từ 15.74 lần vào năm 2009 xuống 12.28 lần năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tốc độ tăng của Doanh thu thuần vào năm 2010 và 2011 thấp hơn tốc độ tăng của Các khoản phải thu từ đó làm giảm giá trị của hệ số này.

Hệ số vòng quay khoản phải thu của CMC và HIPT đều có biến động không nhiều, có giảm một ít trong giai đoạn 2009 – 2011. Tuy nhiên, hệ số này của hai công ty khá thấp do so với Doanh thu thuần giá trị của Các khoản phải thu tƣơng đối lớn.

Mặc dù so với CMC và HIPT hệ số vòng quay khoản phải thu của FPT lớn hơn hẳn nhƣng hệ số này của ba công ty đều có xu hƣớng biến động giảm trong thời gian qua cho thấy tốc độ thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp giảm từ đó ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn của các công ty này.

69

Bảng 2.12: Hệ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định giai đoạn 2009 - 2011 Hệ số hiệu quả sử

dụng tài sản cố định Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

FPT 24.46 22.83 20.78

CMC 11.89 7.7 5.54

HIPT 16.37 15.44 10.57

(Nguồn: Báo cáo tài chính FPT, CMC, HIPT giai đoạn 2009 – 2011)

Nhìn chung, hệ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định của ba công ty đều giảm xuống rõ rệt trong giai đoạn 2009 – 2011. Hệ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định của FPT lần lƣợt ở các năm: 24.46 lần, 22.83 lần, 20.78 lần. Hệ số này của FPT cao do giá trị doanh thu thuần qua các năm khá lớn tuy nhiên hệ số này giảm qua các năm do trong năm 2010 và 2011 tốc độ tăng của tài sản cố định của công ty lớn hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần. Hệ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định giảm khá mạnh đối với hai công ty còn lại, cụ thể: giảm từ 11.89 lần năm 2009 xuống 7.7 lần năm 2010 và xuống 5.54 lần vào năm 2011 đối với CMC và giảm từ 16.37 lần năm 2009 xuống 15.44 lần năm 2010 và xuống còn 10.57 lần năm 2011 đối với HIPT. Trong các năm 2010 và 2011, giá trị tài sản cố định của CMC và HIPT đều tăng lên nhƣng giá trị doanh thu thuần lại giảm xuống.

Hệ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định thể hiện rằng cứ một đồng tài sản cố định đƣa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Do đó, hệ số này của các công ty giảm xuống trong giai đoạn 2009 – 2011 chỉ ra rằng sức sản xuất của tài sản cố định của công ty có sự giảm sút rõ rệt.

Hệ số vòng quay toàn bộ tài sản

70

Hệ số vòng quay

toàn bộ tài sản Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

FPT 3.85 3.66 3.18

CMC 1.57 1.17 1.13

HIPT 1.17 1.13 0.85

(Nguồn: Báo cáo tài chính FPT, CMC, HIPT giai đoạn 2009 – 2011)

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy, một đồng đầu tƣ vào tổng tài sản FPT thu đƣợc lần lƣợt 3.85, 3.66, 3.18 đồng doanh thu thuần qua các năm 2009, 2010 và 2011. Công ty CMC và HIPT có hệ số này thấp hơn. Năm 2009 một đồng đầu tƣ vào tổng tài sản CMC thu đƣợc 1.57 đồng doanh thu thuần còn HIPT thu đƣợc 1.17. Sang năm 2010 CMC thu đƣợc 1.17 đồng doanh thu thuần và HIPT thu đƣợc 1.13 khi đầu tƣ vào một đồng tổng tài sản. Đến năm 2011 thì con số này lại tiếp tục giảm xuống ở mức 1.13 đồng và 0.85 đồng doanh thu thuần lần lƣợt đối với CMC và HIPT khi đầu tƣ một đồng vào tài sản cố định.

Nhƣ vậy, có thể thấy qua sự giảm xuống trong hệ số hiệu quả sử dụng tổng tài sản của các công ty thể hiệu sức sản xuất của tổng tài sản ngày càng giảm xuống trong thời gian qua thậm chí năm 2011 đối với HIPT khi đầu tƣ một đồng vào tổng tài sản thì doanh thu thuần đạt đƣợc chƣa đầy một đồng.

2.2.2.3. Nhóm hệ số đòn bẩy tài chính

71

Bảng 2.14: Hệ số nợ giai đoạn 2009 - 2011

Hệ số nợ Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

FPT 0.64 0.59 0.57

CMC 0.64 0.66 0.59

HIPT 0.46 0.28 0.39

(Nguồn: Báo cáo tài chính FPT, CMC, HIPT giai đoạn 2009 – 2011)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, hệ số nợ của FPT có giảm trong giai đoạn 2009 – 2011. Hệ số này ở mức 0.64 vào năm 2009 đã giảm xuống 0.59 vào năm 2010 và 0.57 vào năm 2011 nguyên nhân là do khoản nợ dài hạn của công ty giảm khá mạnh trong thời gian này. CMC có hệ số nợ tăng từ 0.64 năm 2009 lên 0.66 năm 2010 và giảm xuống 0.59 vào năm 2011. Sự biến động này là do năm 2010 cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của công ty đều tăng còn sang năm 2011 thì các khoản nợ đều giảm xuống. HIPT có hệ số nợ thấp hơn. Nợ của HIPT chiếm không đến 50% so với tổng tài sản. Hệ số nợ của công ty từ 2009 – 2011 lần lƣợt: 0.46, 0.28 và 0.39.

Hệ số nợ của FPT và CMC khá cao và mặc dù có giảm nhƣng không đáng kể thể hiện sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay bên ngoài khá cao. Còn hệ số nợ của HIPT ở mức thấp hơn thể hiện sự độc lập về tài chính của công ty cao hơn, ít phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngoài.

72

Bảng 2.15: Hệ số nợ so với vỗn chủ sở hữu giai đoạn 2009 - 2011 Hệ số nợ so với

VCSH Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

FPT 2.22 1.82 1.54

CMC 1.83 1.99 1.46

HIPT 0.84 0.39 0.64

(Nguồn: Báo cáo tài chính FPT, CMC, HIPT giai đoạn 2009 – 2011)

Sự biến động của hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu trong giai đoạn phân tích của ba công ty khác nhau. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu của FPT năm 2009 khá cao ở mức 2.22 lần, năm 2010 và 2011 hệ số này giảm xuống 1.82 lần và 1.54 lần do nợ phải trả của FPT giảm còn nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu của CMC tăng từ 1.83 lần năm 2009 lên 1.99 lần năm 2010 và giảm xuống 1.46 lần vào năm 2011. Ngƣợc lại, HIPT có hệ số này giảm mạnh 0.84 lần xuống 0.39 lần từ năm 2009 sang năm 2010 và tiếp tục tăng lên rõ rệt mức 0.64 lần năm 2011.

Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu phản ánh cơ cấu tài trợ của doanh nghiệp, thể hiện mức độ đảm bảo đối với chủ nợ bằng vốn của chủ sở hữu. Tỷ số này thƣờng phải nên nhỏ hơn 1 (hay tổng vốn chủ sở hữu phải lớn hơn tổng nợ). Nhƣ vậy, có thể thấy trong giai đoạn này các khoản nợ của FPT và CMC đƣợc đảm bảo bằng vốn của chủ sở hữu rất thấp. Hệ số này của HIPT nhỏ hơn 1 thể đƣợc đƣợc mức độ đảm bảo các khoản nợ bằng vốn chủ sở hữu của công ty này nhƣng sự biến động thất thƣờng của hệ số cũng là điểm công ty cần lƣu ý.

73

Bảng 2.16: Hệ số về khả năng thanh toán lãi tiền vay giai đoạn 2009 - 2011

Hệ số về khả năng thanh

toán lãi tiền vay Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

FPT 16.47 9.49 10.99

CMC 3.85 1.86 1.14

HIPT 9.78 12.74 -13.82

(Nguồn: Báo cáo tài chính FPT, CMC, HIPT giai đoạn 2009 – 2011)

Hệ số về khả năng thanh toán lãi tiền vay của FPT giảm mạnh từ 16.47 lần vào năm 2009 xuống còn 9.49 lần năm 2010 và tăng lên 10.99 lần vào năm tiếp theo. Hệ số về khả năng thanh toán lãi tiền vay của FPT ở mức khá cao qua các năm thể hiện sự đảm bảo thanh toán các khoản lãi tiền vay của công ty cũng nhƣ khả năng sinh lợi của vốn vay tốt. Hệ số này trong thời gian trên có sự biến động nhiều. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do năm 2010 lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của của công ty đạt đƣợc ít hơn so với chi phí vay nợ phải trả còn sang năm 2011 giá trị lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể cùng với việc công ty sử dụng ít nợ hơn kéo theo sự tăng lên trong hệ số về khả năng thanh toán lãi tiền vay.

CMC có hệ số về khả năng thanh toán lãi tiền vay liên tục giảm từ 3.85 lần năm 2009 xuống còn 1.86 lần năm 2010 và 1.14 lần vào năm 2011. Mặc dù tình hình sử dụng nợ của công ty tăng nhẹ vào năm 2010 và giảm vào năm 2011 nhƣng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của CMC giảm mạnh dẫn đến khả năng thanh toán tiền vay của công ty giảm xuống.

HIPT có hệ số về khả năng thanh toán lãi tiền vay khá cao năm 2009 và tăng lên tới 12.74 lần năm 2010 do vào năm 2010 HIPT sử dụng ít nợ hơn rất nhiều so với năm 2009. Tuy nhiên, sang năm 2011, khả năng thanh toán lãi

74

tiền vay của công ty ở mức báo động với mức -13.82 lần mà nguyên nhân chủ yếu là do trong năm này lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm mạnh và âm hơn 26 tỷ đồng.

Hệ số về nợ dài hạn

Bảng 2.17: Hệ số về nợ dài hạn giai đoạn 2009 - 2011

Hệ số về nợ dài hạn Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

FPT 0.39 0.31 0.04

CMC 0.23 0.26 0.18

HIPT 0.11 0.12 0.08

(Nguồn: Báo cáo tài chính FPT, CMC, HIPT giai đoạn 2009 – 2011)

Hệ số về nợ dài năm 2009 là 0.39 lần tức nợ dài hạn chiếm tới 39% trong tổng nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Hệ số này giảm ít xuống 0.31 lần vào năm 2010 do trong năm này nợ dài hạn giảm đồng thời vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính so sánh Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC, Công ty cổ phần Tập đoàn HIPT (Trang 73 - 91)